MỘT CUỘC CHIẾN TẠI BIỂN ĐÔNG CÓ THỂ ĐỊNH HÌNH LẠI CHÂU Á (VÀ THẾ GIỚI)

By Kerry K. Gershaneck & James E. Fanell

Chiến hạm của Hải quân Trung Cộng. Image: U.S. Department of Defense

Một cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và có thể định hình lại châu Á nói riêng và thế giới nói chung, trong bối cảnh cả Mỹ lẫn Trung Cộng đều đang chuẩn bị cho kịch bản này.

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Nam Trung Hoa là phi pháp, nhưng các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Bắc Kinh vẫn không ngừng khuyến khích các lực lượng của mình tấn công tàu hải quân Mỹ hoạt động hợp pháp tại vùng biển này.

Có vẻ như Trung Quốc đang kích động chiến tranh – một cuộc chiến mà rất có thể sẽ khiến nước này phải gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, cuộc chiến đó sẽ không chỉ giới hạn ở vùng biển này mà cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thay đổi chế độ ở Bắc Kinh.

Một sĩ quan của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã hô hào tàu hải quân PLA đâm chìm các tàu hải quân Mỹ đang thực thi các hoạt động tự do hàng hải tại biển Nam Trung Hoa. Một sĩ quan khác thì kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ và tiêu diệt 10.000 lính thủy Mỹ để buộc nước này phải rời khỏi vùng biển tranh chấp này.

Tại một cuộc hội thảo ở Bắc Kinh do tờ Thời báo Hoàn Cầu tài trợ ngày 8/12/2018, Đại tá Không quân PLA Đới Húc, Viện trưởng Viện nghiên cứu an ninh và hợp tác hàng hải Trung Quốc, tuyên bố: “Nếu tàu Mỹ còn tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc, đề nghị điều hai tàu chiến: một để ngăn chặn và một để đâm chìm”.

Một sĩ quan cấp cao của Hải quân PLA sau đó đã kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ để dọa cho Mỹ phải sợ mà rời khỏi biển Nam Trung Hoa. Trong một bài phát biểu ngày 20/12/2018, Chuẩn đô đốc La Viện, Phó Viện trưởng Viện khoa học quân sự Trung Quốc, khẳng định yếu tố then chốt để Trung Quốc kiểm soát tình hình tại biển Nam Trung Hoa là sử dụng tên lửa hành trình đánh chìm hai tàu sân bay, tiêu diệt càng nhiều lính thủy Mỹ càng tốt. Trong lời hô hào tiêu diệt 10.000 lính Mỹ, ông tuyên bố: “Điều khiến Mỹ lo sợ nhất là bị thương vong. Chúng ta sẽ thấy Mỹ sợ hãi như thế nào”.

Có thể có những ý kiến bao biện rằng thái độ hiếu chiến như vậy của các sĩ quan PLA cấp cao không phản ánh chủ trương chính thức của Trung Quốc hoặc đơn giản đây chỉ là một cuộc chiến tranh thông tin, nhưng những lời biện hộ như vậy là không thỏa đáng. Không một ai trong số các sĩ quan cấp cao nói trên bị Trung Quốc công khai chỉ trích vì kích động chiến tranh, và Hải quân Trung Quốc vẫn có những hành động ngày càng nguy hiểm trên khắp vùng biển Nam Trung Hoa.

Ngày 30/9/2018, tàu khu trục Lan Châu của Hải quân Trung Quốc chỉ còn cách tàu USS Decatur khoảng 40 m khi cắt ngang mũi tàu chiến Mỹ tại khu vực gần Đá Gaven ở biển Nam Trung Hoa. Thuyền trưởng tàu Decatur buộc phải đánh lái đột ngột để tránh hành động khiêu khích của tàu Lan Châu. Hải quân Mỹ cho rằng hành động có toan tính của tàu Lan Châu nói theo ngôn ngữ ngoại giao là không an toàn và thiếu chuyên nghiệp, còn nói thẳng ra thì là hành động mưu sát.

Hải quân Trung Quốc, cùng với Lực lượng cảnh sát biển và  các lực lượng dân quân biển cũng đã đe dọa – và đánh chìm – tàu Việt Nam, truy đuổi tàu hải quân và tàu đánh cá của Philippines ra khỏi vùng biển này.

Đài Loan cũng có một vai trò quan trọng trong toan tính của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho PLA sẵn sàng đánh chiếm Đài Loan vào năm 2020. Với việc kiểm soát toàn bộ vùng biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc sẽ mở thêm một hướng tấn công khác cho lực lượng đánh chiếm Đài Loan của họ, qua eo biển Ba Sĩ.

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Nam Trung Hoa đương nhiên là không có giá trị. Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài thường trực tại La Hay đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với biển Nam Trung Hoa thông qua “đường 9 đoạn”, là phi pháp. Tuy nhiên, nếu xét tới tham vọng theo đuổi cuộc phục hưng vĩ đại của Tập Cận Bình thì có thể thấy quyền kiểm soát vùng biển trọng yếu giàu tài nguyên và có giá trị chiến lược toàn cầu này rõ ràng là mục tiêu đáng để Trung Quốc gây chiến – một cuộc chiến toàn cầu.

