Cựu kiểm soát mạng Weibo: Kiểm duyệt nghiêm trọng chưa từng có, ‘đội quân 5 xu’ ngày càng đáng sợ

An Hòa

Lưu Lực Bằng, một cựu kiểm duyệt internet ở Trung Quốc đại lục, đã được phỏng vấn bởi Epoch Times và NTD tại Hoa Kỳ vào ngày 29/6/2020 (ảnh: Epochtimes).


Anh Lưu cho biết, chính quyền Trung Quốc thuê các công ty tư nhân làm kiểm duyệt mạng để tiết kiệm chi phí, không phải trả lương hưu, chính sách kiểm duyệt ngày càng gắt gao, có thể nhuộm đỏ cả ngôn luận nước ngoài.

Lưu Lực Bằng từng làm công việc kiểm duyệt mạng cho Sina Weibo (một trang mạng xã hội dạng blog của Trung Quốc, cũng tương tự như Twitter hay Facebook) và Le.com (một trong những công ty video trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc), gần đây đã có bài phỏng vấn độc quyền với Epoch Times và NTD tại Mỹ. Anh tiết lộ chính quyền Trung Quốc ngày càng kiểm duyệt nghiêm ngặt ngôn luận, định hướng dư luận, kiểm soát thông tin ra nước ngoài, uy hiếp tự do ngôn luận ở các nước tự do.

Hệ thống kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phức tạp và khổng lồ. Lưu Lực Bằng từng tham gia kiểm duyệt mạng cho doanh nghiệp tư nhân gần 10 năm, sau đó đảm nhiệm công việc biên tập viên kiểm duyệt cho Sina Weibo và giám sát chất lượng cho phòng biên tập video LeTV. Anh ước tính, số kiểm duyệt viên làm việc dưới hình thức trong các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc có khoảng 1 triệu đến 2 triệu người, tương đương với số lượng đội ngũ bình luận viên trực tuyến.

Lưu Lực Bằng giải thích, kiểm duyệt viên khác với bình luận viên mà ai cũng biết (thường được gọi là “đội quân 5 xu”). Kiểm soát viên hay quản trị viên được công ty hoặc nền tảng thuê để thực hiện các quy tắc cộng đồng; còn bình luận viên bao gồm viên chức mà Trung Cộng lợi dụng, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, thậm chí cả tù nhân. Bình luận viên trực tuyến chấp hành chỉ lệnh chính trị quản lý dư luận của ĐCSTQ.

Lưu cho biết, “kiểm duyệt viên, hàng ngày, ngoài việc kiểm duyệt các ngôn luận chính trị, công việc chủ yếu là ngăn chặn lạm dụng, chống quấy rối. Do đó công việc của anh ta nhìn ngoài có vẻ bình thường, nhưng bản chất là kiểm soát dư luận”. Bộ phận kết nối với kiểm duyệt viên là Văn phòng Thông tin mạng và Cảnh sát mạng, cơ quan chính phủ, thậm chí Bộ Nông nghiệp đều có quyền ra lệnh xóa các bài viết. Anh nói, Văn phòng Thông tin mạng thực ra là không tin tưởng kiểm duyệt viên nên điều nhân viên liên lạc đóng đô luôn tại công ty.

Trọng tâm kiểm duyệt ngôn luận của Trung Quốc là ở Bắc Kinh. Các vị trí kiểm duyệt cấp cao trong ngành đều nằm ở Bắc Kinh, còn nhà máy kiểm duyệt được đặt ở nơi khác. Ví như, vài năm trước, Thiên Tân là trung tâm kiểm duyệt chủ yếu, bây giờ nó đang lan rộng sang Tây An và Trùng Khánh.

Anh nói, “Hệ thống có nhận diện các từ nhạy cảm tính rủi ro cao. Nếu bạn dùng phải từ đó, nó sẽ trực tiếp chuyển sang trạng thái bị xóa, nhân viên sau đó mới vào kiểm duyệt. Còn các từ nhạy cảm có tính rủi ro thấp, khi dùng, nó sẽ ở trạng thái mặc định cho qua. Có 2 chính sách là ‘duyệt trước đăng sau’ và ‘duyệt sau đăng trước’”.

