Nhiều chính trị gia Pháp bị nhiễm COVID-19 và mối quan hệ với ĐCSTQ

  • Lý Duyên

Viêm phổi Vũ Hán đang truyền nhiễm khắp thế giới, trong đó châu Âu đã trở thành nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi trận chiến chống dịch bệnh này là thách thức lớn nhất kể từ Thế chiến thứ Hai. Trong bài phát biểu vào ngày 16/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã 6 lần nhấn mạnh rằng Pháp đang trong thời kỳ chiến tranh với kẻ thù vô hình là virus.

Ảnh chụp ngày 30/3/2020, Tháp Eiffel nổi tiếng ở Pháp vắng tanh vì đại dịch “viêm phổi Trung Cộng”. (Ảnh: UlyssePixel/Shutterstock)
Ảnh chụp ngày 30/3/2020, Tháp Eiffel nổi tiếng ở Pháp vắng tanh vì đại dịch “viêm phổi Trung Cộng”. (Ảnh: UlyssePixel/Shutterstock)

Vì sao viêm phổi Trung Cộng lại tấn công chính giới Pháp? Cùng nhìn lại mối giao hảo giữa Chính phủ Pháp và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong bao năm qua.

Vũ Hán được mệnh danh là thành phố Trung Quốc “đặc sắc nhất của Pháp”

Quan hệ ngoại giao phức tạp và đa dạng giữa Pháp và ĐCSTQ diễn ra trên đủ các mặt trận gồm kinh tế, khoa học công nghệ và văn hóa, trong đó Vũ Hán là khuôn mẫu điển hình của “hợp tác Trung-Pháp”.

Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và ĐCSTQ bắt đầu vào năm 1966, đến năm 1980 thì hợp tác Trung-Pháp chỉ tồn tại giữa các trường đại học. Đại học Vũ Hán đã trở thành một trong những trường có liên kết sâu rộng nhất với Pháp. Hàng năm Đại học Vũ Hán có khoảng 2.000 sinh viên trao đổi với các đại học hàng đầu của Pháp từ công lập đến tư thục.

Vũ Hán được xem là thành phố Trung Quốc “đặc sắc nhất của Pháp”, trước khi dịch bệnh bùng phát, đã có 40% vốn đầu tư của Pháp vào Trung Quốc, trong đó hơn 100 doanh nghiệp Pháp có chi nhánh hoặc văn phòng tại Vũ Hán. Những doanh nghiệp này bao gồm: Tập đoàn Peugeot-Citroen (PSA), Renault, Alstom, Areva, Total, và nhiều trường kỹ thuật ưu tú của Pháp cũng có chi nhánh tại Vũ Hán.

Pháp giúp Vũ Hán xây dựng phòng thí nghiệm P4 theo thỏa thuận của chính phủ

Sau khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán thì đã có xu hướng dư luận nghi ngờ virus này đến từ Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán. Viện này là tổ chức duy nhất ở Trung Quốc có phòng thí nghiệm sinh học cấp P4.

P4 là mức bảo vệ cao nhất trong các phòng thí nghiệm an toàn sinh học, được dành riêng cho nghiên cứu các mầm bệnh có nguy cơ cao mà cho đến nay chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị. Nghiên cứu về nhiều loại virus corona mới là một trong những hướng chính của phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán.

Theo một báo cáo đặc biệt vào ngày 23/1 năm nay của tạp chí kinh tế – chính trị Pháp Challenges, Phòng Thí nghiệm P4 Vũ Hán được hoàn thành với sự hỗ trợ đắc lực của Pháp.

Antoine Izambard, nhà báo nổi bật trong báo cáo này, đã từng xuất bản cuốn sách “Pháp-Trung: Quan hệ nguy hiểm”, trong đó nêu chi tiết về việc thành lập ban đầu của Phòng Thí nghiệm P4 Vũ Hán.

Trong đại dịch SARS năm 2003, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã yêu cầu Pháp hỗ trợ thành lập Phòng Thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, mô hình này dựa trên Phòng Thí nghiệm P4 Lyon của Viện Khoa học Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp. Phòng Thí nghiệm P4 Lyon là phòng thí nghiệm P4 lớn nhất ở châu Âu, trong nghiên cứu virus có nguy cơ cao thì Pháp là nước hàng đầu thế giới.

