- Tuyết Mai
Điều kiện sống của người dân Triều Tiên dưới sự cai trị của gia đình họ Kim vẫn luôn là tâm điểm của các cuộc thảo luận trên thế giới. Trong “Sách Trắng về Nhân quyền của Triều Tiên năm 2020” của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc (Korea Institute for National) công bố vào ngày 12/5 vừa qua, chỉ ra những năm gần đây chứng kiến sự gia tăng đáng kể số án tử hình tại Triều Tiên đối với hành vi lạm dụng ma túy, tàng trữ và phổ biến phim truyền hình Hàn Quốc, thậm chí cả những người truyền bá tư tưởng Kitô giáo và tàng trữ Kinh thánh cũng bị xử tử công khai.
Theo Nhật báo Trung ương (JoongAng Ilbo) tại Hàn Quốc, nội dung của sách trắng cho biết thực trạng người dân Triều Tiên xem và truyền bá phim truyền hình Hàn Quốc ngày càng tăng lên đã kích thích chính quyền Bình Nhưỡng tăng cường lệnh cấm và trừng phạt. Ví dụ, một người đào thoát Triều Tiên đã chỉ ra hồi năm 2014 tại quảng trường ở thành phố Thanh Trấn thuộc tỉnh North Hamgyong (Hàm Kinh Bắc), chính quyền đã hành quyết người dân buôn lậu phim truyền hình Hàn Quốc và ma túy; cùng năm tại thành phố Huệ Sơn tỉnh Ryanggang (Lương Giang) chính quyền cũng hành quyết hai người đàn ông với tội danh phổ biến phim Hàn Quốc và cung cấp địa điểm bán dâm.
Người đào thoát Triều Tiên cũng cho biết chính quyền nước này cấm truyền bá Kitô giáo, nếu tàng trữ Kinh thánh cũng sẽ bị xử tử công khai. Tình hình nhân quyền trong các nhà tù của Triều Tiên còn nghiêm trọng hơn, chính quyền thường vượt quá giới hạn pháp lý khi xử tử tù nhân mà không cần xét xử. Người đào thoát Triều Tiên cũng đề cập rằng vào năm 2013, trong Trại tập trung Chongori ở North Hamgyong xảy ra chuyện tù nhân đánh nhau và một người đã bị thiệt mạng, sau đó một tù nhân tham gia đánh nhau đã bị xử bắn ngay trước mắt các tù nhân.
Theo Sách Trắng, mặc dù chính quyền Triều Tiên thường tiến hành các vụ hành quyết công khai, nhưng trong những năm gần đây nhà cầm quyền đã hạn chế ép buộc người dân địa phương phải đến hiện trường vụ hành quyết để theo dõi, vì vậy số người đến hiện trường xem đã giảm dần.
Thảm kịch tại Trại tập trung
Năm 2018, theo Thông tấn xã châu Á (The Asahi Shimbun) của Nhật Bản, cơ quan này đã phỏng vấn một phụ nữ Triều Tiên có tên hiệu là Eun-sook, là người đã từng bị giam giữ tại Trại tập trung Chongori ở thành phố Hoeryong tỉnh North Hamgyong, cũng được gọi là Kyo-hwa-so số 12 (Kyo-hwa-so No.12).
Eun-sook cho biết trại tập trung nằm ở khu vực miền núi và giam giữ tổng cộng khoảng 2.000 tù nhân nam và 600 tù nhân nữ, chủ yếu giam giữ những người đào tẩu bị Trung Quốc hồi hương (chiếm 60%), những trường hợp khác bao gồm nghiện ma túy và xem phim truyền hình Hàn Quốc. Các tù nhân phải chen chúc nhau trong phòng giam, đến mức khi ngủ muốn trở mình cũng khó khăn.
Eun-sook cho biết nhiều tù nhân trong trại tập trung này thường bị bệnh tật và thiệt mạng do suy dinh dưỡng hoặc môi trường vệ sinh kém. Mỗi bữa ăn của người tù chỉ được 150 gram bột ngô và một bát canh mặn.