Đại họa với những hậu quả khôn lường

Theo cựu Trung tướng Thủy quân lục chiến Mỹ Wallace C. Gregson, Chiến tranh thế giới thứ nhất là câu chuyện cảnh giác về một sự việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại dẫn đến thảm họa toàn cầu.

Gregson cho biết: “Năm 1914, khi mà chiến tranh được xem là điều phi lý và khó xảy ra, một công nhân lang bạt đã ám sát Đại công tước Ferdinand và vợ ông ta. Hành động bạo lực này đã thổi bùng một cuộc chiến tranh không ai ngờ tới với mức độ khốc liệt chưa từng thấy”. Hơn 8 triệu binh lính đã thiệt mạng khi tham gia cuộc chiến, và có lẽ khoảng 13 triệu dân thường đã thiệt mạng do hậu quả của cuộc xung đột.

Bốn đế quốc lớn chịu trách nhiệm gây ra cuộc đại chiến – Nga, Áo-Hung, Đức và Ottoman – đều sụp đổ. Gregson nhận định: “Hiện nay, biển Nam Trung Hoa là khu vực nguy hiểm nhấ trên thế giới. Những tuyên bố thù địch và hành động khiêu khích tạo thành mồi lửa khô, chỉ còn chờ tia lửa là bùng lên thành thảm họa”.

Vậy thì bằng cách nào Trung Quốc có thể tạo ra “tia lửa” ở biển Nam Trung Hoa để làm bùng lên một thảm họa với những hậu quả khôn lường – một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Nhìn lại năm 2019: Môi trường chính trị bất ổn

Trong suốt năm 2019, Tập Cận Bình tiếp tục theo đuổi giấc mộng về “cuộc phục hưng vĩ đại” để thống nhất những vùng mà Bắc Kinh xem là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình. Công cụ của ông bao gồm cuộc chiến chính trị hung hăng và lực lượng quân sự ngày càng mạnh mẽ và tự tin thái quá.

Bất chấp lời cam kết của Tập Cận Bình năm 2014 về việc không quân sự hóa các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc vẫn xây dựng các căn cứ không quân và công trình phòng thủ tại đó và triển khai tàu chiến đến những căn cứ hải quân mới ở đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi. Tại biển Nam Trung Hoa, lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu đánh cá và tàu quân sự của các nước khác.

Tuy nhiên, các nước trên thế giới bắt đầu từng bước chống lại sự hung hăng quá mức của Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa.

Khi Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ tổ chức tập trận chung tại biển Nam Trung Hoa đầu năm 2019, Bắc Kinh đã được thông báo trước. Cuộc diễn tập Mỹ – Anh diễn ra ngay sau hoạt động tự do hàng hải đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 8/2019, gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Anh cam kết tái can dự vào khu vực để đối chọi với sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc và hoạt động quân sự hóa của nước này tại biển Nam Trung Hoa.

Đương nhiên là Trung Quốc chỉ trích gay gắt những hành động của Anh. Nhưng có lẽ điều khiến giới cầm quyền Bắc Kinh bực bội hơn nữa là mối quan ngại ngày càng lớn của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước những hành động hung hăng, bất hợp pháp của Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa và những hành động cưỡng ép thể hiện sự tha hóa của nước này trên toàn cầu.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thường bày tỏ mối lo ngại của NATO về tình hình tại biển Nam Trung Hoa và biển Hoa Đông, cũng như tái khẳng định việc NATO phản đối những hành động hăm dọa đơn phương mà có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng. Quyết tâm chính trị này được phản ánh trong cam kết mới của NATO về việc tăng chi tiêu quốc phòng và hiện đại hóa tiềm lực.

Điều cũng quan trọng không kém đối với vấn đề biển Nam Trung Hoa là cam kết của NATO về việc thúc đẩy sự ổn định ở nước ngoài thông qua các lực lượng viễn chinh có khả năng triển khai nhanh. Mặc dù vậy, Bắc Kinh tỏ ra xem nhẹ những quan ngại của NATO, cũng như khả năng đã được chứng minh của liên minh này trong việc tiến hành các hoạt động tác chiến lâu dài ở những vị trí xa xôi như Afghanistan sau vụ tấn công khủng bố 11/9 vào nước Mỹ.

Các quan chức cấp cao của EU cũng bày tỏ sự lo lắng về hành động phi pháp của Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc được xem là mối đe dọa trực tiếp đối với EU, trong bối cảnh EU đang tập trung vào việc tăng cường an ninh và hội nhập quốc phòng. EU đã tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như hợp nhất chính sách và năng lực phòng thủ với Quỹ phòng thủ châu Âu và Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO), bằng cách phát triển các lực lượng triển khai nhanh, và xây dựng Sáng kiến can thiệp châu Âu do Pháp thúc đẩy.

