Sau khi chi nhiều ở các siêu thị để dự trữ thức ăn và rượu bia trong những tuần lễ đầu người Úc hiện chuyển sang chi cho những lãnh vực khác trong cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay.
Những cửa hiệu được hưởng lợi nhiều nhất hiện nay là Bunnings, Harvey Norman và JB Hi-Fi với số hàng bán tăng vọt trong mấy tuần qua.
Từ dữ liệu của ngân hàng Commonwealth (CBA) cho thấy người dân chi tiêu từ thẻ tín dụng giảm nhiều so với cùng một thời điểm năm trước. Chúng ta chi ít hơn cho quần áo và giảm đến 42% cho việc chăm sóc sức khỏe (healthcare) mặc dầu đang sống trong cuộc khủng hoảng sức khỏe.
Số lượng rượu bia bán ở các cửa tiệm (liquor shop) tăng nhưng vì tất cả các club, pub, quán tiệm… đều đóng cửa cho nên tổng kết vẫn giảm nhiều so với trước.
CBA lấy những con số từ 3 tuần qua kể từ khi chính phủ ban hành luật giới hạn để so sánh cùng với một thời điểm của năm trước.
“Nhìn chung số tiền chi tiêu giảm rất nhiều (massive fall),” giám đốc ngân hàng CBA, ông Gareth Aird cho biết.
“Đơn giản là người dân không thể chi tiền ở những lãnh vực đã đóng cửa,”
“Đồng thời người ta cũng tránh những dịch vụ bắt buộc phải gần nhau như hớt tóc, khám răng, vật lý trị liệu, massage…”.
Số tiền chi tiêu từ thẻ tín dụng ở tất cả các tiểu bang đều giảm đặc biệt là NSW và Victoria.
Số tiền người tiêu dùng tiêu xài giảm mọi nơi nhưng tệ nhất là Victoria. Source:Supplied
Người tiêu dùng vẫn tiếp tục chi tiêu nhiều ở siêu thị mặc dầu đã giảm nhiều so với mấy tuần trước.
Ba tuần trước, vào cuối tháng 3, số lượng bán ở các tiệm thực phẩm tăng 40% so với cùng một thời điểm năm trước. Bây giờ giảm xuống còn 28%.
Tổng kết, số lượng thực phẩm chỉ tăng có 6% bởi vì số lượng bán từ các quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, food court… đã giảm 38%.
Số lượng rượu bia tăng 86% vào ba tuần trước. Bây giờ chỉ còn tăng 22%.
Nhưng vì số lượng rượu bia bán ở club, pub, bar giảm đến 72%. Tổng kết chúng ta chi cho rượu bia ít hơn cùng một thời điểm năm trước 13%.
NGƯỜI ĐƯỢC LỢI
Những lãnh vực tăng nhiều nhất là dụng cụ để sửa chữa/tân trang nhà cửa, bao gồm luôn bàn tủ ghế (furniture) và tất cả những gì liên quan đến căn nhà từ TV, nước sơn cho đến cây kiểng – tăng 10% so với cùng một thời điểm năm rồi.
Người thương hiệu được hưởng lợi nhất là Bunnings, JB Hi-Fi, Harvey Norman.
Nhà phân tích kinh tế Dr Prashan Karunaratne diễn tả sự gia tăng số hàng bán ở những thương hiệu này như một cách để người dân “trám chỗ cho thời gian rảnh rỗi.”.
Ông nói trên trang Inside Retail rằng một khi người dân không tiêu tiền cho chuyện du lịch, giải trí, thì họ sẽ tìm một chỗ khác để tiêu như sửa chữa/tân trang nhà cửa, vườn tược.
NHỮNG NGƯỜI THUA
Mặc dầu người Úc đang chi nhiều hơn cho thực phẩm và vật dụng sửa chữa nhà cửa nhưng không thể nào bù đắp được những lãnh vực khác.
Chi cho phương tiện di chuyển giảm 44% so với cùng một thời điểm năm rồi, bởi vì bây giờ phần lớn mọi người ở nhà hoặc làm việc ở nhà.
Chi cho việc giải trí bao gồm du lịch và khách sạn, giảm 37%. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới..
Hai lãnh vực thiệt hại nặng nhất là quần áo và vật dụng chăm sóc cá nhân (personal care). Lý do dễ hiểu là thời cấm cửa này không ai quan tâm đến chuyện làm đẹp – giảm từ 58 và 61% theo thứ tự.
Cộng thêm luật giữ khoảng cách càng làm cho người tiêu dùng ngần ngại đến các thương hiệu như Myer, H&M, Zara, Country Road và Sephora – họ chọn mua online.
Những siêu thị như David Jones, Target, Kmart và Big W cũng gặp nhiều khó khăn.
Ông Aird nói rằng ông không nghĩ tình hình sẽ tốt hơn trong những ngày tháng tới.
“Mặc dầu chính phủ chi ra nhiều tiền để khuyến khích người dân xài tiền nhưng chúng tôi không nghĩ người dân sẽ xài nhiều hơn trong tương lai.”