Phim khỏa thân sau bức màn sắt Liên Xô

Cách mạng Tháng Mười (1917) chứng kiến sự khởi đầu của một kỷ nguyên tự do tình dục, giải phóng, đả phá, đánh sập những gì được xem là đạo đức gia đình do chế độ quân chủ ở Nga để lại. Bộ sậu lãnh đạo Xô Viết, đứng đầu là Lenin tung ra chiêu bài “Cách Mạng Tình Dục”. Mọi người được khuyến khích tự do yêu đương, gia đình một vợ một chồng được xem là cổ hủ, là “mê tín dị đoan xưa cũ mang tính tư bản”, phụ nữ là của chung. “Cách mạng” phải luôn đi đôi cùng một chủ thuyết do đó chính quyền Xô Viết liền đưa ra một lý thuyết đi kèm nhằm hổ trợ cho cuộc “Cách mạng Tình dục” tại đất nước trước đây được xem có một nền văn hóa cao, được gọi là “Lý thuyết Ly Nước” (glas of water – theory). Theo đó, sự thỏa mãn nhu cầu tình dục phải “đơn giản như uống một ly nước”.

Chỉ một thời ngắn sau đó, những con thú động cỡn thả rong được khuyến khích cứ “khát thì uống”, nên đạo đức xã hội, đạo đức gia đình, tình vợ chồng tại Liên Xô trở thành những thứ hàng vứt bỏ. Thanh niên thiếu nữ dành thì giờ, say mê làm tình hơn say mê Cách mạng. Những hậu quả xã hội nẩy sinh như bệnh giang mai lây lan, ước tính khoảng chín triệu trẻ em vô thừa nhận sống lây lất trên đường phố và số phụ nữ bị bỏ rơi tăng lên một cách đáng báo động.

Hoảng hốt vì tình hình “Cách mạng” sớm vượt tầm kiểm soát, Lenin và các nhà lãnh đạo đảng liền thay đổi “lý thuyết cách mạng ly nước” bằng một “lý thuyết cách mạng … nhịn” qua một cuốn sách có tựa đề “Mười hai điều răn tình dục của giai cấp vô sản cách mạng” được xuất bản vào năm 1924, lên án chế độ đa thê và tình dục vô độ, kêu gọi giới trẻ Xô Viết không nên lãng phí năng lượng của họ vào việc thực hiện những mơ tưởng tình dục, nhưng nên cống hiến mình cho cuộc đấu tranh cách mạng nhằm xây dựng một xã hội Cộng Sản vô tưởng. “Cởi” từ Lenin mà “Cột” cũng từ Lenin mà ra.

Kể từ đó, chính quyền Liên Xô để mắt đến tình dục, kiểm duyệt tất cả các loại nghệ thuật văn hóa, đặc biệt là điện ảnh. Chính sách này đã dấy lên truyền thuyết “Không có phim sex ở Liên Xô”. Tuy nhiên, sự thật như thế nào?

Phim ảnh khỏa thân

Trong ngành điện ảnh, nhà đạo diễn Alexander Dovschenko dựng lên cảnh khỏa thân đầu tiên vào năm 1930 tại Liên Xô. Đây là một cảnh trong bộ phim kịch “Earth”. Vị hôn thê của một nông dân theo cách mạng, người đã bị con trai của một địa chủ (kulak) giàu có giết chết. Cô nàng buồn thương chồng sắp cưới đã qua đời, nhớ lại những lúc mặn nồng với người yêu dấy nên nỗi khao khát về tình dục… với những cảnh phim trần trụi và nóng bỏng, say mê mơ tưởng về người chồng đã chết của mình. Những cảnh nóng dù chỉ kéo dài trong bảy phút, mặc dù được lồng trong một bối cảnh đầy tính đấu tranh cách mạng giai cấp nhưng cũng không qua mặt được cái kéo kiểm duyệt. “Earth”, một cuốn phim câm nỗi tiếng không bao giờ được xuất hiện trên màn ảnh tại Liên Xô.

 “Earth” (1930)

Để giảm bớt căng thẳng xã hội, hậu quả của kềm kẹp “chuyên chính vô sản” do Lenin dựng nên và được tên đồ tể Stalin tiếp tục thực hiện, bắt đầu từ cuối những năm 1930 cho đến tận những năm 1960, nhà nước Liên Xô từ từ cho xả van áp suất bằng cách “giả lơ” cho điện ảnh thực hiện các bộ phim có những cảnh khiêu dâm. Không riêng những cảnh khỏa thân mà những cảnh hoạt động tình dục, những nụ hôn dài, cảnh giường chiếu ướt át không còn bị kiểm duyệt. Phim ảnh tại Liên Xô vào thời gian đó được xem là “thoáng” hơn nhiều so với nền điện ảnh tại Mỹ bị bó buộc theo bộ luật đạo đức nghiêm ngặt: Hoàn toàn không có bất kỳ cảnh khỏa thân nào, dù chỉ là bóng gió, hoàn toàn bị cấm.

Một trong những ví dụ sớm nhất kể từ thời “cởi” là bộ phim “Tanja” (1940) do Grigory Aleksandrov đạo diễn, mang tính ý thức hệ đấu tranh giai cấp của công nhân. “Tanja” kể về một cô gái ở nông thôn lần đầu tiên lên thành phố làm Osin cho một gia đình giàu có, nhưng sớm được bạn bè thuyết phục bỏ vào làm việc trong một xưởng dệt. Cô trở thành một nữ chiến sĩ thi đua xuất sắc, nhận Huân chương Lenin trong Điện Kremlin và cuối cùng thực hiện bước nhảy vọt trở thành đại biểu của Xô Viết tối cao. Phim được người dân Liên Xô vào thời đó chào đón nồng nhiệt không hiểu là do cô công nhân ngoan cường hay lại do những cảnh phụ nữ tắm rửa trần truồng, lộ mông vú dưới vòi sen sau cánh cửa kính mờ mờ ảo ảo của nhà máy?