Để nêu bật mối lo ngại ngày càng lớn trước sự bành trướng của Trung Quốc, tháng 3/2019, Pháp đã điều tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle cùng một đội tác chiến gồm ba tàu khu trục, một tàu ngầm và một đội tàu tiếp tế đến khu vực này.

Lúc này, Trung Quốc phải đối mặt với một mặt trận thống nhất đang được hình thành gồm những quốc gia quyết tâm duy trì quyền tự do hàng hải tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Trong bối cảnh thái độ hung hăng trên biển và cuộc chiến chính trị của Trung Quốc với các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực ngày càng gia tăng, các nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam đã bắt đầu tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Chính phủ Philippines trước thời Duterte đã chính thức đề nghị Mỹ hỗ trợ theo Hiệp ước phòng thủ chung. Năm 1994 và một lần nữa vào năm 2012, các nhà lãnh đạo của Philippines đã sửn g sốt khi không được Chính phủ Mỹ ủng hộ trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm 1/3/2019 rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào các lực lượng, máy bay hoặc tàu thuyền của Chính phủ Philippines ở biển Nam Trung Hoa đều sẽ kích hoạt các cam kết theo Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung, chứng tỏ rằng một thế hệ quan chức an ninh quốc gia mới của Mỹ đã rút được kinh nghiệm từ những sia lầm trong mối quan hệ đồng minh trước đây. Quân đội Mỹ đã nhanh chóng tăng cường sự hiện diện của họ tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Trong một động thái tăng cường liên minh khác, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản tại biển Nam Trung Hoa đã mở rộng các hoạt động có sự phối hợp của tàu sân bay, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm. Động thái này phát đi một thông điệp rõ rang tới Bắc Kinh rằng biển Nam Trung Hoa vẫn là vùng biển chung chứ không phải cái “ao nhà” của Trung Quốc và biển Nam Trung Hoa sẽ không phải nơi ẩn náu an toàn cho lực lượng tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo của nước này. Màn thể hiện tinh thần đoàn kết này là sự khích lệ đáng kể chưa từng có đối với nhiều nước trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc.

Trong khi đó, Australia kêu gọi một giải pháp hòa bình cho tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng, nhưng tuyên bố nước này sẽ không để Trung Quốc thống trị biển Nam Trung Hoa. Máy bay do thám hàng hải P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Australia đã bắt đầu các chuyến bay hàng ngày trên biển Nam Trung Hoa như một phần của chiến dịch tuần tra hàng hải Operation Gateway. Quan trọng không kém, Australia cũng đã bắt đầu công khai những hình ảnh về các hoạt động bành trướng trên biển của Trung Quốc tại khu vực này.

Ngày càng lo lắng trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng đã tăng cường, dẫu có phần muộn màng, việc hợp tác với các thành viên khác của nhóm Bộ Tứ là Australia, Nhật Bản và Mỹ. Bốn nước này đã bắt đầu lên kế hoạch về việc phối hợp các hoạt động răn đe ở biển Nam Trung Hoa.

Năm 2020: Những dấu hiệu, cảnh báo và chiến tranh

Trung Quốc đã để lộ các báo cáo cho rằng Tập Cận Bình ra lệnh cho PLA dùng vũ lực để giành lại Đài Loan vào năm 2020. Bước sang năm 2020, Tập Cận Bình đã để mắt tới biển Nam Trung Hoa và coi đó là mục tiêu cũng có thể đạt được trong năm nay. Hai mục tiêu đan xen mật thiết với nhau. Trong đó, biển Nam Trung Hoa là mục tiêu cần đạt trước.

Ngày 21/1/2020, Tập Cận Bình ra lệnh triển khai 5 tàu nạo vét xây đảo cỡ lớn từ đảo Hải Nam, cùng với các tàu và trang thiết bị phụ trợ liên quan đến giai đoạn đầu của việc xây dựng đảo nhân tạo ở biển Nam Trung Hoa. Đích đến của những con tàu này là bãi cạn Scarborough, cách Luzon, hòn đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế lại thuộc sở hữu của Trung Quốc sau khi bị nước này chiếm đóng bất hợp pháp vào năm 2012, 124 dặm (gần 200 km). Cơ quan tình báo của Mỹ và các nước khác đã nhanh chóng phát hiện ra hoạt động này.

Một hòn đảo nhân tạo tại bãi cạn Scarborough sẽ mang đến cho Trung Quốc một căn cứ không quân và hải quân mà có thể ngăn chặn các lực lượng quân sự của Mỹ xâm nhập biển Nam Trung Hoa qua eo biển Ba Sĩ. Nó cũng mở đường cho cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan từ phía Nam.

Đáp lại, Mỹ và Philippines đã nhất trí tăng cường sự hiện diện quân sự quanh bại cạn Scarborough. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ đã chỉ đạo các hoạt động chuẩn bị bao gồm cả việc điều các lực lượng thuộc Hạm đội 7 của Mỹ “hạ trại” cách bãi cạn này 12 hải lý muộn nhất vào ngày 24/1.