Thông thường việc kiểm duyệt đều là doanh nghiệp tư nhân đảm nhận, kiểm duyệt viên được đãi ngộ tương đối tốt. Lưu Lực Bằng bày tỏ: “ĐCSTQ không muốn chịu chi phí này. Năng suất công ty tư nhân khá cao. Nếu bạn thuê 2 triệu cảnh sát mạng và ai cũng được biên chế, thì lương hưu sẽ cao, mỗi người vẫn sẽ tiếp tục tham nhũng. Như thế sẽ trực tiếp khiến ĐCSTQ Quốc phá sản. Loại công việc này cũng giống như Foxconn (Foxconn là một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, và chủ yếu chế tạo theo hợp đồng với các đơn vị khác), đòi hỏi lao động rẻ”.

Kiểm soát chặt chẽ chưa từng thấy đối với bình luận mạng

Anh Lưu tin rằng kiểm soát của ĐCSTQ đối với bình luận và môi trường ngôn luận ở Trung Quốc đại lục ngày càng nghiêm ngặt.

Anh cảm thấy trọng điểm kiểm soát thời Hồ Cẩm Đào có thể là sự việc có tính quần thể, ví như cuộc cách mạng Hoa Nhài (gồm những cuộc biểu tình đã diễn ra ở Tunisia, trong đó người dân xuống đường biểu tình để phản đối chính quyền Tunisia), đã ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ĐCSTQ. Hoặc như sự kiện bãi công của các tài xế xe tải Thượng Hải. Hình thái ý thức vẫn như cũ. Nhưng đến nay, hình thái ý thức thuần tuý có thể nói bị áp mạnh chưa từng thấy.

Việc đàn áp ngôn luận và duy hộ các quan điểm của Đảng trở thành xu hướng chính. “Thậm chí nó còn kiểm soát các lĩnh vực tư hữu con người ta, thò tay vào hết thảy mọi chỗ. Ví như, quan niệm hôn nhân, tình yêu được đưa lên truyền hình, luật bảo vệ anh hùng liệt sỹ năm 2018…”, Anh Lưu cho biết. Anh cũng nói rằng ĐCSTQ càng áp đặt ý thức hệ, người dân Trung Quốc phản đối càng mạnh mẽ. “Các lực lượng đối lập trước đây mà ai cũng biết, phái cải lương giờ họ gọi Trung Cộng là Shina (được người Nhật sử dụng và bị nhiều người Trung Quốc coi là cách nói xúc phạm đất nước Trung Quốc)”.

Kiểm soát mạng càng ngày càng nghiêm trọng

Đối với tình hình đội tiểu phấn hồng phiến diện một chiều mà mọi người thường thấy trên mạng (hay gọi là đội quân 5 xu), Lưu Lực Bằng tiết lộ, đó đều là đội quân truyền thông và kiểm duyệt mạng của ĐCSTQ, kiểm soát nghiêm ngặt và lọc tin, “tất cả được sàng lọc nhiều lần”. Cùng với với việc ĐCSTQ tăng cường kiểm soát ngôn luận, thì kiểm soát mạng cũng càng ngày càng ác liệt.

“Mười năm trước khi tôi mới vào ngành, tuyển dụng không yêu cầu đảng viên, vì vậy lúc đó còn có không gian sống nhất định, 10 năm nay thay đổi vô cùng lớn rồi”, anh Lưu nói.

