Đất nước bị cai trị bởi những tên hề nhưng tại sao vẫn còn cai trị?

Trần Trung Đạo

9-6-2020

Hình như Thủ tướng Cộng sản Nguyễn Xuân Phúc cố tình, mỗi khi nghĩ rằng người dân đã quên mình là môt danh hài, ông ta có ngay một câu khác để chọc mọi người cười. Câu nói mới nhất: “Trước đây, sau năm 1975 một thời gian dài, người ta nói: ‘Nếu cái cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết’. Còn bây giờ, tại nước Mỹ những tháng qua và nhiều nước khác thì ‘Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam’.

Qua nay, ai đọc câu nói của Nguyễn Xuân Phúc đều không thể nín cười vì thoạt nghe câu nói rất là hài. Thật ra Nguyễn Xuân Phúc không nói sai hết và cũng không nên cười ngay.

Lần đầu tiên, một thủ tướng CS thừa nhận câu nói của nghệ sĩ Trần Văn Trạch là đúng. Câu nói đó sẽ sống mãi trong văn học dân gian bên cạnh dòng lịch sử chính thống của Việt Nam mai sau. Nhắc lại câu nói đó, Nguyễn Xuân Phúc cũng gíup nhắc lại một giai đoạn đói khổ, ngục tù qua “kinh tế mới”, “đánh tư sản”, tù “cải tạo”, chết trên biển cả, chết giữa rừng già, nói chung sự chịu đựng vô bờ bến của dân tộc Việt Nam, nhất là người dân miền Nam những năm sau 1975. Đau thương đến nỗi nghệ sĩ Trần Văn Trạch phải ví von trong cay đắng nếu cây trụ đèn mà đi được cũng đã bỏ nước ra đi.

Trong ký ức của thế hệ Việt Nam từ 50 tuổi trở lên dù còn ở lại hay may mắn vượt biển ra đi được, thảm cảnh Việt Nam sau 1975 như TT CS Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận, vẫn còn là một ám ảnh hãi hùng. Mỗi khi nhắc lại chuyện người Việt đã chết ra sao sau 1975, dù trong tiệc cưới, không khí cũng sẽ tự nhiên chìm vào im lặng như để khóc thương và tưởng niệm.

Phần sau dĩ nhiên là phần đóng góp của danh hài Nguyễn Xuân Phúc. Không riêng ông ta mà cả các thế hệ lãnh đạo đảng đều là những danh hề. Không giống như Mikhail Gorbachev hay Đặng Tiểu Bình còn có cái đầu, các lãnh đạo CSVN chỉ có túi tham quyền lực không đáy.

Nhưng tại sao họ tồn tại? Họ tồn tại chỉ vì chung quanh họ còn có một thành phần chịu làm phên giậu để bao che, chịu làm làm xăng nhớt cho bộ máy độc tài.

Related posts