Dường như virus Vũ Hán nguy hiểm hơn đối với những nước ủng hộ Trung Quốc

D

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/italy-iran-1-700x366.jpg
Ảnh trái: Đấu trường Colosseum, Rome, Italy (nguồn: Trialsanderrors / wikimedia). Ảnh phải: Lăng mộ Marashy ở thành phố Amol, Iran (nguồn: Mirasir / wikimedia).

Báo Epoch Times ngày 11/3 cho rằng: “Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một đặc điểm là có mối quan hệ chặt chẽ hoặc cùng chung lợi ích với chính quyền Bắc Kinh”.

Từ cuối năm 2019, dịch virus corona chủng mới đã xảy ra tại thành phố Vũ Hán, nằm giữa đất nước Trung Quốc. Trong khi cả thế giới chào đón một năm mới, thì chính quyền Trung Quốc đã chọn cách bưng bít thông tin về cuộc khủng hoảng mới cho đến khi nó không còn có thể che đậy được nữa.

Gần hai tháng sau khi chính quyền Trung Quốc thừa nhận sự bùng phát của dịch và sự tồn tại của virus truyền nhiễm, cuộc khủng hoảng đã lan ra khắp thế giới. Số lượng người nhiễm dịch bên ngoài biên giới Trung Quốc hiện đã lên đến gần trăm ngàn người, với hơn ba nghìn người đã gục ngã vì virus. Thị trường chứng khoán lao dốc khi các chuyên gia cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn cầu. Một loạt các yếu tố đã tạo điều kiện cho sự lây lan nhanh chóng của virus Vũ Hán, được gọi chính thức là SARS-CoV-2 và căn bệnh mà nó gây ra được gọi là COVID-19. Toàn cầu hóa đã đưa các dân tộc trên thế giới tiếp xúc gần với nhau hơn, làm tăng nguy cơ lan tràn của dịch bệnh. 

Nhưng các khu vực khác nhau bị ảnh hưởng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có một giả định cho rằng các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền cộng sản Bắc Kinh.

Khủng hoảng y tế, hiểm họa chính trị

Dưới ảnh hưởng chính trị hoặc kinh tế từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), nhiều thực thể và chính trị gia nước ngoài, bao gồm cả các tổ chức quốc tế đã ủng hộ, nâng đỡ chế độ độc tài nguy hiểm này và nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác không thể kể xiết của chính quyền Bắc Kinh.

Những thập kỷ gần đây đã chứng kiến ​​Trung Quốc mở rộng đáng kể sức mạnh của mình trong các vấn đề kinh tế và địa chính trị. Họ lừa dối thế giới bằng câu chuyện về “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, chế độ này đã dụ dỗ các chính phủ nước ngoài và các công ty quốc tế đầu tư vào Trung Quốc.

Nhưng ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ các nguyên lý tư tưởng của cuộc đấu tranh giai cấp và kiểm soát toàn trị. Trong 30 năm kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn, và sau đó là cuộc đàn áp nhóm người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999 cho đến ngày nay, các cuộc đàn áp tàn nhẫn và có hệ thống đã được thực hiện đối với tất cả các tín ngưỡng và tư tưởng độc lập, làm hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ.

Liên hệ với những vùng địa chính trị từng bị ĐCSTQ dụ dỗ, bản đồ sự lan tràn của đại dịch Vũ Hán làm nổi bật mối nguy hiểm đối với những nước có liên quan với chế độ này.

Bên ngoài Trung Quốc, sự lây lan của COVID-19 là nghiêm trọng nhất ở Ý, Iran và Hàn Quốc. Không phải tất cả các quốc gia này đều nằm gần Trung Quốc, nhưng tất cả họ đều có lợi ích sâu rộng đối với Trung Quốc.

Ý, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc kể từ ngày 10/3/2019, là quốc gia G7 đầu tiên (và duy nhất) ký thỏa thuận với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng. Trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu, Ý cũng đã tìm cách chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc để bán hàng hóa xa xỉ. Nhưng sự bùng phát dịch bệnh hiện nay buộc Rome phải đặt quốc gia này vào tình trạng phong tỏa. Ý đã từng ký kết các thỏa thuận thành phố kết nghĩa với Trung Quốc, trong số đó có các thành phố Milan, Venice và Bergamo, và đây là những khu vực bị virus tấn công mạnh nhất.

Ở Trung Đông, Iran đã chứng kiến ​​sự gia tăng số lượng các ca nhiễm, đặc biệt là đối với các quan chức chính phủ. Chế độ Iran đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc kể từ năm 2016, những mối quan hệ với Bắc Kinh đã bắt đầu từ nhiều năm trước đó. Vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế, Iran đã nhập khẩu nguyên liệu bị cấm vận từ Trung Quốc, đồng thời tiếp tục bán dầu cho Trung Quốc. Nước cộng hòa Hồi giáo này cho phép các chuyến bay Trung Quốc di chuyển đến cuối tháng Hai.

