- Trí Đạt
Cựu cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon và tỷ phú người Hoa đang sinh sống tại Mỹ là Quách Văn Quý mới đây đã cho biết, truyền thông tiếng Trung tại Mỹ như Epoch Times, Tân Đường Nhân (NTDTV), và người tập Pháp Luân Công kiên trì vạch trần bức màn chân thật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng lại bị công kích bởi một số truyền thông dòng chính phương Tây bị ĐCSTQ mua chuộc. Trong lúc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh gây họa cho toàn cầu, thì những kênh truyền thông (bị ĐCSTQ mua chuộc) này lại không truy trách nhiệm ĐCSTQ, người Mỹ cần phải thức tỉnh.
Trong tiết mục chính luận War Room của ông Bannon, ông Quách Văn Quý chỉ ra, ĐCSTQ đã đầu tư rất lớn vào truyền thông phương Tây, biến truyền thông thành công cụ che giấu tội ác của họ. Ông nói, “Đằng sau tất cả những nền tảng truyền thông này đều bị ĐCSTQ chi số tiền lớn mua chuộc. Cách làm nhất quán của ĐCSTQ chính là khuấy nước đục, ĐCSTQ không muốn để người khác hiểu được chân tướng sự thật, vì thế mà họ muốn khuấy đục truyền thông phương Tây trước.”
Bỏ rất nhiều tiền để mua chuộc truyền thông phương Tây
Ông Bannon cho biết, sau khi truyền thông do người tập Pháp Luân Công sáng lập ra và Gnews của ông Quách Văn Quý tiết lộ chứng cứ về virus viêm phổi Vũ Hán, một số truyền thông dòng chính ở phương Tây lại không lên án ĐCSTQ là đầu sỏ tai hoạ khiến cho dịch bệnh mất kiểm soát trên toàn cầu. “Điều mà người Mỹ không hiểu đó là, vì sao Gnews, Gtv, Epoch Times, NTDTV, phơi bày rất nhiều chứng cứ liên quan đến virus, truyền thông Mỹ và châu Âu lại không hề truy vấn ĐCSTQ?”
Ông Bannon phê bình truyền thông phương Tây ngoảnh mặt làm ngơ trước tội ác của ĐCSTQ, ngược lại còn công kích những kênh truyền thông như Epoch Times, NTDTV, Gtv, Gnews báo cáo chân tướng sự thật. Ông cho biết, người dân phương Tây đến lúc nhận thức được họ đang đọc những kênh truyền thông đang nói thay cho ĐCSTQ. Ông nói, “Hiện giờ đã đến lúc rồi, người Mỹ cần thức tỉnh, người châu Âu cần thức tỉnh, người Anh cần thức tỉnh, truyền thông của họ đã trở thành tay sai tuyên truyền cho ĐCSTQ ở nước ngoài.”
Ông Quách Văn Quý cho rằng, truyền thông phương Tây bôi nhọ người tập Pháp Luân Công, là vì họ là những người duy nhất dám nói ra sự thật. Ông nói, “Họ là những người duy nhất cố gắng nói sự thật cho thế giới phương Tây biết, nhưng truyền thông phương Tây lại sợ Pháp Luân Công, muốn bôi nhọ Pháp Luân Công, chính là bởi vì truyền thông của người tập Pháp Luân Công nói ra sự thật, đây là nguyên nhân mà họ sợ.”
Nhật báo Trung Quốc chi 19 triệu USD đăng quảng cáo trên báo Mỹ
Theo trang tin Daily Caller tại Mỹ đưa tin độc quyền hôm 8/6, truyền thông tiếng Anh của chính quyền Trung Quốc là tờ Nhật báo Trung Quốc (China Daily), trong thời gian 3 năm qua đã chi 19 triệu USD đăng quảng cáo trên trang phụ bản của báo Mỹ, hoặc tự in báo giấy của chính họ.
Bản tin chỉ ra, tháng 11/2016 đến tháng Tư năm nay, Nhật báo Trung Quốc đã chi 11.002.628 USD cho các trang phụ bản trên truyền thông Mỹ, bao gồm Washington Post với hơn 4,6 triệu USD, Wall Street Journal gần 6 triệu USD, dùng để đăng trang quảng cáo chuyên mục có tên “China Watch”. Các trang phụ này nhìn có vẻ là đưa tin bình thường, nhưng thường có các giải thích tin tức theo hướng thân Bắc Kinh.