Trong khi đó, Trung Quốc cho dàn hàng trăm tàu đánh cá, tàu hải cảnh và tàu dân quân biển khắp vùng biển Nam Trung Hoa, như trong chiến dịch dàn tàu để ngăn cản họa động xây dựng của Philippines tại quần đảo Trường Sa năm 2018. Trung Quốc hy vọng có thể hăm dọa và đánh lạc hướng lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu tại biển Nam Trung Hoa, và kéo lực lượng này ra khỏi bãi cạn. Trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự, các tàu không trực tiếp chiến đấu sẽ làm nhiệm vụ đánh lạc hướng và gây lúng túng cho các nhà chỉ huy liên quân, đồng thời liên tục cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hỏa lực cho PLA.

Ngày 26/1, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Nam Trung Hoa và thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm 1 tàu sân bay, 15 tàu chiến mặt nước và 10 tàu ngầm từ đảo Hải Nam tiến về phía Nam. Đồng thời, Không quân PLA đã triển khai máy bay chiến đấu tới đảo Hải Nam và các căn cứ dọc bờ biển Đông Nam của Trung Quốc, bao gồm các phi đội Su-27 Flankers và FB-7 Flounders có khả năng thực hiện các cuộc tấn công trên biển. Lực lượng tên lửa của PLA được bố trí ở Đông Nam Trung Quốc, đối diện với Đài Loan, cũng được đặt trong tình trạng báo động cao và được bổ sung nhiều trung đoàn với các loại tên  lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

Theo đề nghị của Trung Quốc, lực lượng không quân và hải quân Nga tại khu quân sự Viễn Đông cũng được đặt trong tình trạng báo động cao. Trung Quốc và Nga đã tiến hành các cuộc tập trận chung ngày càng tinh vi trong gần một thập kỷ qua. Trung Quốc kỳ vọng khả năng can dự quân sự của Nga sẽ giúp ngăn ngừa Mỹ tham chiến vì biển Nam Trung Hoa. Mặc dù Nga đã gián tiếp thông tin cho Mỹ rằng nước này sẽ không can dự vào cuộc chiến tại biển Nam Trung Hoa, nhưng Mỹ và Nhật Bản vẫn bắt tay vào việc xây dựng các phương án đối phó.

Trên phạm vi toàn cầu, Bắc Kinh đã dàn dựng các cuộc biểu tình hòa bình quy mô lớn thông qua các tổ chức thuộc Mặt trận thống nhất của họ tại những thành phố lớn. Đồng thời, nước này cũng tăng cường các cuộc tấn công mạng và bắt đầu các hoạt động phá hoại tại những thù địch nhằm làm gián đoạn các hoạt động quân sự và tiến trình ra quyết định cấp quốc gia.

Tuy nhiên, các chiến dịch ép buộc, răn đe và cuộc chiến chính trị của Bắc Kinh đều đã thất bại. Sau khi từ bỏ chính sách nhượng bộ kéo dài gần 4 thập kỷ đối với Trung Quốc, Mỹ đã chuẩn bị cho tình huống đối đầu quân sự.

Cùng với lực lượng không quân và hải quân của Nhật Bản, các lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động cao. Các máy bay chiến đấu bổ sung được triển khai tới khu vực này, và các tàu chiến đất mặt nước được điều động tới quần đảo Ryukyu ở phía Nam. Các lực lượng lục quân bổ sung của Nhật Bản được triển khai tới khu vực Nansei Shoto và được trang bị tên lửa chống hạm. Ý thức được việc các hoạt động thù địch tại biển Nam Trung Hoa có thể đe dọa nghiêm trọng tới Đài Loan, Đài Bắc cũng đặt các lực lượng vũ trang của mình vào tình trạng báo động cao nhất và bắt đầu các bước chuẩn bị cho phòng thủ dân sự.

Tàu USS Ronald Reagan, tàu xung kích của Hải quân Mỹ, cùng một nhóm tác chiến đã khởi hành về phía Đông đảo Okinawa, và nhóm tác chiến tàu sân bay thứ hai đã khởi hành từ San Diego. Hai phi đội máy bay tiêm kích tàng hình F-22 được tăng cường tới Thái Bình Dương, một phi đội tới căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa và phi đội còn lại tới Guam. Trong khi đó, hai máy bay ném bom tàng hình B-2 được triển khai tới Guam.

Thủy quân lục chiến Mỹ nhanh chóng thiết lập một loạt tiền đồn và đổ bộ lên các đảo nhỏ rải khắp khu vực. Được trang bị tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm tầm xa, Thủy quân lục chiến có thể góp phần quan trọng vào chiến lược “chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận” của liên quân tại biển Nam Trung Hoa. Các lực lượng vũ trang với khả năng tác chiến tương tự cũng bắt đầu được triển khai từ cá căn cứ của Mỹ tới Nhật Bản.

Ngày 28/1, Bắc Kinh tuyên bố tất cả các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ven bờ biển nước này đều là những khu vực cấm đối với lực lượng quân sự nước ngoài và toàn bộ vùng  biển bên trong cái mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn” thuộc lãnh hải của Trung Quốc. Bắc Kinh kiên quyết không cho phép bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền không được nước nào công nhận này.