Ngay từ đầu, việc tuyển dụng kiểm soát viên cũng không còn phải dấu diếm, tuyển dụng một cách trắng trợn. Trang web tuyển dụng còn viết yêu cầu có bản lĩnh chính trị và giác ngộ chính trị. Hơn nữa, nội dung kiểm soát ngôn luận cũng thay đổi, làm thành cái gọi là “chủ nghĩa yêu nước”, “giá trị quan”, “đạo đức” xã hội chủ nghĩa…

Đáng sợ hơn nữa, Lưu nói, “ngành này chỉ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, và sinh viên đại học đã được ĐCSTQ đào tạo trong hơn mười năm. Đầu óc đã bị ĐCSTQ thấm nhuần và tẩy não rất đáng sợ. Nó giống như Đức quốc xã”. “Vì vậy, chúng tôi lại phải đào tạo họ làm thế nào để không xóa nhầm. Những người trẻ này thực sự rất đáng sợ”.

“Bây giờ chỉ tuyển những người đã bị Đảng tẩy não và có ý thức tư tưởng rõ ràng”. Liu Lipeng nhận định, 10 năm nay, đội ngũ kiểm soát mạng của Trung Quốc đã không ngừng tăng lên, và càng ngày càng hư hỏng”.

Một lần, bộ phận giám sát thông báo xóa bài viết của một luật sư, luật sư hoạt động nhân quyền này đã bị bắt và con của anh không được đến trường. Người vợ đã nhắn tin xin được giúp đỡ trên Weibo. “Cô ấy không biểu đạt gì, chỉ là muốn con được đi học”. Đồng nghiệp Lưu lúc đó châm chọc: “đáng đời, ai bảo anh ta làm điều này”, Lưu đã lớn tiếng mắng người này.

Anh chia sẻ: “Không ai đứng về phía tôi, tôi cảm thấy buồn lòng. Đó thực sự là một đám rác rưởi, dần dần đã trở thành như thế này”. “Công việc này ác tâm quá, thậm chí cảnh sát trực ban luôn cầm súng đứng sau lưng, phải làm công việc bẩn thỉu nhất”.

‘4/ 6’ và ‘Pháp Luân Công’ là những từ nhạy cảm nhất

Anh Lưu tiết lộ ĐCSTQ sợ nhất những từ nhạy cảm như: “4/6” và “Pháp Luân Công”. Ví dụ, ngày 4/6 hàng năm, bộ phận kiểm soát viên sẽ làm việc 24/24 giờ. Trước mấy tuần phải làm việc liên tục luân phiên, không được phép nghỉ vào những ngày nhạy cảm này.

“Khi tôi mới vào nghề, cứ vào dịp 4/6, chúng tôi phải kiểm soát cả các từ ẩn dụ, các từ nói bóng, từ lóng, nhưng bây giờ thì không còn nữa, ngày càng ít rồi. Năm nay lại thêm dịch viêm phổi Vũ Hán, người ta đã sớm hình thành thói quen tự kiểm soát bản thân”.

Anh nói, “31 năm rồi, phong trào dân chủ 4/6 vẫn không bị lãng quên, nhưng ở Trung Quốc, mọi người không chỉ quên, mà họ không quan tâm đến nữa”.

Lưu nói, mặc dù Pháp Luân Công hoàn toàn khác với ngày 4/6 về bản chất, nhưng mức độ kiểm duyệt là như nhau. “ĐCSTQ luôn gắn ngày 4/6 với Pháp Luân Công khi xem xét”. “Cứ như thế đến bây giờ, không có ai tận mắt thấy được các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp, mọi người đã trở nên hoàn toàn thờ ơ”.

“Các đồng nghiệp Trung Quốc: hãy ngừng kiểm duyệt và bảo vệ quyền tự do ngôn luận”

Năm 2012 và 2013, ở cảng Victoria, Hồng Kông bắt đầu có nhiều kháng nghị. Anh Lưu tin rằng người Hồng Kông là người của thế giới tự do, anh lặng lẽ quan sát một loạt các tài khoản.

Năm 2016, Lưu ẩn danh, nhận một cuộc phỏng vấn với CPJ (Ủy ban bảo vệ các nhà báo), cung cấp hàng trăm trang nhật ký kiểm soát của Weibo, đồng thời tiết lộ cơ chế kiểm soát của Weibo.