Vào thời điểm đó cơ quan tình báo Pháp đã cảnh báo chính phủ về ý định mơ hồ của Trung Quốc trong thành lập phòng thí nghiệm P4, họ đặc biệt nghi ngờ rằng ĐCSTQ đang bí mật thực hiện “dự án vũ khí sinh học”.

Mặc dù có nhiều nghi ngờ và lo lắng, vào tháng 4/2003, Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin đã tới Trung Quốc để xem xét. Không lâu sau đó, với lý do Trung Quốc không có ý định gì về vũ khí sinh học, Pháp đã quyết định hỗ trợ Trung Quốc xây dựng Phòng Thí nghiệm P4.

Vào tháng 10/2004, khi đó Tổng thống Pháp là Jacques Chirac đã đến thăm Trung Quốc và xác định việc xây dựng Phòng Thí nghiệm P4 Vũ Hán là một thỏa thuận liên chính phủ giữa Trung Quốc và Pháp, đồng thời hoạch định một loạt các kế hoạch hợp tác khoa học liên quan. Thủ tướng Pháp khi đó là Raffarin gọi thỏa thuận này là “thỏa thuận chính trị giữa các nguyên thủ quốc gia”.

Thực tế năm 2004 hai nước Pháp và Trung Quốc bắt đầu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đây là lần đầu tiên một quốc gia phát triển phương Tây thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Chính phủ Trung Quốc. Ông Chirac vốn ban đầu là người ủng hộ Đảng Cộng sản Pháp, nổi tiếng thân ĐCSTQ, ông từng ủng hộ việc EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với ĐCSTQ, phản đối việc bỏ phiếu của Đài Loan trong tăng cường sức mạnh quốc phòng chống lại đe dọa của ĐCSTQ. Nước Pháp thân với ĐCSTQ bắt đầu từ ông Chirac.

Bệnh viện đại diện hợp tác y tế Trung-Pháp bị nghi liên quan đến hoạt động cấy ghép nội tạng từ nguồn gốc nội tạng phi pháp (mổ cướp nội tạng)

Từ năm 2000, số ca ghép tạng ở Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng. Theo một báo cáo chuyên sâu của BBC (Anh), tổng số ca ghép gan ở Trung Quốc vào năm 2000 đã tăng gấp 10 lần năm 1999, và năm 2005 lại tăng gấp ba lần. Như vậy chỉ trong 6 năm, số ca ghép gan hàng năm ở Trung Quốc đã tăng gấp 30 lần. Các cáo buộc về việc mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công cũng bắt đầu nổi bật lên. Đã có “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” qua nhiều năm theo dõi tội phạm mổ cướp nội tạng đã thu thập được một lượng lớn bằng chứng và dữ liệu liên quan đến nhiều bệnh viện nổi tiếng của Trung Quốc.

Từ năm 2000, hoạt động hợp tác y tế giữa Pháp và Trung Quốc đã bắt đầu đặc biệt mạnh mẽ hơn. Đến nay có ít nhất 17 bệnh viện hàng đầu của Pháp đang thực hiện các dự án hợp tác đào tạo y tế với nhiều bệnh viện lớn hoặc trường đại học y khoa trên khắp Trung Quốc. Bệnh viện Trung Nam tại Vũ Hán là một đại diện tiêu biểu của hợp tác y tế Trung-Pháp.

Bệnh viện Trung Nam Vũ Hán còn được gọi là Bệnh viện thứ hai của Đại học Vũ Hán, là một trong những bệnh viện Trung Quốc tích cực nhất trong hợp tác với cộng đồng y tế Pháp. Theo Wikipedia, vào những năm 1980, bệnh viện đã tiến hành nhiều hợp tác với các đối tác Pháp. Năm 1998, sau khi thành lập Tổng lãnh sự quán Pháp tại Vũ Hán, Bệnh viện Trung Nam đã được Đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc và Tổng lãnh sự quán tại Vũ Hán cùng xác định là bệnh viện duy nhất ở Vũ Hán sử dụng tiếng Pháp.

Vào tháng 8/2000, sau khi ông Chu Vân Phong (Zhou Yunfeng), người nhận bằng tiến sĩ về ung thư của Đại học Lyon, trở thành Giám đốc Bệnh viện Trung Nam, thì hợp tác giữa bệnh viện này và cộng đồng y tế Pháp càng tiến triển vượt bậc. Một trong những Phó giám đốc của Bệnh viện Trung Nam là một người Pháp.