Ngày 29/1, Trung Quốc tái dựng sự kiện giữa tàu Lan Châu và tàu USS Decatur ngày 30/8/2018, Bắc Kinh hoàn toàn chắc chắn về hệ quả của nó: Sẽ có nổ súng, và thương vong.

Tập Cận Bình và đội ngũ thân tín của ông tin rằng Mỹ sẽ xuống thang giống như lần trước. Nếu không thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng tin rằng lực lượng của họ sẽ đánh bại liên quân do Mỹ đứng đầu trong trường hợp xảy ra giao tranh.

Dường như không ai trong Bộ Chính trị bị ám ảnh bởi hồn ma của 22 triệu người chết trong cuộc đại chiến, hoặc những hình ảnh về sự sụp đổ và tiêu vong của các đế quốc Áo-Hung, Nga, Đức và Ottoman.

Giống như vụ ám sát đã thổi bùng ngọn lửa Chiến tranh thế giới thứ nhất, vụ việc châm ngòi cho một cuộc chiến tranh ở biển Nam Trung Hoa cũng đơn giản nhưng nghiêm trọng.

Một tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc, được tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, đã tiến thẳng về phía tàu USS Chancellorsville, một tàu tuần dương được trang bị tên lửa dẫn đường thuộc Hạm đội 7 của Mỹ. Mặc dù tàu Chancellorsville đã cảnh báo qua loa phát thanh về nguy cơ va chạm, nhưng hai con tàu Trung Quốc vẫn lao thẳng về phía tàu Mỹ. Sau khi cố gắng tránh né hai con tàu đang lao về phía mình và sử dụng mọi biện pháp hòa b2inh, tàu Chancellorsville đã bắn 4 phát cảnh báo từ khẩu pháo cỡ nòng 5 inch (127 mm) đặt phía trước tàu.

Chỉ trong vài phút, tàu khu trục Lan Châu (DDG-170) được trang bị tên lửa dẫn đường cảu Hải quân Trung Quốc vốn đang hoạt động cách đó khoảng 100 hải lý, đã bắn một loạt 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa YJ-62. Vậy là Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chiến tranh giành biển Nam Trung Hoa.

NATO lập tức kích hoạt Điều 5 của HIệp ước Washington và tiến hành các phản ứng quân sự, bao gồm cả việc nhanh chóng triển khai lực lượng tới biển Nam Trung Hoa và biển Hoa Đông để hỗ trợ các đối tác dân chủ truyền thống của họ tại đó. EU cũng nhanh chóng can dự, bằng việc khởi đ6ọng các cuộc tham vấn để kích hoạt Hiệp ước về Liên minh châu Âu, với lý do phòng thủ trước nguy cơ hành động gây hấn của Trung Quốc ảnh hưởng tới các vùng lãnh thổ của Pháp ở châu Á – Thái Bình Dương. Trên phạm vi toàn cầu, các nước trước kia vẫn hy vọng sẽ không bao giờ phải chọn phe trong một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc nhận ra rằng cuối cùng cũng đã đến lúc phải đứng về một bên.

Vậy là Trung Quốc đã thực sự bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Kerry K. Gershaneck & James E. Fanell

Giáo sư Kerry K. Gershaneck là một học giả thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Bắc, Đài Loan. Là cựu sĩ quan Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, trước đây ông là Giáo sư thỉnh giảng nổi tiếng tại Học viện Quân sự Hoàng gia Chulachomklao ở Thái Lan, đồng thời là Chuyên viên Nghiên cứu Cao cấp với CPG tại Đại học Thammasat (Bangkok) và là Chuyên viên cao cấp của Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS. (Từ The National Interest).

Thuyền trưởng James E. Fanell, Hải quân Hoa Kỳ (Ret.) Hiện là Uỷ viên Chính phủ tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva, Thụy Sĩ. Ông từng là một sĩ quan tình báo Hải quân sự nghiệp với các vị trí bao gồm Trưởng phòng Tình báo cho Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, là sĩ quan tình báo cấp cao cho Trung Quốc tại Văn phòng Tình báo Hải quân. (Theo The National Interest)

A War In The South China Sea Would Reshape Asia (And The World)

By Kerry K. Gershaneck & James E. Fanell

The National Interest

February 28-2020

It could start suddenly.

Key point: Both America and China have been preparing for such a fight.

China’s claims of South China Sea (SCS) ownership are illegal, but Beijing’s hyper-nationalistic officials increasingly encourage its forces to attack U.S. Navy ships operating lawfully there.

The People’s Republic of China (PRC) appears to be calling for war—a war it may well get. But it is a war that will not stay confined to that body of water, and a war that could ultimately end with regime change in Beijing.

One People’s Liberation Army (PLA) officer recently exhorted PLA Navy vessels to ram and sink U.S. Navy ships conducting freedom of navigation operations in the SCS. Another called for the sinking of two U.S. aircraft carriers and killing upward of 10,000 U.S. sailors to force the U.S. from these hotly contested waters.