Năm 2012, một báo cáo được công bố bởi Ủy ban Nhân quyền Triều Tiên (Committee for Human Rights in North Korea) – một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington (Mỹ), cũng đã dẫn lời một người đào thoát từng bị giam giữ tại Kyo-hwa-so số 12 cho biết, khoảng 800 người đã chết trong 8 tháng ông bị giam giữ.
Nhà tù đáng sợ của Triều Tiên
Một cựu tù nhân Triều Tiên quốc tịch Mỹ tiết lộ rằng việc đối xử với người nước ngoài có thể tốt hơn đôi chút, nếu nằm trong số hàng trăm ngàn tù nhân người bản địa Triều Tiên thì còn bị buộc phải đào mộ cho chính mình, bị tấn công tình dục như một hình phạt, và sau đó bốc hơi khỏi thế giới.
Theo báo cáo của BBC, vào năm 2012, nhà truyền giáo Kenneth Bae đã bị chính quyền Triều Tiên bắt giữ vì bị xem là kẻ thù của Cộng hòa Dân chủ Dân chủ Triều Tiên. Ông vốn là một người Hàn Quốc, và sau đó nhập tịch thành một công dân Mỹ. Ông đã đến Triều Tiên nhiều lần, khi bị bắt người ta lục thấy trong người ông có một ổ cứng có thông tin liên quan đến Cơ đốc giáo, vì “tội ác” này ông đã bị kết án 15 năm cải tạo lao động.
Nhà truyền giáo Kenneth Bae đã ghi lại trong hồi ký rằng, trong tháng đầu tiên bị vào tù ngày nào ông cũng bị thẩm vấn từ 8 giờ sáng đến 10 hoặc 11 giờ tối, sau đó bị ép buộc phải viết hàng trăm trang sám hối, cuối cùng ông bị đưa đến trại lao động. Trong trại lao động mỗi ngày phải thức dậy lúc 6 giờ sáng, sau đó làm công việc nặng nhọc, một tuần có 6 ngày di chuyển đá và khai thác than từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Trong 735 ngày cải tạo lao động như vậy khiến ông mất tổng cộng khoảng 27 cân, tình trạng sức khỏe của ông dần xấu đi khiến ông thường xuyên phải đến bệnh viện để điều trị. Ngoài việc bị hành hạ về thể xác thì về tinh thần ông còn phải chịu đựng cảm giác bị cô lập.
Nhà truyền giáo Kenneth Bae cũng kể về một người Triều Tiên thẩm vấn luôn nói với ông rằng, “Không có ai nhớ đến ông. Chính phủ của ông cũng như thế giới sẽ quên mất ông. Ông đừng mơ được về nhà sớm, sẽ phải ở trong tù 15 năm, đến khi được thả ra ông đã 60 tuổi rồi.”
Nhà truyền giáo Kenneth Bae kể lại rằng vào thời điểm đó ông cảm thấy bản thân như một con côn trùng rơi vào mạng nhện, càng giãy càng bị thắt chặt, như số phận đến hồi kết.
Tuyết Mai
TT Trump gọi ông Obama là tổng thống ‘cực kỳ bất tài’
Tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật (17/5) đã gọi cựu Tổng thống Barack Obama là “cực kỳ bất tài”. Ông Trump đưa ra phát biểu như vậy sau khi được phóng viên hỏi về việc ông Obama chỉ trích cách chính quyền Trump ứng phó đại dịch virus corona.Embed from Getty Images
“Hãy xem, ông ta là một tổng thống bất tài. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Cực kỳ bất tài”, ông Trump nói với báo giới có mặt tại Tòa Bạch Ốc hôm 17/5.
Tổng thống Trump cho biết ông chưa xem các phát biểu của ông Obama và ông cũng không đưa ra bình luận gì thêm về người tiền nhiệm.
