Thế rồi một buổi chiều – Tamar Lê

Hồi xưa, khi còn học ở Văn Khoa Saigon, tôi học ít mà mơ mộng thì nhiều. Ngồi trong giảng đường mà tâm trí bay bổng mộ̣t nơi xa thẩm nào đó, và chập chờn hình bóng một giai nhân. Nhưng không phải luôn luôn như vặy. Một hôm ở trong lợ́p khi cô Wesley đang mê say giảng bài Hamlet của Shakespear, tôi say đắm theo từng tiếng nói, lời văn, và ngay cả nụ cười duyên dáng của cô. Rồi mộ̣t ý nghĩ thoáng qua như giấc mộ̣ng lành: Ước gì có ngày tôi được sang thăm thành phố cổ xưa của hoàng tử Hamlet ở Denmark.

Ảo ảnh của tôi ơi! Hãy bay vào vũ trụ
Thế giới này đâu có chỗ cho anh! (ĐTH)

Tôi cứ tưởng giấc mơ sẽ mờ đi theo thời gian, nhưng không phải vậ̣y vì trong cuộc đời, ảo ảnh của ngày qua cũng là ánh bình minh cho ngày tới.

Thế rồi một buổi chiều trên hòn đảo hiền hòa Tasmania, tôi nhận đượ̣c mộ̣t lá thơ của Olivia từ Denmark:

“Thảo ơi, tôi rất ngạc nhiên và mừng khi biết vào tháng tới anh sẽ qua Denmark dự̣ hộ̣i nghi quốc tế. Như vậy là tôi có dịp được gặp anh face-to-face. Viết cho anh cả chục bài luận, chia sẻ chuyện giáo dụ̣c và đời sống với anh cả ngàn lời, vậy mà… chưa bao giờ gặ̣̣p anh. Tôi vừa vui vừa hồi hộ̣p quá anh à. Mong gặ̣p anh.

Thật vậy, tôi có nhiều sinh viên off-campus từ các nước khác. Nói với nhau thì nhiều, nhưng cũng chỉ quen nhau qua hình ảnh tưởng tượng mà thôi. Olivia thì quen thân hơn vì cô ta hay kể cho tôi nghe về thành phố Malmo của Thụy Điển, nơi mà cô ta đang sống và chỉ cách thủ đô Copenhagen của Denmark bằng chiếc cầu.

Thế rồi một buổi chiều, khi chiếc máy bay của British Airways lượ̣̣n đi lượ̣̣n lại trên bầu trời trước khi đáp xuống Denmark, tôi thấy rõ chiếc cầu biên giới The Oresund Bridge và hình dung Olivia đang đứng bên bờ sông mỉm cười vẩy tay chào.

Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Anh đến thăm một chiều 
Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân. (Văn Cao)

Ngày đầu của hội nghi, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ, một phần vì chưa quen với không gian mới của hoàng tử Hamlet, và nhất là hôm nay là ngày mà tim tôi sẽ đập mạnh vì biển khơi dậy sóng trong lòng mình.

Theo lịch trình thì tôi sẽ đọc bài mình tại hội nghị lúc 2 giờ chiều. Có khoảng 1500 giáo sư đại học trên thế giới tham dự, khoảng 15 người đến từ Úc. Tôi ngồi trên hàng đầu và đợi đến 2 giờ thì ‘bước lên sân khấu’, hy vọng là sẽ xuôi buồm thuận gió như cánh diều bay lững lờ trên bầu trời bao la.

Khi chairperson bắt đầu nói vài lời giới thiệu về tôi, bổng dưng tôi thấy một cô bé vội vã bước vào, và mỉm cười vừa vẫy tay chào. Đúng rồi, ‘người đó chính là Olivia’, tôi mỉm cười chào lại.

Sau lời giới thiệu, thay vì bắt đầu đọc bài research của mình trước khán giả, tôi vui vẻ mời Olivia lên đứng cạnh, rồi ngắn gọn giải thích cho khán giả biết ‘người ấy là ai’. Hội nghị̣ thường rất là nghiêm túc, vậy mà tôi dám đem chuyện ‘tào lao’ ra chia sẻ với đâng mày râu trong giới võ lâm, trong không khí trang trọ̣ng này. ‘Education is too serious to be taken seriously,’ tôi nghe tiếng nói từ tiềm thức của mình vang vọng.

Đúng như vậy, khán giả thích quá vổ tay rầm rầm, vì đây là một hiện tượng lạ̣ trong diễn đàn giáo dục đại học quốc tế, chắc một phần họ khoái nghe fairy tale. Tôi càng say như người điếc không sợ̣ súng, thì họ càng vui lây… What an extraordinary atmosphere!

Chiều hôm đó, Olivia cùng tôi đón tàu từ ga Copenhagen, Denmark qua ga Malmo của Thụy Điển, hai nước cánh nhau chỉ vỏn vẹn một chiếc cầu. Sau khi ăn cơm chiều, chúng tôi dạ̣o phố Malmo, một thành phố nhỏ nhưng thanh lịch dịu dàng như thành phố Huế thơ mộng của quê hương mình. Sáng hôm sau, Olivia chở tôi đi về những vùng quê để chiêm ngưỡng nét đẹp hiền hòa cổ kính của quê hương nhạ̣c ABBA.

Lúc 3 giờ chiều, Olivia tiễn tôi tại sân ga Malmo. Ga này nhỏ, ít người nhưng thiện cảm. Trên sân ga, chúng tôi nói chuyệ̣n thật lâu vì tàu đến trễ. Cuối cùng tôi phải quyết đoán bảo Olivia về nhà không cần đợ̣i tàu đến, một phần vì tôi hay xao xuyến trong cảnh chia ly giữa con tàu và sân ga. Olivia bước đi mà tâm hồn không ổn vì không muốn để tôi một mình ở sân ga xa lạ này.

Sau khi về lại Tasmania được một tuần, lúc đang ngồi làm việc tại đại học, trước mắt tôi là dòng sông Tamar dịu dàng tắm mình trong nắng xuân. Trong khung cảnh thơ mộng này, tôi nhận được email của Olivia từ Malmo:

“Thao à, chắc là anh đã trở lại Tasmania bình yên, và hy vọng anh tạo được niềm vui mới khi ghé thăm Malmo, thành phố thân yêu của tôi. Anh biết không? Khi ở sân ga, anh hối tôi quay về nhà và để anh ở lại sân ga một mình chờ tàu. Thật ra tôi có về đâu. Sau đó, tôi đi ra cổng ga, nhưng đứng đó im lặng đợi cho đến khi con tàu ‘take you away from Malmo.’

Related posts