“If the US warships break into Chinese waters again, I suggest that two warships should be sent: one to stop it, and another one to ram it,” said PLA Air Force Colonel Commandant Dai Xu on December 8, 2018. Dai, president of China’s Institute of Marine Safety and Cooperation, proposed these unprovoked acts of war in a highly publicized forum: at a conference sponsored by Beijing Global Times.

A senior PLA Navy officer then called for the sinking of two U.S. Navy aircraft carriers to “frighten” the U.S. away from the SCS. In a speech on December 20, 2018, Rear Admiral Luo Yuan, the deputy head of the Chinese Academy of Military Sciences, asserted that the key for Chinese domination of the SCS lies in using ballistic missiles to sink the two carriers, killing as many American sailors as possible.

“What the United States fears the most is taking casualties,” Luo said in his call to kill upwards of 10,000 U.S. sailors. “We’ll see how frightened America is,” he said.

Some might argue such belligerence from senior PLA officers does not reflect China’s official policy or is simply Information Warfare, but these defenses are disingenuous. None of the senior officers has been publicly chastised by the PRC for inciting war, and the PLAN is engaging in increasingly-dangerous actions across the SCS.

On September 30, 2018 the PLAN destroyer Lanzhou drove within forty-five yards of the USS Decatur as it crossed the bow of the American warship near the SCS’ Gaven Reef. The Decatur’s commander averted collision only by deftly swerving to escape the Lanzhou’s aggressive maneuverings. The U.S. Navy diplomatically called the Lanzhou’s premeditated action “unsafe and unprofessional,” but it might more aptly be described as “attempted murder.”

The PLAN, China’s military-run Coast Guard, and its maritime militias have also threatened—and sank—Vietnamese ships, and has chased Philippine Navy and fishing fleets from Philippine waters.

Taiwan plays a major role in Beijing’s SCS calculus, as well. China’s ruler Xi Jinping has ordered the PLA to be ready to invade Taiwan by 2020. By taking exclusive control of the SCS, China has another angle of attack for its Taiwan invasion force, from the Bashi Channel.

China’s claims to ownership of the SCS are bogus, of course. On July 12, 2016, the Permanent Court of Arbitration in The Hague released the Arbitral Tribunal’s determination that China’s claim to “historic” SCS rights, through its so-called “nine-dash-line,” was illegal.

But in Beijing’s pursuit of Xi’s “Great Rejuvenation,” control over this resource-rich, strategically vital global commons is apparently worth a war—a world war.

“Conflagration with Unimagined Consequences”

The First World War offers a cautionary tale of how a seemingly minor incident can lead to global carnage, says former U.S. Lieutenant General Wallace C. Gregson.

“In 1914, during an era when war was considered illogical and unlikely, an itinerant worker killed Archduke Ferdinand and his wife,” says Gregson. “This violent act sparked an unexpected war of unprecedented carnage.” More than eight million died fighting the war, and perhaps thirteen million civilians died as a result of the conflict.

Four major empires, each bearing responsibility for the conflagration, collapsed: the Russian, Austro-Hungarian, German, and Ottoman.  

“Today the South China Sea is the most dangerous area in the world,” observed Gregson, a seasoned U.S. Marine Corps combat veteran. “Hostile statements and aggressive actions create dry tinder, awaiting only a spark to burst into conflagration—with unimagined consequences.”   

How, then, might China engineer a violent confrontation in the SCS that would spark a conflagration of unimagined consequences, a new world war?  

2019 Retrospective: A Shifting Political Environment

Through 2019, Xi Jinping continued to pursue his vision of the “Great Rejuvenation” to achieve “unification” of areas Beijing perceived as China’s sovereign territory. His tools included aggressive political warfare and increasingly capable, overly-confident military forces.

Despite Xi’s 2014 promise to not militarize China’s artificial islands in the Spratly Islands, China built air bases and defensive fortifications there and deployed warships to new naval bases on Fiery Cross, Mischief Reef and Subi Reef. In the SCS, China’s Navy, Coast Guard, and the People’s Armed Forces Maritime Militia harassed other nations’ fishing boats and military vessels.

However, nations from around the world began to slowly push back against China’s overt SCS aggression.

When the British Royal Navy and U.S. Navy held joint exercises in the SCS in early 2019, Beijing was put on notice. The United Kingdom-U.S. exercise followed closely the Royal Navy’s first freedom of navigation operation the previous August, near the contested Paracel Islands. London committed Great Britain to re-engagement in the region to combat China’s growing strength and militarization of the SCS.

Beijing sharply criticized the UK’s actions, of course. But perhaps less well appreciated by Beijing’s rulers was the growing concern by the European Union (EU) and the North Atlantic Treaty Organization (NATO) regarding China’s illegal assertiveness in the SCS, and its corrupt and coercive activities globally.

NATO Secretary General H.E. Mr. Jens Stoltenberg often stated NATO’s “concern about the situation in the East and South China Seas” and reaffirmed NATO’s “opposition to unilateral coercive actions that could alter the status quo and increase tensions.” This political resolve was reflected in renewed commitment of NATO to increase defense spending and modernize capabilities.

