By Shashank Bengali, Kate Linthicum, Victoria Kim
Phạm Hoài Nam dịch
Khi dịch bệnh COVID-19 mới đến những thành phố nghèo ở Mexico (Trung Mỹ), Nigeria (Phi Châu) và Ấn Độ (Á Châu) thì người dân ở những nơi đó gọi dịch bệnh này là “bệnh của người giàu”.
Trong suốt dòng lịch sử, đại dịch đều phát xuất từ những thành phần nghèo khổ, thế nhưng lần này, coronavirus là món hàng nhập cảng xa xỉ của tầng lớp thượng lưu trong xã hội, được mang về từ những người đi làm thương mại ở Trung Quốc, du học ở Âu Châu hay đi trượt tuyết ở rặng núi Rockies bắc Mỹ.
Lúc đầu khi dịch bệnh lây lan tại những khu vực giàu có, những người nghèo và tầng lớp lao động nghĩ rằng nó sẽ không xảy đến với họ. Quan niệm sai lầm này được phụ họa thêm bởi các chính trị gia như thống đốc tiểu bang Puebla của Mexico, ông Luis Miguel Barnosa, đã phát biểu hồi tháng Ba: “Nếu bạn giàu, bạn sẽ bị nguy hiểm, nếu bạn nghèo, bạn sẽ không bị. Những người nghèo được miễn nhiễm.”
Thực tế sau đó cho thấy COVID-19 không chừa một ai, tệ hơn nữa là càng nghèo càng bị nặng hơn, bởi vì thành phần này thường đã có sẵn bệnh, không được hưởng tiêu chuẩn y tế giống như người giàu, sống trong môi trường đông đúc chật hẹp và thường phải làm những công việc dễ bị truyền nhiễm.
Các sử gia nói rằng dịch bệnh này sẽ được nghi nhớ như một như một đại dịch đầu tiên trong lịch sử xuất phát từ giới giàu và giới bình dân phải gánh hậu quả nặng nhất trong xã hội có sự chênh lệnh giàu-nghèo lớn nhất từ xưa tới nay.
“Vào lúc đầu nó được coi như căn bệnh của người giàu, nhưng không lâu sau đó nó đã phát tán đến người nghèo và đó là nơi mà dịch bệnh bùng phát dữ dội nhất,” Ông Joshu Loomis, giáo sư nghành sinh học tại East Strougsburg University ở tiểu bang Pennsylvania cho biết.
Thành phần giàu có là những người có kiến thức, có tiền bạc, có phương tiện, khi dịch bệnh bùng phát, họ đã dựng lên những “bức tường” bao bọc chung quanh để bảo vệ họ. Những bức tường này để tách biệt họ với những khu ổ chuột ở Ấn Độ hay là những khu nhà riêng biệt “kính cẩn cao tường” ở Âu Châu hay là những phi cơ riêng của giới giàu có ở Mỹ để bay đến những vùng an toàn nhất, cuối cùng chỉ còn lại những nơi tập trung giới công nhân, giới nghèo khó để cho vi khuẩn hoành hành.
Trong trận dịch sốt rét xảy ra vào đầu thế kỷ thứ 19, nước Nga đã áp dụng những biện pháp phong tỏa gắt gao nhất tại những khu nghèo khổ của thành phố St Petersburg khiến cho người dân tại đó nổi loạn và cuối cùng Nga Hoàng Nicholas I phải gởi quân đội đến trấn áp. Vào những năm của thập niên 1930 Đức Quốc Xã lấy lý do đề phòng sự lây lan dịch sốt rét truyền nhiễm (typhus) để tập trung người Do Thái vào các ghetto và để cho vi khuẩn này giết họ càng nhiều càng tốt.
Đó là những trường hợp vi khuẩn xuất phát từ người nghèo. Nhưng khi đại dịch bắt đầu từ người giàu thì người nghèo không có nơi nào để trốn.
“Trong suốt dòng lịch sử, khi đại dịch xảy ra, người giàu thường tập trung người nghèo lại để vi khuẩn tiêu diệt họ, trong lúc đó hiếm khi người nghèo có đủ quyền uy và phương tiện để làm điều đó,” ông Loomis nói.
Trận dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 bột phát do sự di chuyển xuyên lục địa, nhiều người cho rằng những người lính Mỹ đã mang dịch bệnh này đến Âu Châu khi họ đến đó để chiến đấu những tháng cuối cùng của Đệ Nhất Thế Chiến. Bệnh lao phổi thịnh hành vào thế kỷ thứ 19, dính dáng nhiều đến thành phần ưu tú của xã hội thời đó bởi vì nó giết chết nhiều nhà văn và nghệ sĩ nổi tiếng nhưng nó truyền nhiễm mạnh nhất tại những khu vực tập trung người nghèo và thành phần lao động.