Ngoài ra, Nhật báo Trung Quốc còn chi 50.000 USD cho New York Times, 240.000 USD cho Foreign Policy, 34.600 USD cho The Des Moines Register, và gần 76.000 USD cho công ty CQ-Roll Call chuyên xuất bản báo cáo của báo cáo Quốc hội Mỹ, để đăng các nội dung như “Liên minh ‘một vành đai, một con đường’ với các nước châu Phi”, “thuế quan khiến cho người mua hàng tại Mỹ bị thiệt hại”, v.v.
Nhật báo Trung Quốc còn chi 260.000 USD để mua quảng cáo trên mạng xã hội Twitter, đồng thời chi hơn 7,6 triệu USD ủy thác cho các tờ báo Los Angeles Times, Chicago Tribune, Houston Chronicle, The Boston Globe in ấn Nhật báo Trung Quốc để cung cấp cho người đọc Mỹ, trong đó Los Angeles Times nhận 650.000 USD.
Tổ chức Freedom House và Viện Hoover thuộc Đại học Stanford đều từng nhắc nhở rằng, Nhật báo Trung Quốc đăng các trang phụ bản quảng cáo trên báo giấy ở Mỹ, là một bộ phận của “tuyên truyền nước ngoài” của Chính phủ ĐCSTQ. Tổ chức dân chủ vẫn luôn cảnh báo rằng, Chính phủ ĐCSTQ đang có ý đồ thông qua báo giấy ở Mỹ để tiến hành tuyên truyền “tẩy não” người dân Mỹ.
Ông Thái Văn Hiên – Phó nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Chính trị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan chỉ ra, một thư kiến nghị trong nội bộ ĐCSTQ từng nhắc đến chính sách tuyên truyền nước ngoài 73: tức là 7 phần tuyên dương kinh tế Trung Quốc phát triển và xã hội ổn định, ba phần là tự phê phán tiết lộ; mô thức ngôn ngữ chính diện và phụ diện xen lẫn này rất dễ được người nước ngoài tin.
“Đăng quảng cáo” công kích Tổng thống Trump
Năm 2018, truyền thông nhà nước Trung Quốc là tờ Nhật báo Trung Quốc đã mua trang bìa của tờ báo lớn nhất bang Iowa để đăng “quảng cáo tin tức hóa”, nói rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến cho nông dân trồng đậu tương tại Mỹ chịu thiệt hại, điều này chính là hậu quả của hành vi “ngu ngốc” của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
New York Times đưa tin, tờ Nhật báo Trung Quốc – kênh truyền thông nhà nước ĐCSTQ ở nước ngoài, sau khi mạnh tay chi tiền mua 4 trang quảng cáo trên tờ Des Moines Register ở bang Iowa, đã đưa ra “quảng cáo tin tức hóa” để tấn công ông Trump, với ý đồ nói với nông dân Mỹ rằng, chính ông Trump phát động chiến tranh thương mại dẫn đến Trung Quốc không mua đậu tương của Mỹ, làm cho nông dân bị tổn thất.
Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ bị Mỹ liệt vào danh sách “phái đoàn nước ngoài”
Tháng Hai năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liệt 5 cơ quan truyền thông chủ lưu của chính quyền Trung Quốc là “phái đoàn nước ngoài”, bao gồm Tân Hoa Xã, Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), công ty phát hành Nhật báo Trung Quốc và công ty phát hành Nhân dân Nhật báo (Công ty Phát triển Hải Thiên Hoa Kỳ).
Tháng Sáu vừa qua, Mỹ tuyên bố tiếp tục liệt 4 cơ quan truyền thông chính của Trung Quốc là Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (CNS), Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu, vào danh sách “phái đoàn nước ngoài”, và hạn chế những cơ quan này vận hành tại Mỹ.
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) dẫn lời của ông David Stilwell, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề Đông Á, cho biết, địa vị chân thực của những kênh truyền thông này là “đơn vị tuyên truyền bị ĐCSTQ kiểm soát”. Mặc dù ĐCSTQ không thực sự vận hành những kênh truyền thông này, nhưng lại tiến hành kiểm soát toàn diện đối với nội dung tin tức của nó. Mỹ liệt những kênh truyền thông này thành phái đoàn nước ngoài, mục đích là muốn nâng cao mức độ minh bạch của nó khi vận hành tại Mỹ.
Trí Đạt