As important from the SCS perspective, NATO’s commitment included the projection of “stability abroad” through rapidly deployable expeditionary forces. Nevertheless, Beijing seemed to dismiss NATO’s concerns, and the Alliance’s proven ability to conduct sustained combat operations in such distant locations as Afghanistan following the 9/11 terror attacks on the United States.

Senior EU officials echoed concerns about China’s unlawful conduct in the SCS. China’s expansionism was seen as a direct threat to the EU, as the EU focused on enhanced security and defense integration. The EU boosted its military readiness, and integrated defense policy and capabilities with the European Defense Fund and Permanent Structured Cooperation, by bolstering rapid deployment forces, and through the creation of the French-driven European Intervention Initiative.

To highlight Europe’s growing concern with China’s expansionism, in March, France sent its nuclear-powered aircraft carrier Charles de Gaulle with a battle group of three destroyers, a submarine and a supply vessel into the region.

China now faced an evolving united front of nations committed to maintaining freedom of navigation in the world’s most vital waterways.

As PRC maritime aggressiveness and political warfare become more intense towards other regional claimants, Southeast Asian countries such as the Philippines and Vietnam began to ask for international help.

The post-Duterte Philippines government formally requested U.S. support under the Mutual Defense Treaty (MDT). In 1994 and again in 2012, Philippine leaders were shocked by the U.S. government’s failure to back it in territorial disputes with China. However, when U.S. Secretary of State Mike Pompeo stated on March 1, 2019, that “any armed attack on Philippine forces, aircraft, or public vessels in the South China Sea will trigger mutual defense obligations under Article 4 of our Mutual Defense Treaty,” it was clear that a new generation of American national security managers clearly learned from this past alliance mismanagement. The U.S. military rapidly increased its presence in the Philippines’ exclusive economic zone waters.

In another alliance-strengthening move, the U.S. Pacific Fleet and Japan’s Maritime Self Defense Forces in the SCS expanded combined carrier flight and naval surface and submarine operations. This sent a clear signal to Beijing that the SCS remained global commons, and not China’s private lake, and that the SCS would not be a safe haven for its ballistic missile submarine force. This show of unity greatly encouraged many nations that had seen little meaningful pushback against China’s expansionist activities.

Meanwhile, Canberra called for a peaceful resolution to the increasingly tense situation, but it said it would not “sit by and watch China dominate the South China Sea.” Australia’s RAAF “Operation Gateway” P-8A Poseidon maritime surveillance aircraft began flying daily missions over the SCS. As important, Australia began publicizing imagery of China’s rapidly expanding maritime activities there.

India, increasingly concerned about China’s expansion into the Indian Ocean, belatedly enhanced maritime cooperation with the other members of the “Quad”: Australia, Japan, and America. The four countries began planning for combined SCS “dissuasion” operations.

2020: Indications, Warnings, and War

China often leaked reports that Xi Jinping had ordered the PLA to be able to take Taiwan by force by the year 2020. As January 1, 2020 dawned, Xi also had his eyes on the SCS as an achievable objective that year. The two objectives were inextricably linked. The SCS would be taken first.

On January 21, 2020, Xi ordered five large island-building dredges to deploy from Hainan Island, along with auxiliary vessels and equipment associated with the initial SCS artificial island construction. Their destination: Scarborough Shoal, 124 miles off Luzon, claimed by the Philippines but effectively owned by China since it illegally took control of it in 2012. American and other countries’ intelligence organizations quickly detected the movements.

An artificial island at Scarborough Shoal would provide the PRC an air and naval base that would block American military entry into the SCS via the Bashi Channel. It would also provide a southern avenue of attack for a Taiwan invasion.

In response, the U.S. and the Philippines agreed to increase military presence around Scarborough Shoal. The U.S. Indo-Pacific Command directed preparatory actions, to include ordering the U.S. Seventh Fleet forces to “take station” twelve nautical miles off the shoal no later than January 24.

Meanwhile, China “swarmed” hundreds of fishing boats, Coast Guard vessels, and maritime militia ships across the SCS, similar to its swarming operation to stymie Philippine construction in the Spratlys in late 2018. China hoped to intimidate and deceive U.S.-led coalition forces in the SCS, and to draw them from the shoal. In a military confrontation, the intermingled “non-combatant” vessels would distract and confuse coalition commanders, and provide the PLA continuous intelligence and fire direction support.

On January 26, the PRC declared an Air Defense Identification Zone (ADIZ) over SCS, and a task force including its one aircraft carrier, fifteen surface combatants, and ten attack submarines set sail south from Hainan Island. Simultaneously, PLA Air Force deployed fighter/attack aircraft to Hainan and bases along China’s southeast coastline, to include squadrons of Su-27 Flankers and FB-7 Flounders capable of maritime strike operations. PLA Rocket Forces opposite Taiwan in southeast China were placed on highest alert, armed with multiple regiments of short-and medium-range ballistic missiles.