Trong bộ phim truyền hình “The Forty-First” (1956) của Liên Xô được đề cử cho giải Palme D’Or tại Cannes, Pháp vào năm 1957, Grigoriy Chukhrai nhà đạo diễn cũng không quên những cảnh nóng bỏng. Cảnh một cặp vợ chồng trần trụi lộ hàng rõ ràng mông, ngực dù đã được quấn trong một tấm thảm gây lôi cuốn khán giả Liên Xô một thời.

“The Forty-First” (1956)

Cảnh khỏa thân ở những nơi ít ngờ nhất

Trong những bộ phim tình yêu tại Liên Xô, điều không đạo đức nhất mà khán giả có thể thấy là cảnh một người đẹp chết đuối trong chiếc áo ướt đẫm “trong suốt lộ hàng”, hầu như khỏa thân trong bộ phim khoa học giả tưởng “The Amphibian man” vào năm 1962. Bộ phim được cho là phi thường vào thời điểm đó, từ trang phục phức tạp của người đàn ông lưỡng cư, từ hàng chục ngàn hạt sequin lấp lánh, đến những cảnh dưới nước. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đã có những cảnh thân hình lồ lộ của Anastasia Wertinskaya, nữ diễn viên nóng bỏng được xem là một “biểu tượng tình dục” (Sex symbol) của Liên Xô.

Anastasia Wertinskaya trong phim “The Amphibian man” (1962)

Đôi khi những cảnh khiêu dâm dưới vỏ bọc hài kịch được dựng lên để tránh con mắt kiểm duyệt như bộ phim thoát y của Svetlana Svetlitshnaya vào năm 1969, trong bộ phim hài được đánh giá thành công “The Diamond Arm” (1969) đã để lại ấn tượng lâu dài với công chúng.

“The Diamond Arm” (1969)

Một cảnh hài trong phim cổ điển “White Sun of the Desert” (1970) do Vladimir Moty đạo diễn cho thấy cảnh các vũ công múa bụng trong một hậu cung cởi trần, nâng váy và lòi vú để che giấu khuôn mặt của họ khỏi những con mắt nghi ngờ của Hồng quân.

“White Sun of the Desert” (1970)

Một trong những thí dụ cụ thể nhất về “ý đồ” dùng cảnh khỏa thân để câu khán giả của các nhà đạo diễn Liên Xô vào thời đó là cuộn phim “The Dawns Here Are Quiet”, 1972 do Stanislaw Iossifowitsch Rostozki thực hiện. Được xem là một bộ phim chiến tranh đầy kịch tính nhưng lôi cuốn khán giả lại là cảnh phòng tắm hơi hoành tráng với gần một chục nữ diễn viên khỏa thân hấp dẫn nhưng không có tính nghệ thuật.

“The Dawns Here Are Quiet” (1972)

Bắt đầu từ những năm bảy mươi, kiểm duyệt phim ảnh tại Liên Xô được giảm bớt đáng kể. Các nhà làm phim bắt đầu thực hiện những bộ phim với những cảnh khiêu dâm hơn trước đây. Ngoài những cảnh khỏa thân, nay các cảnh giường chiếu bắt đầu xuất hiện tuy nhiên “lằn ranh vạch đỏ” phim tình dục dành cho người lớn (porno) vẫn chưa được vượt qua.

Sang thập niên tám mươi, một cột mốc quan trọng đánh dấu bước nhảy vọt từ núm vú mờ ảo sang cảnh làm tình thực thụ, phá vỡ những điều cấm kỵ trước đây như bộ phim “Little Vera” của đạo diễn Wassili Pitschul vào năm 1988. Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Liên Xô, một cảnh ái ân đã được chiếu trong phim. Điều đó làm cho bộ phim trở nên khét tiếng đạt con số kỷ lục 50 triệu khán giả Liên Xô.

“Little Vera” (1988)

Sự tan rã của Liên Bang Xô Viết vào cuối năm 1991 đã làm thay đổi căn bản xã hội các nước trong Liên bang, đặc biệt tại Nga. Ngành điện ảnh khiêu dâm cũng được hưởng lợi lây. Ngày nay muốn xem một phim thực sự người lớn tại Nga cũng dễ như mua một chai rượu Vodka. Kềm kẹp, kiểm duyệt đã giảm bớt đáng kể. Người dân Nga ngày nay không còn ngu muội như vào năm 1986 dưới thời còn Cộng Sản, như khi một phụ nữ Nga đại diện cho “Ủy ban Phụ nữ Liên Xô” được một người Mỹ hỏi trên một chương trình truyền hình: “Quảng cáo trên TV ở đất nước chúng tôi toàn xoay quanh về sex. Ở nước bà TV có quảng cáo như vậy không?”. Trả lời: “Ồ, chúng tôi không có quan hệ tình dục. Chúng tôi cực lực chống lại.”

Khán giả chỉ còn cách cười ồ lên và tiếng vỗ tay nổ lên như sấm!

Phương Tôn

Tháng 10. 2019

Tham khảo:

Tình yêu tự do”: Một thử nghiệm thất bại của Xô viết

Xã hội Cộng Sản lý tưởng: “Tài sản chung, phụ nữ chung”

Die zwölf sexuellen Gebote des revolutionären Proletariats …

Tanja

The Forty-First (1956)

Gab es Erotikkino in der Sowjetunion?

Der Amphibienmensch

The Dawns Here Are Quiet – Wikipedia

Related posts