The Hill cho biết họ đã liên lạc với một phát ngôn viên của cựu Tổng thống Obama để yêu cầu bình luận về phát biểu mới nhất của Tổng thống Trump, nhưng không nhận được câu trả lời.
Trước đó, vào hôm thứ Bảy (16/5), cựu Tổng thống Obama nói trong bài phát biểu trực tuyến với các trường cao đẳng và đại học của cộng đồng người da màu rằng đại dịch virus corona đã phơi bày sự thiếu thốn người có trình độ lãnh đạo tại nước Mỹ.
“Hơn bất cứ điều gì, đại dịch này cuối cùng đã hoàn toàn xé bỏ bức màn quan điểm cho rằng rất nhiều người chịu trách nhiệm lãnh đạo biết điều họ đang làm”, ông Obama nói mà không nêu đích danh quan chức cụ thể nào.
“Rất nhiều người trong số họ thậm chí không biết giả vờ chịu trách nhiệm”, ông Obama nói thêm.
Cựu Tổng thống Obama đã kiềm chế chỉ trích ông Trump kể từ khi tỷ phú địa ốc làm chủ Tòa Bạch Ốc vào đầu năm 2017. Tuy nhiên, thời gian gần đây, từ sau khi chính thức tuyên bố ủng hộ ứng viên tổng thống 2020 Joe Biden, vị cựu Tổng thống của Đảng Dân chủ đã liên tiếp lên tiếng phê phán gay gắt ông Trump và chính quyền đương nhiệm.
Theo Reuters, trong hội nghị trực tuyến vào tối thứ Sáu (8/5) với Obama Alumni Association, hiệp hội tập hợp khoảng 3.000 cựu nhân viên chính quyền Obama, cựu tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ đã lên án mạnh mẽ cách tổng thống Trump xử lý đại dịch virus corona và kêu gọi những người ủng hộ ông hậu thuẫn cho ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden để ông này có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 3/11.
Ông Obama khi đó đã gọi cách ứng phó khủng hoảng sức khỏe của chính quyền Trump là “thảm họa hỗn loạn tuyệt đối”.
Trước khi gọi ông Obama là tổng thống “cực kỳ bất tài”, hôm 14/5, ông Trump cũng đã kêu gọi Quốc hội Mỹ yêu cầu vị tổng thống tiền nhiệm ra khai chứng trong một vụ mà ông gọi là “Obamagate” – vụ bê bối theo dõi và phá hoại chính quyền của ông khiến cựu cố vấn an ninh Michael Flynn phải vào tù một cách oan trái.
“Nếu tôi là một Thượng nghị sĩ hoặc một Dân biểu, người đầu tiên mà tôi sẽ gọi để khai chứng trong vụ bê bối và tội phạm chính trị lớn nhất, lớn vô cùng, trong lịch sử Hoa Kỳ là cựu Tổng thống Barack Obama. Ông ta biết tất cả!”, ông Trump viết trên Twitter.
“Hãy làm vậy đi, ông Lindsey Graham, hãy làm đi. Đừng làm chàng tốt bụng nữa. Không nói suông nữa!”, ông viết thêm.
Cuối tuần trước, một số nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa cũng đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra đối với cựu Tổng thống Barack Obama và sự hiểu biết của chính quyền Obama về hành vi gián điệp Tổng thống Donald Trump.
Như Ngọc
Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu TQ không cản trở nhà báo Mỹ tại Hồng Kông
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ Nhật (17/5) nói rằng ông nhận thấy chính quyền Trung Quốc đã đe dọa can thiệp vào công việc của nhà báo Mỹ tại Hồng Kông. Ông nhấn mạnh bất kỳ quyết định nào của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến quyền tự chủ của Hồng Kông đều có thể tác động đến đánh giá của Mỹ về vị thế đặc biệt của hòn đảo dân chủ này.