Khi vi khuẩn đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán vào cuối năm rồi, COVID-19 không giống như những trận đại dịch trước đây.
Dịch bệnh này được phát tán đi khắp thế giới bằng những chiếc máy bay thương mại, xuất hiện nhanh chóng sau đó tại Nhật, Nam Hàn, Thái Lan, Âu Châu và Mỹ. Ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại xứ nghèo khổ Ecuador ở Nam Mỹ là từ một phụ nữ quý tộc trở về từ Tây Ban Nha vào giữa tháng 2 và sau đó lây ra giới bình dân.
Tương tự ca nhiễm đầu tiên ở Ấn Độ được phát hiệu vào cuối tháng Hai từ một sinh viên y khoa trung lưu trở về từ Vũ Hán. Chỉ có những người Ấn có quá trình đi du lịch ngoại quốc được xét nghiệm vào những tuần lễ đầu tiên. Cuộc sống của giới bình dân diễn ra như thường nhật; những người giúp việc nhà, những tài xế – là thành phần chủ lực trong xã hội Ấn Độ, họ rời khỏi nhà từ sáng sớm đến làm việc cho tầng lớp từ trung đến thượng lưu, trở về nhà sau khi trời đã tối trên những chuyến xe lửa đầy nghẹt người.
Vào giữa tháng Ba, ca nhiễm đầu của giới người nghèo tại Ấn là một cụ già 68 tuổi giúp việc nhà ở Mumbai. Các bác sĩ cho biết rất có thể bà bị lây từ ông chủ – bị nhiễm sau khi từ Mỹ trở về.
Chính phủ Ấn sau đó ban hành luật phong tỏa toàn quốc, nhưng sự truyền nhiễm tiếp tục gia tăng. Bác sĩ Harjit Singh Bhatti, cũng là nhà tranh đấu nhân quyền, cho biết đáng lý ra chính phủ phải đóng cửa phi trường quốc tế New Delhi và Mumbai ngay từ đầu tháng 3 và phải cách ly những người từ ngoại quốc trở về.
“Những người trở về từ ngoại quốc dĩ nhiên không phải là những người nghèo. Nếu như chính phủ cách ly họ ngay từ đầu thì tình hình ở Ấn sẽ khác nhiều,” ông nói
Tại Mexico, những ca nhiễm đầu tiên được phát hiện là thành phần lãnh đạo các công ty lớn dùng máy bay riêng để đi trượt tuyết ở Vail, tiểu bang Colorado, trong số này có ông Jaime Ruiz Sacristan, giám đốc thị trường chứng khoán Mexico đã chết vì vi khuẩn corona vào giữa tháng 4.
Trong mấy tuần lễ gần đây vi khuẩn đã lây lan đến những vùng nghèo khổ nhất ở Mexico bao gồm những khu ổ chuột của thủ đô Mexico City và những thành phố ở phía bắc như Juarez, nơi có hãng làm đồ phụ tùng xe hơi của Mỹ – đã khiến cho ít nhất là 14 công nhân qua đời.
Cho đến thời điểm này vi khuẩn corona đã chừa ra những vùng nông thông nghèo khổ của Mexico, một phần do dân bản xứ xử dụng biện phát mạnh bạo nhất – bít đường không cho người ngoài vào. Nhiều thành phố nhỏ xa xôi ở Mexico cũng làm tương tự như một cách để tự bảo vệ họ. Một số thành phố dọc theo bờ biển Pacific Coast không cho phép người ngoại quốc đặt chân đến.
Abel Barrera Hernández, một nhà hoạt động nhân quyền của tiểu bang vùng núi Guerrero, cho biết các nông dân Mexicon phải tự bảo vệ họ bởi vì họ không được quyền bệnh.
“Vấn đề lớn nhất tại các vùng nông thôn ở đây là không có hạ tầng cơ sở dành cho người bệnh đừng nói chi đến máy trợ thở. Có một số cộng đồng thậm chí không có nước,” ông nói.
Chính từ dịch bệnh corona đã lộ ra cho thấy sự ích kỷ của một số người trong giới trưởng giả giàu có. Một nữ ca sĩ của Bollywood (Ấn Độ) từ chối cách ly khi trở về từ London, rồi sau đó đi tham dự 3 party liên tiếp, tiếp xúc với hàng trăm người, làm cho nhiều người bị lây. Con gái của một chính trị gia thế lực tại Malaysia đã vi phạm luật phong tỏa toàn quốc để đi gặp các giới chức chính quyền và cuối cùng chỉ bị giấy phạt $184.