Năm 2006, khi Tổng thống Chirac đến thăm Trung Quốc, đã cùng một phái đoàn của Pháp khoảng 200 người với thành phần gồm bộ trưởng, phóng viên và doanh nhân Pháp đến thăm Bệnh viện Trung Nam, qua đó đặt nền móng cho Viện Nghiên cứu Bệnh gan Trung – Pháp của Đại học Vũ Hán.

Theo thông tin được công bố trên trang trực tuyến của “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (Zhuichaguoji), Bệnh viện Trung Nam Đại học Vũ Hán là đơn vị chịu trách nhiệm liên quan đến nghi ngờ mổ cướp nội tạng. Hầu hết các bác sĩ nghi ngờ liên quan là người của Viện Nghiên cứu Bệnh gan Đại học Vũ Hán. Ví dụ, từ năm 2002 – 2012, bác sĩ Chủ nhiệm Bành Quế Chủ (Peng Guizhu) của Viện đã tiến hành ít nhất 407 ca ghép gan và cắt bỏ nhiều nội tạng vùng bụng; từ tháng 1/2002 – 12/2011,  bác sĩ Phó chủ nhiệm Tôn Bồi Long (Sun Peilong) của Viện đã tham gia thực hiện 144 trường hợp ghép gan.

Suốt hai thập kỷ qua, cộng đồng y tế Pháp đã cung cấp đào tạo y tế và hỗ trợ kỹ thuật cho các bác sĩ và tổ chức y tế Trung Quốc. Tháng 10/2015, trang web của Bộ Y tế Trung Quốc đã công bố một tài liệu của Diễn đàn Bệnh viện Trung-Pháp, cho biết trong hợp tác đối ngoại của Pháp về lĩnh vực y tế thì hợp tác y tế Trung – Pháp được xem là quan trọng nhất. Điều đáng chú ý là khi bắt đầu bùng phát bệnh viêm phổi Vũ Hán thì tài liệu này đã được gỡ bỏ khỏi trang web nêu trên.

Thảm cảnh vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ vẫn không thể ngăn chặn dòng đầu tư kinh tế lớn của Pháp vào Trung Quốc, Quỹ Pháp-Trung và nhiều hiệp hội khác có nền tảng ĐCSTQ đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ giới chính trị, kinh doanh và văn hóa Pháp; đặc sắc văn hóa  Đảng “độc đáo” của ĐCSTQ vẫn đang thẩm thấu dần trong giới chính trị, kinh doanh và văn hóa Pháp.

Viêm phổi Vũ Hán bao vây khắp nước Pháp, đã khiến nhiều quan chức Pháp nhiễm bệnh. Tính đến ngày 16/3 đã có 2 bộ trưởng, 1 thư ký Chính phủ, 19 nghị sĩ Quốc hội và 2 thị trưởng đã được chẩn đoán bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Kể từ khi Pháp ban lệnh hạn chế các hoạt động công cộng trên toàn quốc, Cung điện Bourbon – nơi tọa lạc trụ sở Quốc hội Pháp, đã bị liệt vào vùng phải cô lập. Vào ngày 29/3, ông Patrick Devedjian – cựu bộ trưởng và Chủ tịch của Hội đồng tỉnh Hauts-de-Seine của vùng Île-de-France, trở thành chính trị gia đầu tiên của Pháp tử vong vì viêm phổi Vũ Hán. Ngoại trừ Iran, Pháp đã trở thành nước có nhiều chính trị gia nhất vị viêm phổi Vũ Hán.

Quan hệ ngoại giao phức tạp và đa dạng giữa Pháp và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra trên đủ các mặt trận gồm kinh tế, khoa học công nghệ và văn hóa, trong đó Vũ Hán là khuôn mẫu điển hình của “hợp tác Trung-Pháp”.

Chính trị gia đầu tiên của Pháp gặp nạn có quan hệ thân thiết với ĐCSTQ

Ông Patrick Devedjian, chính trị gia người Pháp gốc Armenia, Chủ tịch đương nhiệm của Hội đồng tỉnh Hauts-de-Seine vùng Île-de-France, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trong chính quyền của cố Tổng thống Chirac, Bộ trưởng Bộ Phục hồi Kinh tế Đặc biệt thời cựu Tổng thống Sarkozy, cựu Tổng Thư ký Liên minh Phong trào Nhân dân – đảng chính trị lớn nhất ở Pháp (năm 2015 đổi tên thành Đảng Cộng hòa Pháp), và là cựu nghị sĩ Quốc hội. Một ngôi sao chính trị với một bản lý lịch rực rỡ như vậy cũng là chính trị gia hạng nặng đầu tiên ở Pháp đã tử vong vì viêm phổi Vũ Hán.