Các cảnh quay được thực hiện bởi người dân Iran gợi nhớ đến thảm kịch diễn ra ở Vũ Hán, các nhân viên y tế làm việc quá sức, bệnh nhân tuyệt vọng và túi đựng xác bệnh nhân nằm trên sàn bệnh viện.

Trong khi các số liệu chính thức được chính quyền Iran công bố cho thấy các trường hợp tử vong và các trường hợp được xác nhận chỉ đứng sau con số của Ý, thì có khả năng quy mô thực sự của dịch vẫn chưa được báo cáo đầy đủ. Xem xét dữ liệu có sẵn, một nhà dịch tễ học được trích dẫn bởi Washington Post ngày 5/3, ước tính rằng số người thực sự bị nhiễm bệnh ở Iran có thể lên tới 28.000, gần gấp năm lần so với các báo cáo của chính quyền.

Ở Hàn Quốc, công chúng ngày càng chỉ trích Tổng thống Moon Jae-in vì đã không cấm khách du lịch Trung Quốc với quy mô lớn mà thay vào đó chỉ cấm nhập cảnh những người du lịch đến từ tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh ở Trung Quốc. Hơn 1,4 triệu người đã ký một bản kiến ​​nghị tới Nhà Xanh của Tổng thống kêu gọi luận tội ông Moon. Văn bản kiến ​​nghị có nội dung: “Xem cách đối phó của Moon Jae-in đối với dịch bệnh, chúng tôi cảm thấy ông là một tổng thống của Trung Quốc hơn là Hàn Quốc.”

Những bài học lịch sử

Mặc dù gần gũi và có kinh doanh rộng khắp với Trung Quốc đại lục, Đài Loan đã chứng kiến ​​một số lượng ca nhiễm tương đối nhỏ. Vào ngày 26/1, Đại học John Hopkins xác định Đài Loan có nguy cơ dịch bệnh cao thứ hai bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ đã chứng minh được tính hiệu quả.

Các quan chức Đài Loan bắt đầu rà soát máy bay và phân loại hành khách vào ngày 31/12/2019, sau khi chính quyền Vũ Hán lần đầu tiên xác nhận vụ dịch. Đầu tháng 2, Đài Loan đã cấm nhập cảnh các công dân nước ngoài đã từng đến Trung Quốc. Tính đến ngày 16/3, chỉ có 59 trường hợp nhiễm virus được xác nhận tại Đài Loan. Hòn đảo tự trị này đã được tổ chức như một mẫu hình để kiểm soát dịch bệnh, mặc dù họ liên tục bị từ chối tham gia vào WHO vốn thân thiện với ĐCSTQ.

Như nhà bình luận về vấn đề Trung Quốc Heng He nói, Đài Loan hiểu rõ về chế độ cộng sản và có thể là quốc gia duy nhất học được những bài học về sự bùng phát SARS năm 2003 bắt đầu ở Trung Quốc.

Tại Hồng Kông, nơi chứng kiến ​​hàng triệu cư dân đứng lên biểu tình trước sự xâm lấn của Bắc Kinh đối với nền tự do và luật pháp của đặc khu hồi năm ngoái, vụ dịch đã bị khuất phục theo cùng một cách.

Ngược lại, Nhật Bản, mặc dù không thật gần về mặt địa lý với Trung Quốc, đã đặt lợi nhuận lên trên sự thận trọng. Với hàng triệu người Trung Quốc đến Nhật Bản để mua sắm và tham quan hàng năm, quốc gia này đã chậm đóng cửa biên giới với các du khách từ đại lục.

Gần đây, ĐCSTQ đã cố gắng tô vẽ cho cách xử lý hà khắc của nó đối với dịch virus corona Vũ Hán như một chiến thắng của hệ thống mệnh lệnh của Đảng. Nhưng sử sách của Trung Quốc luôn tỉnh táo hơn. Trong suốt nhiều thế kỷ, những bệnh dịch và thiên tai khác đã luôn báo hiệu trước sự sụp đổ của các triều đại hủ bại.

Dùng lịch sử làm gương soi, các học giả nghiên cứu Trung Quốc thời cổ đại đã chỉ ra, dường như đại dịch virus corona Vũ Hán là một tai họa liên quan đến ĐCSTQ và 70 năm cai trị tàn bạo của nó. Và ngày nay, thế giới là một cộng đồng kết nối. Bất kỳ quốc gia, cộng đồng hoặc tổ chức nào quá gần gũi với Bắc Kinh và rơi vào sự lừa dối của nó, dường như sẽ nếm trái đắng của sự thân tình này.

Theo Epoch Times
Hương Thảo dịch

Related posts