Tình báo Mỹ: Tướng Trung Quốc hạ lệnh ‘dạy Ấn Độ bài học’, nhưng phản tác dụng

  • Trí Đạt

Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, sự kiện xung đột quân sự ở khu vực biên giới Trung – Ấn tại thung lũng Galwan gần đây, là do một tướng lĩnh cấp cao của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trao quyền cho bộ đội của họ phát động tấn công, dẫn đến xung đột đẫm máu. 

Sau sự kiện xung đột bạo lực tại khu vực tranh chấp biên giới Trung – Ấn, một đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc Srinagar-Ladakh vào thứ Tư, ngày 17/6/2020. (Ảnh: Faizan Mir/Shutterstock).

Theo U.S.News & World Report đưa tin, nhân sĩ quen thuộc thông tin tình báo cho biết, Tư lệnh viên Chiến khu Tây bộ của ĐCSTQ là Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi) đã phê chuẩn hành động tấn công quân nhân Ấn Độ lần này. Nhân sĩ giấu tên nói, ông Triệu Tông Kỳ từng giám sát cục diện giằng co trước đó giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trước đó ông từng bày tỏ lo lắng, phía Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biên giới nhất định không được thể hiện mềm yếu, và cho rằng cuộc đối đầu tuần trước là một phương pháp giải quyết vấn đề, đây là “cho Ấn Độ một bài học”.

Thông tin tình báo trái ngược với cách nói của phía Trung Quốc sau khi xung đột bùng nổ. Tình báo đánh giá, xảy ra sự kiện xung đột đẫm máu này, không phải là kết quả của việc mất kiểm soát khi tình hình xung đột căng thẳng, mà là Bắc Kinh quyết định cố ý đưa ra hành động, mục đích là thể hiện thực lực cho Ấn Độ thấy. Tình huống lần này khác với các tình huống xung đột xảy ra trước đó.

Truyền thông đưa tin, trong cuộc xung đột này, ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ và 35 quân nhân Trung Quốc tử vong, và hai bên đều có quân nhân bị đối phương bắt giữ, nhưng sau đó đã được thả.

ĐCSTQ tính toán sai

Tuy nhiên, lần này phía Trung Quốc đã tính toán sai, bởi vì sự kiện này xảy ra đã châm ngọn lửa tức giận mãnh liệt tại Ấn Độ. Bắc Kinh có ý đồ khiến Ấn Độ càng phục tùng Trung Quốc hơn trong các cuộc đàm phán trong tương lai, bao gồm cả vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Nhưng tình hình phát triển sau đó dường như đã có tác dụng ngược, sự kiện này lại khiến Ấn Độ càng tẩy chay Trung Quốc, khiến Ấn Độ sát lại gần Mỹ hơn.

Mấy tháng qua Mỹ vẫn luôn gây áp lực cho Ấn Độ, yêu cầu Ấn Độ phải từ chối để cho hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc là Huawei tham gia vào xây dựng mạng 5G tại Ấn Độ. Sau khi trải qua sự kiện xung đột tuần trước, người dân Ấn Độ đã xóa ứng dụng TikTok phiên bản quốc tế trên điện thoại của mình, và tiêu hủy điện thoại Trung Quốc sản xuất.

Nguồn tin nói: “Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà ban đầu Bắc Kinh muốn”, “Đây không phải là thắng lợi của phía Trung Quốc”. 

Thông tin cho biết, hiện chưa rõ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia ở mức độ nào trong việc ra quyết sách xung đột đẫm máu với Ấn Độ, tuy nhiên, nhà phân tích quen thuộc với quyết sách của quân đội Trung Quốc cho biết, ông Tập Cận Bình dường như chắc chắn biết những mệnh lệnh này.

Ảnh vệ tinh cho thấy ĐCSTQ đã có bố trí tại khu vực biên giới từ cuối tháng 5

Công ty phân tích địa lý Hawkeye 360​​ cho biết, theo hình ảnh vệ tinh mà họ thu thập được, những hình ảnh từ cuối tháng 5 đến nay cho thấy phía Trung Quốc dường như đang tập trung xe vận chuyển binh lính vũ trang và pháo tự hành.

Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và Ấn Độ hồi đầu tháng 6 đã đồng ý cắt giảm quân đội tại khu vực tranh chấp, các bên tự rút quân khỏi khu vực này. Tuy nhiên, hiện cả hai bên đều đang lên án đối phương tiếp tục vận chuyển và bố trí trang thiết bị cần thiết cho hành động quân sự. Phía Bắc Kinh còn chỉ trích Ấn Độ xây dựng cơ sở hạ tầng như xây sửa đường trên phần lãnh thổ tranh chấp mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc về phía Trung Quốc.

Theo nhân sĩ quen thuộc với đánh giá tình báo Mỹ cho biết, ngày 15/6, một quan chức cấp cao của quân đội Ấn Độ và và hai binh sĩ đã không mang theo bất cứ vũ khí gì đi đến địa điểm gặp mặt với phía Trung Quốc, họ dự tính sẽ gặp mặt với đoàn đại diện của phía quân đội Trung Quốc với số người tương đương với phía Ấn Độ để thảo luận về việc rút quân. Nhưng chờ đợi họ lại là hàng chục quân nhân Trung Quốc tay cầm gậy bọc gai thép, và phát động tấn công nhắm vào họ. Những quân nhân Ấn Độ khác kịp đến chi viện, và dẫn đến xảy ra sự kiện xung đột đẫm máu.

Sau đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã lên tiếng chỉ trích Ấn Độ, nói Ấn Độ phải chịu trách nhiệm cho sự kiện xung đột này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo rằng, tối ngày 15/6, Ấn Độ đã có hàng loạt hành động thách thức đối với phần lãnh đổ của Trung Quốc, thậm chí tấn công bạo lực đối với quan binh phía Trung Quốc.

Không quân Ấn Độ gấp rút mua 33 chiến cơ

Trước tình hình xung đột biên giới Trung – Ấn ngày càng kịch liệt, trong lúc mối quan hệ hai nước trở lên căng thẳng, Không quân Ấn Độ đã “mua gấp” 33 máy bay chiến đấu, trong đó mua của Nga 21 máy bay MiG-29 và 12 máy bay Su-30MKI sản xuất trong nước, nhằm tăng sức mạnh cho không quân.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ: Quân đội có thể tự do lựa chọn biện pháp hành động cần thiết

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh hôm 21/6 đã tham gia cuộc họp quân đội cấp cao với Tham mưu trưởng Quốc phòng Bipin Rawat và tư lệnh tam quân, chủ yếu là thảo luận về đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở vùng đông bắc Ladakh, và tình hình biên giới Trung – Ấn có chiều dài 3.488 km hiện nay.

Ông Rajnath Singh nhắc lại lập trường của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, và nói với các tướng lĩnh tham gia hội nghị cấp cao này rằng, Ấn Độ không muốn tình hình leo thang, nhưng nếu Bắc Kinh có bất cứ hành động nào, thì sẽ để cho quân đội Ấn Độ hoàn toàn tự do và có thể áp dụng hành động cần thiết.

Bản tin của CNA cho biết, điều này có nghĩa là quân đội Ấn Độ có thể căn cứ vào hành động leo thang của đối phương tại đường kiểm soát thực tế Trung – Ấn, để có phản kích một cách thích đáng.

Trí Đạt

Related posts