Vào tháng Ba và Tư, Nam Hàn bị đợt sóng truyền nhiễm mới phát xuất từ giới trưởng giả từ ngoại quốc trở về, nhiều người trong nhóm này từ các đại học ở Mỹ và Âu Châu.
Một du học sinh bị sốt đã uống 20 viên thuốc acetaminophen để máy thử nhiệt độ tại phi trường không phát hiện, một du học sinh khác phá luật nhiều lần để đi ra phố Seoul uống cà phê Starbuck.
Sự giận dữ của người dân bùng phát khi một du học sinh 19 tuổi ở vùng Gangnam – dành cho giới thương lưu ở Seoul, trở về từ một college ở Boston. Mặc dầu cô cảm thấy bệnh nhưng vẫn không đi thử nghiệm. Sau đó cô và mẹ đi nghỉ mát tại hải đảo Jeju. Ở trong resort 5 ngày, đi đến nhiều nhà hàng, quán cà phê, tiếp xúc với nhiều người mà không mang khẩu trang.
Các viên chức của thành phố Jeju cho biết họ sẽ kiện 2 mẹ con này để đòi bồi thường $100,000 thiệt hại. Một thỉnh nguyện thư gởi cho tổng thống Nam Hàn yêu cầu hai mẹ con này phải bị phạt tiền hoặc bỏ tù, đã thu được gần 200,000 chữ ký.
Kim Jungyoung, giáo sư xã hội học tại đại học Kyung Hee University, cho biết dư luận Nam Hàn đặc biệt chú ý đến giới sinh viên Nam Hàn du học ở ngoại quốc. Họ bày tỏ sự bất mãn đối với giới này bởi vì khi Nam Hàn bị nhiễm nặng thì giới này bỏ chạy sớm nhất, rồi khi tình hình ở Âu Châu và Mỹ trở nên quá tệ thì họ lại trở về để lợi dụng hệ thống ý tế miễn phí.
“Tầng lớp giàu có ở Nam Hàn có phương tiện để đi học ở ngoại quốc. Bây giờ ở nơi đó tình hình tệ quá, họ trở về đây để lợi dụng hệ thống y tế miễn phí. Người bình dân trong nước cho đây là những thành phần ích kỹ, chủ nghĩa cơ hội,” ông Kim nói.
Tại Nigeria, một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Phi Châu nhưng đồng thời cũng là nơi có sự chênh lệt giàu-nghèo lớn nhất. Tại nơi đây có nhiều tỉ phú nhất Phi Châu nhưng đồng thời có đến 2 trong số 5 người phải sống trong $1 một ngày. Một trong số những người đầu tiên tại xứ này bị nhiễm coronavirus là chánh văn phòng (chief of staff) của tổng thống, Abba Kyari – có lẽ bị nhiễm trong lúc du lịch tại Âu Châu hay Ai Cập. Điều này đã tạo ra một sự vui mừng trong dân chúng bởi vì giới chức cao cấp của xứ này nổi tiếng về tham nhũng, gần như tất cả những chuyến đi ngoại quốc hưởng thụ của họ đều là tiền bòn rút của quốc gia.
“Nhiều người Nigeria vui mừng khi nghe tin này, họ mong cho tất cả giới lãnh đạo bị nhiễm bệnh để có một chính phủ mới,” Kingsley Ndoh, một giáo sự về sức khỏe toàn cầu đang làm việc cho đại học University of Washington cho biết.
“Lúc đầu nó được xem là căn bệnh của giới quyền lực (big man’s disease), nhưng sau đó đã lây lan ra giới bình dân.”
Vào tháng rồi, sau khi Kyari chết vì vi khuẩn corona, bộ trưởng y tế của Nigeria nó rằng dịch bệnh này không còn là “căn bệnh giới quyền lực trở về từ ngoại quốc.” Nhưng thông điệp này đã không mang lại hiệu quả khi hàng trăm người bất kể luật giữ khoảng cách an toàn của chính phủ đã tham dự đám tang của ông Kyari – một số lớn trong số này không có mang khẩu trang.
Bengali tường trình từ Singapore, Linthicum từ Mexico City và Kim từ Seoul. Phóng viên Parth M.N. tại Mumbai, Ấn Độ, đã đóng góp vào tường trình này.
Nguồn: How coronavirus – a ‘rich man’s disease’ — infected the poor
Los Angeles Times, 9th May, 2010
Phạm Hoài Nam dịch