Ngày 26/3/2020, ông Devedjian đã tweet rằng ông đã được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán và được điều trị tại bệnh viện Hauts-de-Seine. Vào sáng ngày 29/3, Hội đồng tỉnh Hauts-de-Seine đã công bố thông tin về cái chết của ông. Chỉ hai ngày sau khi được đưa vào bệnh viện ông đã bị virus Trung Cộng hại chết. Ông Devedjian có mối liên hệ nào với ĐCSTQ? Trong lịch sử nước Cộng hòa Armenia đã từng bị Đảng Cộng sản Liên Xô tàn phá, nhưng có vẻ như chính khách gốc Armenia này không có sự hiểu biết tỉnh táo hơn về ĐCSTQ.

Vào ngày 16/5/2007, Chủ tịch Sarkozy của đảng chính trị lớn nhất tại Pháp là Liên minh Phong trào Nhân dân (UMP), đã nhậm chức Tổng thống Pháp, từ đó quan hệ Trung-Pháp đã hạ nhiệt rõ rệt. Năm 2008, ông Sarkozy đã lên án chính sách Tây Tạng của ĐCSTQ là sỉ nhục nhân quyền, ông đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyatso thứ 14, đã tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2008.

Khi đó, ông Devedjian là Tổng thư ký của UMP lại có thái độ khác với Trung Quốc so với ông Sarkozy. Vào thời điểm đó thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, và ông Devedjian tin rằng Trung Quốc có thể đóng vai trò trong cuộc khủng hoảng này. Để khôi phục quan hệ thân thiện với ĐCSTQ, ông mạnh mẽ đề nghị ông Sarkozy tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008.

Một ngày trước khi khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, vào ngày 7/8/2008, ông Devedjian nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ báo La Croix của Pháp và bày tỏ sự hài lòng và ủng hộ rất lớn cho quyết định của ông Sarkozy. Ông Devedjian nói: “Do Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, nên công bằng với Trung Quốc và khuyến khích họ…”

Khi phóng viên của La Croix chỉ ra rằng một số thành viên của Nghị viện châu Âu nghĩ rằng sự tham dự của ông Sarkozy là “khủng khiếp”, cho rằng không nên đứng chung với tổ chức vi phạm nhân quyền và ngược đãi công dân như ĐCSTQ, nhưng ông Devedjian lại cho rằng việc không tham gia Thế vận hội là trái với chính sách đối thoại cởi mở xưa nay của Pháp.

Ông Patrick Devedjian gặp ông Tập Cận Bình trong cuộc họp ở Bắc Kinh vào ngày 17/10/2008 (Ảnh: FREDERIC J. BROWN / AFP qua Getty Images).

Ngay sau khi Thế vận hội Bắc Kinh kết thúc, với tư cách là Tổng thư ký của đảng chính trị lớn nhất nước Pháp, vào tháng 10/2008, ông Devedjian đã đại diện UMP tới Bắc Kinh để gặp ông Tập Cận Bình khi đó là Phó chủ tịch nước, để thảo luận về vấn đề hợp tác giữa hai đảng UMP và ĐCSTQ.

Ông Sarkozy thôi giữ chức Chủ tịch UMP vì ông nhậm chức Tổng thống Pháp, trong khi thực tế Devedjian là lãnh đạo cao nhất trong Đảng.

Theo Tân Hoa Xã của ĐCSTQ và Les Echos của Pháp, liên quan đến sự hợp tác của UMP và ĐCSTQ, ông Devedjian chỉ ra sự phát triển của Trung Quốc sẽ có lợi cho thế giới, UMP sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác với ĐCSTQ và Chính phủ Trung Quốc, phát triển tốt hơn mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Pháp. Theo tờ Le Parisien của Pháp, kể từ khi thành lập thì đây là cuộc gặp cấp cao nhất đầu tiên của UMP với ĐCSTQ.