Đến Mỹ, anh Lưu có cơ hội đứng lên công khai. Sau khi hệ thống hội nghị truyền hình Zoom gần đây chặn tài khoản liên quan đến ngày 4/6, Lưu Lực Bằng nói anh tin rằng ĐCSTQ đang xâm nhập vào Hoa Kỳ thông qua kiểm duyệt mạng, vì vậy anh muốn đứng lên.

“Tôi đã chịu đựng qua việc không được tự do ngôn luận rồi”. Anh hy vọng có thể kể ra sự tình. “Ít nhất là những nhân viên kiểm duyệt kia họ biết rằng khi có ai đó đứng về phía họ, họ sẽ không còn đơn độc, và có thể đứng lên. Theo cách này. Nếu nhiều người đứng lên và có nhiều bằng chứng ủng hộ, Như vậy ĐCSTQ sẽ bị loại bỏ”.

Anh nói mình cảm nhận sâu sắc sự xấu xa của ĐCSTQ trong khoa học kỹ thuật. “Hiện nay ngày càng có nhiều người đứng lên chống lại ĐCSTQ, Nó sẽ có hiệu ứng làm mẫu. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng những người đang quản trị kỹ thuật số và kiểm soát ngôn luận kia có thể đứng lên cung cấp bằng chứng, thì sẽ có thể đánh đổ ĐCSTQ”.

Anh nhấn mạnh, cần nhiều người đứng lên mới có hiệu ứng này.

Lưu nói: “Tôi muốn nói với các đồng nghiệp đang soi chằm chằm Epoch Times rằng, xin dừng công việc đồng lõa với cộng sản, đứng về phía thế giới tự do với chúng tôi, bạn chỉ mất đi sự bảo hộ của ĐCSTQ, nhưng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới “.

Kiểm soát mạng của ĐCSTQ thực hiện ở hải ngoại như thê nào?

Ở Thung lũng Silicon, kiểm soát cơ bản thông qua trí tuệ nhân tạo, sử dụng AI để kiểm soát, chỉ cần đưa bản mẫu đó vào, nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm soát. Lưu nói, từ góc độ của nghề kiểm soát, ngoài nền tảng của Li Feife (từng là nhà khoa học chính về trí tuệ AI của Google), anh quan tâm nhiều hơn đến việc có bao nhiêu người Trung Quốc làm việc cho Twitter.

“Không có bằng chứng nào cho thấy Twitter là một công ty đỏ (thuộc Trung Cộng), nhưng khẳng định họ có kiểm soát và kết quả bày ngay ở đó”. Anh nói, “Những người ưu tú do ĐCSTQ tuyển dụng đào tạo, họ rất yêu Trung Quốc (ĐCSTQ). Nếu trong công ty có quá nhiều nhân viên đỏ như vậy, công ty cũng sẽ bị nhuộm đỏ và trở thành công ty đỏ”.

Lưu Lực Bằng tin rằng nếu bình luận viên trực tuyến (đội quân 5 xu) của ĐCSTQ dốc toàn lực, thì thế giới tự do gần như bị tàn phá. “Nếu bạn nhỏ một giọt mực vào một cái xô, nó sẽ bị pha loãng; nếu bạn đổ cả thùng mực, nó sẽ hoàn toàn đen và bạn hoàn toàn mất khả năng nhìn”.

Trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTQ tiếp tục nói dối để đánh lừa thế giới. Lưu Lực Bừng nói, thật là một lời nói dối vô lý khi đổ cho lây nhiễm virus là từ cá hồi, nhưng ĐCSTQ lại biến nó thành sự thực thông qua khoa học kỹ thuật, thông qua việc kiểm soát ngôn luận, kiểm soát thông tin (biến lời nói dối này thành “sự thật”). Ngay cả Ở Mỹ, những lời dối trá như vậy vẫn chưa được nhận ra. Nếu một ngày nào đó, kiểm soát mạng của ĐCSTQ ứng dụng vào Mỹ, thì Mỹ sẽ bị nhuộm đỏ, tự do của Mỹ sẽ chấm dứt.

Theo Lý Tân An, Epochtimes
An Hòa biên dịch

Related posts