Theo Reuters, Ngoại trưởng Pompeo nói trong một tuyên bố phát đi hôm 17/5 rằng: “Những nhà báo này là thành viên của báo chí tự do, không phải là cán bộ tuyên truyền và các bài báo của họ mang lại giá trị cho công dân Trung Quốc và thế giới”.
Anh Quốc đã trao trả Hồng Kông về Trung Quốc năm 1997 và lãnh thổ này được Bắc Kinh cam kết trao quyền “tự trị mức độ cao” trong vòng 50 năm. Việc được hưởng quyền tự trị này khiến Hồng Kông được Mỹ trao vị thế đặc biệt, được hưởng các quyền lợi kinh tế trong giao thương với Mỹ mà Trung Quốc đại lục không có. Nhờ vị thế đặc biệt đó, Hồng Kông đã trở thành trung tâm tài chính hàng đầu Châu Á và thế giới.
Ngoại trưởng Pompeo hôm 6/5 thông báo rằng Bộ Ngoại giao đang hoãn gửi Quốc hội báo cáo đánh giá liệu Hồng Kông có đang được hưởng quyền tự trị đầy đủ từ Trung Quốc hay không. Đây là điều kiện tiên quyết để Hồng Kông nhận được ưu đãi đặc biệt từ Mỹ theo luật pháp Mỹ.
Trong thông báo hôm 6/5, ông Pompeo nói rằng việc hoãn gửi báo cáo là để cho phép bổ sung bất kỳ hành động nào mà Bắc Kinh có thể dự tính thực hiện với Hồng Kông trước thềm Hội nghị Nhân dân Toàn Quốc diễn ra vào ngày 22/5.
Có thông tin cho rằng, chính quyền Đặc khu Hồng Kông với sự chỉ đạo của giới chức Bắc Kinh đã gia tăng trấn áp những người liên quan tới tổ chức biểu tình Hồng Kông năm 2019 nhân lúc thế giới đang dồn sự chú ý vào đại dịch virus corona.
Người Hồng Kông cũng đang dần nối lại các cuộc biểu tình kháng nghị chính quyền và đã bị cảnh sát thẳng tay đàn áp.
Trong hoạt động đấu tranh dân chủ ngày 10/5, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 100 người. Cảnh sát thường phục, cảnh sát chống bạo động lập thành phòng tuyến chặn người dân vào trung tâm mua sắm MOKO tại Vượng Giác (Mongkok), tâm điểm của cuộc biểu tình hôm 10/5.
Sự vụ về Hồng Kông là một trong nhiều điểm nóng dẫn tới căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua. Trong đó, tâm điểm là dịch bệnh virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc và hiện đang càn quét toàn cầu.
Ngoại trưởng Pompeo cũng như Tổng thống Trump đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc Trung Quốc xử lý sai dịch bệnh virus corona trong giai đoạn đầu khiến nó từ một dịch bệnh địa phương trở thành đại dịch toàn cầu.
Trước đây, ông Pompeo đã công khai gọi virus corona là ‘viêm phổi Vũ Hán’. Gần đây ông lại liên tục lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền che giấu dịch bệnh trong giai đoạn đầu, nói thẳng vấn đề liên quan với Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán, và còn nhiệt tình hô hào yêu cầu ĐCSTQ bồi thường.
Việc ông Pompeo thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật của ĐCSTQ đã khiến họ điên cuồng đáp trả. Bộ máy truyền thông cấp cao của ĐCSTQ gồm Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, Đài truyền hình Trung ương CCTV… chụp cái mũ xấu xí lên Ngoại trưởng Mike Pompeo. Họ dùng những từ ngữ chỉ dành để miêu tả phần tử khủng bố hoặc tội phạm vô nhận đạo để nói về ông Pompeo, chẳng hạn như “Để lộ bộ mặt khủng khiếp nhất”, “kẻ thù của nhân loại”, “đi quá ranh giới tối thiểu”, v.v…
Xuân Thành