Sau đó vào ngày 5/12/2008, ông Devedjian được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kế hoạch Phục hồi Kinh tế, đây là chức vụ đặc biệt để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng khi thực hiện nhiệm vụ, bộ trưởng đặc biệt này đã đặt “hy vọng” vào tổ chức khét tiếng về các vấn đề nhân quyền là ĐCSTQ.

Sau khi ông Devedjian trở thành Bộ trưởng Kế hoạch Phục hồi Kinh tế, người bạn thân của ông là ông Xavier Bertrand đã kế nhiệm Tổng thư ký UMP, kế thừa quan điểm đối với Trung Quốc của ông Devedjian. Ngày 22/10/2009, ông Bertrand đã đại diện UMP đến thăm Bắc Kinh và chính thức ký một thỏa thuận song phương với ĐCSTQ.

Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin rằng thỏa thuận này nhằm cùng nhau thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và giao lưu giữa hai đảng chính trị “hùng mạnh” nhất ở Trung Quốc và Pháp, ông Bertrand đặc biệt chỉ ra trong tương lai châu Âu phải xây dựng quan hệ giao lưu tư tưởng với giới lãnh đạo của ĐCSTQ.

Thỏa thuận này đã gây sóng gió nhất định trong chính giới Pháp. Ngày 28/10, Nhật báo Giải phóng (Libération) của Pháp đưa tin, “UMP thực sự là em trai của ĐCSTQ”; tạp chí “Quan điểm” (Le Point) nổi tiếng của Pháp đã đưa tin rằng một số nhà lập pháp UMP thậm chí từ chức để phản đối, không muốn đứng chung hàng ngũ với ĐCSTQ. Tờ báo chỉ ra khi thỏa thuận này được ký kết với ĐCSTQ là lúc có 3 người Tây Tạng đang bị xử tử.

Quỹ Trung – Pháp bí ẩn đầy màu sắc chính trị

Ngay cái tên Quỹ Trung – Pháp (France China Foundation) đã cho thấy rõ sự hợp tác công khai giữa Pháp và Trung Quốc. Tuy nhiên, nền tảng xây dựng và mô hình quản lý của Quỹ này khá bí ẩn. Nhưng đáng lo ngại hơn là quỹ này liên quan đến nhiều người nổi tiếng trong Chính phủ Pháp cũng như giới chính trị Pháp.

Mở trang chủ của Quỹ Trung – Pháp (Francechinafoundation) lập tức có thể thấy hình ảnh kỷ niệm về các hoạt động của Quỹ. Chúng ta có thể thấy các chính khách quan trọng của hai bên như Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Edward Philip, Phó Chủ tịch ĐCSTQ Vương Kỳ Sơn, cựu Thủ tướng Pháp Raffarin, và cựu Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Lý Triệu Tinh…

Theo thông tin trên trang web Quỹ Trung – Pháp, quỹ này được thành lập vào mùa hè năm 2012 bởi các nhà ngoại giao, doanh nhân Pháp và giới nghệ sĩ Trung Quốc. Các hoạt động chính của quỹ bao gồm dự án “Lãnh đạo trẻ” hàng năm của Trung Quốc và Pháp, mỗi lần tập hợp 30 đến 40 nhân vật quan trọng và nổi bật trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Quỹ thông báo rằng nhận được ủng hộ mạnh mẽ từ giới chính trị hai nước, các thành viên của Pháp trong ban chỉ đạo và chiến lược bao gồm hầu hết các nhân vật quan trọng thuộc tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, giáo dục và văn hóa Pháp.

Những người nổi tiếng của giới chính trị Pháp trong Ủy ban Chiến lược bao gồm: Thủ tướng đương nhiệm Edward Philip, Chủ tịch đương nhiệm của Hội đồng Hiến pháp Pháp và cựu Thủ tướng Laurent Fabius, cựu Thủ tướng Pháp Jean Pierre Raffarin, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hubert Védrine. Ông Raffarin không chỉ hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm P4 của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán; khi dịch bệnh xảy ra ở Vũ Hán còn gửi một video cho Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ đăng tải với cổ vũ bằng tiếng Trung Quốc “Vũ Hán cố lên”.

