Trung tâm của dịch bệnh coronavirus không còn là Ý hay Tân Ban Nhan mà là New York.
Sự hấp dẫn của new York quá lớn, nơi đây đã đặt tượng Nữ Thần Tự Do, là trung tâm tài chánh, chính trị, nghệ thuật của nước Mỹ. Nói đến thị trường chứng khoáng là phải nói tới Wall Street. Mặc dầu Twin Tower không còn nữa nhưng New York vẫn là trung tâm tài chánh của thế giới cho đến tháng Hai vừa qua.
Nhưng không ai có thể nghĩ sẽ có một lúc New York trở thành một “Ghost Town”. Tất cả phải ngừng lại, đó là mệnh lệnh của Thống đốc tiểu bang New York, Andrew Cuomo.
Từ trường học cho đến 100% tất cả những dịch không cần thiết, những show nổi tiếng của thế giới ở Broadway, các nhà hàng, bar, những show trình diễn văn nghệ, hòa nhạc, bảo tàng viện, các sinh hoạt thể thao và còn nhiều nữa… phải hủy bỏ để đương đầu với đại dịch lớn nhất trong lịch sử của thành phố.
Tám mươi mốt ngày trước, Hoa Kỳ chưa có một ca nhiễm nào. Đến chiều thứ Năm 9/4 khoảng nửa triệu người Mỹ bị nhiễm coronavirus và hơn 16,200 người chết.
Ngày nay trung tâm tài chánh của thế giới đang đứng đầu thế giới về số người nhiễm coronavirus, với số người nhiễm lên đến 159,937 và đang gia tăng đến mức kỷ lục, có hơn 10,000 ca mới so với ngày trước. Cho đến nay số người chết lên đến 7067 và đạt kỷ lục 799 người chết chỉ sau một đêm.
Sau nước Mỹ là Ý với 152,446 ca nhiễm, Tây Ban Nha 139,422.
Thành phố New York trở thành trung tâm của dịch bệnh corona, với phân nửa ca nhiễm của nước Mỹ tập trung ở thành phố đông đúc này.
Sự lây lan nhanh đến mức mà nhiều người New York không có đủ thì giờ để nghĩ tới đừng đến chi đến chuẩn bị.
Chỉ vài tuần trước tôi cùng vài người bạn và giám đốc Central Park của thành phố New York còn còn ăn cheese, uống rượu vang vào một buổi Chủ Nhật trời thật đẹp. Lúc đó cả nước Mỹ chỉ có vài người nhiễm coronavirus, và người đầu tiên được phát hiện ở thành phố New York chỉ có 39 ngày trước.
Vào tuần rồi tôi trở lại thành phố, cảnh vật hoàn toàn thay đổi. Tôi trở lại công viên từng đến trước đây nay đã biến thành bệnh viện dã chiến. Chỉ vài giờ sau khi dựng lên đã đầy 68 giường với máy trợ thở. Đó chỉ là một trong rất nhiều bệnh viện dã chiến và nhà xác được dựng lên trong mấy tuần qua ở New York để đương đầu với với bệnh nhân và xác chết.
New York đang trở thành nơi mà mọi người phải sợ hãi. Tất cả các chuyến bay ra-vào đều hủy bỏ ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Du khách biến mất. Bạn có thể tưởng tương 8 triệu người phải sống chen chúc trong một diện tích chỉ có 470 cây số vuông. Cư dân phải sống trong những apartment nhỏ bé, may lắm có một chút sân hoặc balcony. Ngàn triệu người New York mất việc và đang xin tiền trợ cấp của chính phủ.
Hiểm họa bị lây có thể đến bất cứ mọi nơi và bất cứ lúc nào, từ không khí mà người ta hít thở cho đến tất cả các vật dụng đều có thể chứa vi khuẩn. Nó ám ảnh đến mức mọi người sợ không muốn nhắc đến.
Bước ra khỏi các bệnh viện để đi mua những vật cụng cần thiế, bất cứ nơi nào bạn đi đều thấy dấu vết. Những ai không mang khẩu trang trở thành một hiệu tượng lạ. Chỉ cần một cơn ho nhẹ sẽ làm cho mọi người chung quanh không ngần ngại né đi hướng khác. Cảnh sát đi tuần hối thúc mọi người đi nhanh về nhà.
Một bệnh viện dã chiến với ICU (Intensive Care Unit) được dựng ngay chính giữa của công viên Central Park, được dựng lên sáng thứ Ba đến chiều tối đã đầy bệnh nhân.
Chính quyền phải liên tục nhắc nhở người dân là hệ thống y tế của thành phố không có đủ khả năng để chữa trị những người bị nhiễm nhẹ. Thông điệp ngắn ngọn là: chúng tôi không có đủ phương tiện để giúp tất cả mọi người, ngoại trừ những trường hợp nặng.
Hầu hết mọi người đều tuân thủ luật giữ khoảng cách và ở trong nhà. Những chung cư cao tầng có bảng cảnh giác mọi người là thang máy chỉ có một người đi mỗi lần. Những người giao hàng không được vô bên trong. Những người ngồi ở bàn tiếp khách phải mặc đồ bảo vệ (protective clothing) và phải thường xuyên tẩy trùng các vật dụng chung quanh.
Các hàng xóm phải cách nhau hàng mét khi đi ngang qua hành lang. Những người chạy bộ, chạy xe đạp, đi bộ đều giữ khoảng cách và mọi người đều dùng khuỷu tay để bấm nút. Những người đi shop giữ khoảng cách khi đứng xếp hàng trước các cửa tiệm thực phẩm, chỉ có vài người được vào cùng một lúc.
Nói chung ở đây, mọi nơi mà bạn nhìn thấy đều có hình bóng của con vi khuẩn, đúng như lời của Tổng thống Donald Trump “Kẻ thù không nhìn thấy” (the invisible enemy) – và hình ảnh gây sợ hãi nhất là những xe truck đông lạnh, đậu dọc theo đường để chứa những xác chết bởi vì các nhà xác không còn chỗ.
Dẫu cho bạn có nhắm mắt thì thể lẩn tránh được thảm họa ở đây – những tiếng hú của xe cứu thương, xe cảnh sát liên tục trên những con đường trống vắng bất cứ lúc nào trong ngày – cho thấy là mạng sống của người dân bị đe dọa từng giờ từng phút.
Cũng giống như nhiều thành phố khác trên thế giới đang bị tàn phá bởi đại dịch, nơi đây không thiếu những hình ảnh đầy tình người.
Cứ đúng 7 giờ tối mỗi đêm, người dân từ các cửa sổ trên các chung cư dùng bất cứ vật dụng gì có thể để đánh lên tiếng động như một nghĩa cử cám ơn các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu ngăn chận dịch bệnh. Cờ rũ bay phất phới để tưởng niệm những người đã chết trong trận chiến này. Những chủ nhà hàng làm đồ ăn và mang đến tận nơi cho các nhân viên y tế và những người vô gia cư.
Những người bạn và đồng nghiệp vẫn thường xuyên thăm hỏi nhau qua điện thoại và những ngọn đèn thắp sáng tại những nơi là biểu tượng của thành phố để vinh danh những người đã hy sinh, những người đang làm việc ngày đêm tại những nơi nguy hiểm để cứu sống mạng người khác.
Tinh thần huynh đệ và cộng đồng đã từng giúp New York vượt qua những thảm họa trước đây và chắc chắn họ sẽ vượt qua lần này, nhưng không ai đoán được khi nào đại dịch lần này sẽ kết thúc.
Megan Palin
Phạm Hoài Nam dịch