Russian naval and air forces in Far East Military District were placed at a heightened state of alert, at Beijing’s request. Beijing and the Russian Federation conducted increasingly sophisticated military exercises together for nearly a decade. China hoped Russia’s perceived possible military engagement would help dissuade the U.S. from fighting for the SCS. Although Russia sent backchannel messages to Washington it would not engage in a fight for the SCS, the United States and Japan began contingency planning.

Globally, Beijing orchestrated mass demonstrations and “peace protests” by its United Front organizations in major cities. Simultaneously, it accelerated cyber attacks and began sabotage operations in “enemy” countries to disrupt military operations and national-level decision-making processes.

But Beijing’s coercive deterrence and political warfare campaigns had already failed. Washington, having thrown off a nearly four-decade policy of appeasement towards China, prepared for military confrontation.

With Japanese air and naval forces, U.S. forces assigned to Japan were ordered to heightened alert status. Additional combat aircraft were deployed to the region, and naval surface combatants were deployed to the southern Ryukyu Islands. Additional Japanese ground forces deployed to the Nansei Shoto area, equipped with anti-ship missiles.

Well aware that hostilities in the SCS could fatally threaten Taiwan, Taipei placed its armed forces on highest alert as well, and began civil defense preparations.

The U.S. Navy’s forward-deployed aircraft carrier, the USS Ronald Reagan, sailed east of Okinawa with a battle group, and a second carrier battle group set sail from San Diego. Two additional squadrons of F-22 stealth fighters were deployed to the Pacific, one squadron to Kadena Air Base on Okinawa and the other to Guam. Meanwhile, B-2 stealth bombers deployed to Guam.

U.S. Marines quickly established a series of small island outposts and embarked on small amphibious platforms spread across the region. Armed with anti-aircraft and long-range anti-ship missiles, the Marines would contribute significantly to the coalition’s SCS “anti-access/area denial” strategy. Army forces with similar capabilities began deploying from U.S. bases to Japan.

On January 28, Beijing declared all of its coastal Exclusive Economic Zones (EEZs) to be “foreign military-free zones” and defined all sea space inside China’s declared “9-Dashed Line Map” to comprise China’s “Blue Sovereign Soil.” Beijing insisted “no exceptions will be allowed” to this unilateral maritime sovereignty designation.

On January 29, the PRC initiated a virtual repeat of its September 30, 2018 Lanzhou-USS Decatur incident. There were no illusions in Beijing about the consequences: there would be shooting, and casualties.

But Xi and his inner circle were confident the U.S. would back down as it had so often done in the past. If not, they were confident their forces would defeat the U.S.-led coalition forces if a battle ensued.

No one in the Politburo seemed haunted by the ghosts of The Great War’s nearly twenty-two million dead, or by visions of the shattered and forgotten Austro-Hungarian, Russian, German, and Ottoman empires.

Like the assassination that sparked World War I, the incident that started the SCS war was simple, but violent.

A PRC-flagged fishing ship, with a Chinese Coast Guard cutter escort, made a “beeline” track directly towards the USS Chancellorsville, a U.S. Seventh Fleet guided missile cruiser. Despite the Chancellorsville’s radio warnings to the Chinese ships that they were on a collision course, the two Chinese ships continued directly towards the U.S. ship.

After attempting to evade the oncoming ships and exhausting all other peaceful options, the Chancellorsville fired four warning shots fired from its forward 5-inch gun.

Within minutes, the PLA Navy guided missile destroyer Lanzhou (DDG-170), operating over the horizon some 100nm away, fired a salvo of four YJ-62 long-range anti-ship cruise missiles.

Thus, China began its war for the South China Sea.

NATO immediately invoked Article 5 of the Washington Treaty and implemented Military Response Options, to include immediate force deployments to the South and East China Seas in support of NATO’s long-standing democratic partners there. The EU rapidly engaged as well, initiating consultations to invoke the Treaty on European Union, ostensibly for defense against Chinese aggression impacting France’s Asia-Pacific territories.

Globally, countries that hoped that they would never have to choose sides in a war between the U.S. and China found it was finally time to choose sides.

China had, in effect, begun World War III.

Kerry K. Gershaneck & James E. Fanell

Professor Kerry K. Gershaneck is a Visiting Scholar at the Graduate Institute of East Asian Studies, National Chengchi University, Taipei, Taiwan. A former U.S. Marine Corps officer, he was previously the Distinguished Visiting Professor at Chulachomklao Royal Military Academy in Thailand, as well as a Senior Research Associate with CPG at Thammasat University (Bangkok) and a Senior Associate with Pacific Forum CSIS. (From The National Interest).

Captain James E. Fanell, U.S. Navy (Ret.) is currently a Government Fellow at the Geneva Centre for Security Policy, Switzerland. He served as a career naval intelligence officer whose positions included the Chief of Intelligence for the U.S. Pacific Fleet and the U.S. 7th Fleet, as the senior intelligence officer for China at the Office of Naval Intelligence.(From The National Interest).

Related posts