Ủy ban chiến lược cũng bao gồm Chủ tịch và Giám đốc điều hành của nhiều tập đoàn doanh nghiệp xuyên quốc gia nổi tiếng của Pháp, như Chủ tịch Tập đoàn AXA là Denis Dewey, Giám đốc điều hành Sébastien Bazin của Tập đoàn khách sạn Accor Sebastian Bazin, Chủ tịch Gerard Mestrallet của Tập đoàn Năng lượng Engie… Ngoài ra còn có Chủ tịch Alan Mérieux của Fondation Mériuex, là nhà tài trợ của phòng thí nghiệm P4 ở Lyon, Pháp, cũng là một trong những người ủng hộ quan trọng trong việc Chính phủ Pháp giúp xây dựng Phòng Thí nghiệm P4 Vũ Hán.

Các thành viên người Pháp của Ban chỉ đạo Quỹ bao gồm Thượng nghị sĩ Edouard Courtial của tỉnh Oise, giáo sư y khoa người Pháp Antoine Tesniere. Tỉnh Oise, nơi ông Edouard Courtial sống, là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, trong đó có 9 đô thị đã được xác định là nguồn lây nhiễm, còn “bệnh nhân số 0” người Pháp cũng bị nghi ngờ nhập cảnh vào sân bay Beauvais tỉnh Oise. Ông Antoine Tesniere từ năm 2017 là cố vấn khoa học cho Bộ Nghiên cứu Giáo dục. Theo AP, vào ngày 19/3, ông được Bộ Y tế Pháp bổ nhiệm làm cố vấn chuyên môn về COVID-19, trực tiếp giúp Bộ trưởng Olivier Véran ứng phó với khủng hoảng.

Dự án “Lãnh đạo trẻ” tự hào của Quỹ cũng thường xuyên có các chính trị gia Pháp. Tổng thống Macron và Thủ tướng Philip đều từng là “Lãnh đạo trẻ” của Quỹ Trung – Pháp vào năm 2013. Bộ trưởng Văn hóa Pháp hiện tại Franck Riester cũng là “Nhà lãnh đạo trẻ” năm 2014, đã chụp ảnh kỷ niệm với Phó Chủ tịch ĐCSTQ Lý Nguyên Triều. Điều đáng nói là vào ngày 9/3/2020, ông Franck Riester là thành viên nội các Chính phủ Pháp đầu tiên được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán, theo báo chí đưa tin.

Thành viên Trung Quốc của Quỹ Trung – Pháp bao gồm từ cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ, các quan chức của Bộ Ngoại giao, cho đến các quan chức cao cấp của Lãnh sự quán Trung Quốc, từ Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ cho đến ủy viên Chính hiệp Trung Quốc. Có thể thấy rõ mục đích chính trị của Quỹ. Danh tính của một số người trong đó cũng đáng nghi ngờ.

Theo tổ chức truyền thông độc lập Intelligence Online của Pháp, một trong những thành viên của Ban chỉ đạo Quỹ Trung – Pháp là Casey Kang đang hoạt động tại Bắc Kinh và Tân Cương. Những nhân vật đáng ngờ như vậy là thành viên quan trọng của Quỹ, cho thấy hoạt động của Quỹ Trung – Pháp là đáng lo ngại.

Trang web của Quỹ này cho biết, “Các nhà lãnh đạo trẻ triển vọng nhất của Trung Quốc và Pháp tụ hội cùng nhau”, nỗ lực “cải thiện niềm tin giữa các tài năng trẻ của Trung Quốc và Pháp để thúc đẩy sự phát triển lâu dài mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pháp”.

Người Trung Quốc cổ đại có quan điểm “Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (đạo bất đồng không thể cùng mưu sự), Trung Quốc dưới cai trị của ĐCSTQ đã chà đạp quyền con người, không có tự do ngôn luận và tín ngưỡng; trong khi Pháp là nơi sinh ra Tuyên ngôn Nhân quyền, tại đây các giá trị như tự do và bình đẳng đã thấm nhuần trong lòng dân.

Nước Pháp xinh đẹp có lịch sử huy hoàng và rực rỡ của nền văn minh phương Tây chính thống, đóng vai trò nổi bật tại mọi thời điểm quan trọng trong lịch sử thế giới. Bối cảnh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hiện nay đã cho các nước cơ hội suy nghĩ lại xem liệu có nên đứng chung hàng ngũ với ĐCSTQ để rồi bị lịch sử đào thải, hay là chọn tẩy chay ĐCSTQ để quay trở lại đạo đức và công chính, không bị lợi ích chính trị và kinh tế mê hoặc.

Lý Duyên
(Theo Epoch Times)

Related posts