Chris Dyer
Nguyệt Quang Bảo dịch
Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) đang đối mặt với những lời kêu gọi phải từ chức qua những chỉ trích về đường lối xử lý phản ứng của Trung quốc đối với cuộc khủng hoảng vi trùng corona. Tedros Adhanom Ghebreyesus đang đối diện những lời kêu gọi ngày càng tăng từ các chính trị gia Hoa Kỳ là phải rời khỏi chức vụ vì tin tưởng vào tuyên bố chính thức của chế độ cộng sản đó về quy mô lây lan của căn bệnh này.
Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu trong một cuộc họp báo tháng trước. Ông đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức
Tử vong ở Trung Quốc do coronavirus được công bố chính thức là hơn 3.300, trong khi ở Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 9.600
Thượng nghị sĩ Cộng Hoà Martha McSally nói rằng Dr. Tedros nên từ chức vì vấn đề ‘che đậy Trung Quốc’.
Bà ta nói với Fox News rằng một phần trách nhiệm cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc nằm ở Tổng giám đốc WHO.
McSally khẳng định rằng người Ethiopi 55 tuổi này ‘đã đánh lừa thế giới’ và thậm chí còn ca tụng ‘sự minh bạch’ của Trung quốc trong thời gian phản ứng lại trận dịch vi trùng corona của họ.
Thượng nghị sĩ Martha McSally
Bà nói thêm rằng bà: ‘đã chẳng bao giờ tin một người cộng sản’ và rằng ‘sự che đậy này về con vi trùng xuất phát từ nơi họ đã gây ra những cái chết vô cớ trên khắp nước Mỹ và khắp cả thế giới … Tôi nghĩ Dr. Tedros cần phải rời khỏi vị trí’.
Vị Thượng nghị sĩ đó nói rằng: “Dr.Tedros đã đánh lừa thế giới. Tại một thời điểm, ông ta thậm chí còn ca ngợi Trung Quốc về ‘tính minh bạch của họ trong các nỗ lực đối phó với vi trùng corona’ cho dù cả một núi bằng chứng cho thấy chế độ đó đã giấu kín tính nghiêm trọng của trận dịch bùng nổ đó. Sự đánh lừa này đã cướp đi nhiều mạng sống’.
Vào tháng Hai, khi Trung Quốc tuyên bố 17.238 trường hợp bị lây nhiễm và 361 trường hợp tử vong, Tedros nói là chẳng cần thiết phải áp đặt những biện pháp hạn chế.
Ông ta nói rằng những biện pháp ‘can thiệp một cách không cần thiết vào du hành và mậu dịch quốc tế’ là không cần thiết trong việc cố gắng chặn đứng sự lây lan con vi trùng đó.
Vào hôm 20 tháng Ba, ông ta ca ngợi chế độ Trung Quốc, nói rằng: ‘Hôm qua, lần đầu tiên, Trung Quốc đã tuyên bố không có ca COVID19 nào ở trong nước. Đây là một thành tựu kỳ diệu, điều này tái khẳng định một lần nữa với tất cả chúng ta rằng con vi trùng corona có thể bị đánh bại’.
Trung Quốc đã bị buộc tội về việc làm giảm thiểu đáng kể số trường hợp lây nhiễm vi trùng chính thức của họ, với những ước tính đưa ra con số tử vong của họ có thể lên đến 40.000.
Tính đến thời điểm hiện nay Trung Quốc đã chính thức ghi nhận hơn 81.000 ca nhiễm và 3.300 trường hợp tử vong.
Nhưng các nhà hoạt động ở Vũ Hán, nơi mà trận bùng nổ dịch xuất phát, công bố các nhà quàng đang trao trả 500 lọ hài cốt mỗi ngày, nhiều hơn mức cần thiết cho 2.548 người đã chết theo như chính quyền công bố ở đó vì con coronavirus.
Những dãy hàng dài nối đuôi nhau tại các nhà quàng đã châm ngòi cho sự hoài nghi về những con số của Trung Quốc, dẫn đến những sự khẳng định rằng 42.000 người hoặc hơn ắt hẳn đã chết chỉ riêng ở Vũ Hán.
Quốc gia đó đã ghi nhận 3.331 trường hợp tử vong do vi trùng corona và 81.708 ca lây nhiễm, nhưng nhiều người đã suy đoán rằng con số này còn hơn nhiều và Trung Quốc đang ra sức che đậy cái chân thực tại của sự lan truyền bệnh dịch.
Sự lần lữa và đánh lừa về các xuất xứ của trận bùng phát dịch bệnh đó đã phải trả giá bằng thời gian quý báu – và nhiều ngàn sinh mạng cả ở Trung Quốc lẫn hậu quả là phần còn lại của thế giới.
Sự hoài nghi về những con số của Trung Quốc xoáy cuộn quanh khắp cuộc khủng hoảng, được châm ngòi bởi những nỗ lực chính thức quyết nghiền nát những tin tức xấu trong những ngày đầu và một sự bất tín trong công chúng đối với chính phủ.
Một Bác sĩ lên tiếng cảnh báo, người đầu tiên cảnh tỉnh phần còn lại của thế giới về sự khủng hoảng đang leo thang bên trong tỉnh Vũ Hán, đã bị các giới chức y tế và công an xử phạt.
Bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng), người sau đó đã chết vì con vi trùng đó, bị cả các viên chức y tế lẫn công an triệu tập và bị buộc phải ký một văn bản lên án sự cảnh báo của ông ta là một tin đồn vô căn cứ và phi pháp hồi đầu tháng Giêng.
Hệ thống y tế ở Vũ Hán, thành phố mà ở đó ba phần tư nạn nhân của Trung Quốc đã chết, đã bị quá tải vào đỉnh điểm của trận dịch bùng phát.
Các bệnh viện bị quá tải, bệnh nhân mang triệu chứng bệnh bị trả về nhà và không có đủ các bộ dụng cụ để kiểm tra tất cả mọi người.
Một Bác sĩ không xác định danh tánh nói với Caixin (Tài tân 财新), một tạp chí tiếng Trung, rằng số tử vong đối với những trường hợp khả nghi tại bệnh viện của bác sĩ đó thì cao gần bằng những con số đã được xác nhận qua một khoảng thời gian 20 ngày.
Những người khác thì chết tại nhà trước khi được xét nghiệm, vì các bệnh viện không có đủ giường để tiếp nhận họ.
Trong thời gian đó, vài người ở Trung Quốc đã hỏi trên phương tiện thông tin đại chúng có phải số tử vong được công bố không chính xác vì những lý do đó không.
Những bài đăng đó đều đã bị xoá bỏ, có lẽ đó là những nạn nhân của nạn kiểm duyệt.
Hsu Li Yang, người đứng đầu chương trình bệnh truyền nhiễm tại National University of Singapore, nói rằng: “Con số ca COVID-19 được xác nhận theo quốc gia trông giống như là một bảng ghi giải đấu nhau ác nghiệt và thu hút sự chú ý của nhiều người.
Thế nhưng, điều quan trọng là phải hiểu rằng những con số này – cứ cho là từ Trung Quốc, Ý, Singapore hoặc Hoa Kỳ – tất cả đều không chính xác, và tất cả những con số này đều là những sự đánh giá quá thấp so với những mức độ khác nhau về con số thực sự của các trường hợp bị lây nhiễm.’
Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 337.000 trường hợp bị lây nhiễm và một tổng số hơn 9.600 trường hợp tử vong vì bệnh này.
Thượng nghị sĩ bang Texas, Ted Cruz, cũng tham gia vào các đòi hỏi WHO phải xem xét việc cách chức Tedros.
Phát ngôn nhân của ông ta nói với The Washington Free Beacon rằng: ‘Tổ chức Y tế Thế giới đã dùng sự tổn thất y tế toàn cầu và sự tốn kém cho việc ngăn chặn sự lây lan con vi trùng corona chi trả cho sự cúi đầu ngoan ngoãn trước sau như một của họ trước ý muốn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ việc làm giảm thiểu quy mô của con vi trùng đó cho đến việc loại bỏ Đài Loan một cách có hệ thống ra khỏi tổ chức này.
‘Thượng nghị sĩ Cruz tin rằng WHO đã đánh mất cái uy tín cần thiết để hoạt động hiệu quả, và một sự tái thẩm định về khả năng lãnh đạo của tổ chức này đang được đòi hỏi cấp bách’.
Marco Rubio của Florida cũng đã đòi hỏi Tedros phải chịu trách nhiệm về sự ứng phó của các Tổ chức Phi lợi nhuận đối với trận dịch này.
Vị Thượng nghị sĩ này nói rằng: ‘Một khi đã khống chế được trận dịch này, bộ phận lãnh đạo WHO nên bị buộc phải chịu trách nhiệm. Điều này bao gồm Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đã cho phép Bắc Kinh sử dụng WHO để đánh lừa cả cộng đồng thế giới.
‘Vào lúc này, [Tedros] hoặc là đồng loã hoặc là thiếu năng lực một cách đầy nguy hiểm. Cũng chẳng có cái khả năng báo trước điều gì tốt đẹp cho tương lai của ông ta ở cương vị lãnh đạo của tổ chức trọng đại này cả.’
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp Quốc, tổ chức mẹ của WHO, Nikki Haley, cũng chỉ trích WHO qua những báo cáo trước đây của tổ chức này về con vi trùng đó.
Bà ta viết trên Tweeter: ‘Cái này được WHO đăng lên hôm 14 tháng Giêng’, và rằng WHO ‘không tìm thấy bằng chứng rõ ràng nào về sự lây truyền từ người sang người’ của con vi trùng corona.
‘WHO mắc nợ thế giới một sự giải đáp về lý do tại sao họ tin lời nói của Trung Quốc về điều đó là thật. Do vậy mà đã quá nhiều đau khổ bị gây ra bởi sự xử lý sai lầm thông tin và sự thiếu trách nhiệm giải trình của người Trung Quốc’.
Trận bùng nổ dịch vi trùng corona bắt nguồn từ Trung Quốc hồi cuối năm ngoái, được công bố là tại các chợ bán gia súc tươi sống ở thành phố Vũ Hán. Cuối tuần qua, Trung Quốc đã được tặng cho một vị trí ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bất chấp một hồ sơ dài về những vi phạm nhân quyền. C.D.