- Lâm Trung Vũ
Từ tháng 6 tới nay, Trung Quốc liên tiếp xảy ra mưa lớn, nhiều khu vực xảy ra thảm họa lũ lụt, vấn đề đập Tam Hiệp liệu có thể vỡ hay không cũng gây chú ý. Cùng theo đó, đập Tam Hiệp bắt đầu xả lũ suốt 24 giờ để cứu đập, khiến cho nhiều nơi như Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy phải hứng chịu thảm họa nghiêm trọng. Có nhân sĩ tiết lộ với truyền thông ngoài Trung Quốc rằng, chuyên gia thủy lợi từng tiến hành thí nghiệm mô phỏng đập Tam Hiệp vỡ, và có được kết luận khiến người ta kinh ngạc, hơn nữa tỉnh Hồ Bắc chỉ có một nơi có thể chạy thoát được, các chuyên gia bí mật xây dựng một nơi lánh nạn.
Nhân sĩ nắm tình hình đã chia sẻ với báo Epoch Times rằng, thế hệ chuyên gia đập Tam Hiệp trước đây từng làm qua thí nghiệm mô phỏng về tình huống đập Tam Hiệp bị vỡ, và có được kết luận kinh người. Nếu đập Tam Hiệp vỡ, đầu tiên nơi bị nhấn chìm là thành phố ở thượng nguồn chứ không phải là thành phố Nghi Xương và các thành phố hạ lưu, khi đó tỉnh Tứ Xuyên sẽ biến thành một vùng mênh mông.
Được biết, kết quả thí nghiệm của chuyên gia cho thấy, sau khi đập Tam Hiệp vỡ, nước lũ sẽ không lập tức đổ xuống, mà sẽ xuất hiện bùn đất ập xuống, tạo thành hồ úng nước, khiến cho mực nước ở thượng lưu nhanh chóng tăng cao, vùng lòng chảo Tứ Xuyên sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Nước lũ dâng lên đến mức cao nhất, sau đó sẽ ập xuống hạ lưu, và mất một khoảng thời gian ập xuống nhưng sẽ không quá dài.
Chuyên gia chỉ ra, nước lũ đến cuối cùng mới ập xuống dưới, lực phá hoại so với ban đầu sẽ càng lớn hơn, còn nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất không phải là Nghi Xương, mà là thành phố ở giữa hạ lưu.
Chuyên gia nhắc nhở, về sau nếu xảy ra mưa lũ lớn, miền nam Trung Quốc sẽ là một vùng ngập lụt, nếu chạy về miền bắc thì sẽ buộc phải đi qua sông Hoàng Hà mới được.
Chuyên gia nói, Hồ Bắc chỉ có một nơi có thể tránh được, chính là khu Thần Nông Giá, bởi vì nơi này có độ cao tương đối cao so với mực nước biển.
Được biết, dựa trên kết quả thí nghiệm này, cơ quan thủy lợi Trung Quốc đã xây dựng một trung tâm nghỉ dưỡng ở Thần Nông Giá, thực tế là để sau này nếu lũ ập đến thì có thể làm nơi lánh nạn.
Nhân sĩ nắm được tình hình còn chỉ ra, ngoại giới vẫn luôn đưa ra các dữ liệu tiến hành phân tích về việc liệu đập Tam Hiệp có khả năng vỡ hay không, nhưng có rất nhiều số liệu mà chính quyền ĐCSTQ công bố là giả, dùng số liệu giả phân tích có được kết luận, có thể không quá chuẩn xác.
Từ khi đập Tam Hiệp được xây dựng đến nay, nó được chỉ ra là có tồn tại ẩn hoạn; nhiều năm qua, các thông tin về đập Tam Hiệp biến dạng, rò rỉ cũng đã khơi ra nhiều cuộc thảo luận rộng rãi cả trong và ngoài Trung Quốc.
Trước đó, có nhiều chuyên gia thủy lợi đã đưa ra cảnh báo, nói rằng nguy cơ lớn nhất gây vỡ đập Tam Hiệp là thượng lưu xảy ra động đất và sạt lở bùn đất. Từ tháng Sáu đến nay, các khu vực tỉnh Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh ở thượng lưu Tam Hiệp đã xảy ra thảm họa đất đá sạt lở thành dòng chảy. Trong đó, ngày 1/7, đường cao tốc S010 tại Trùng Khánh đã bị chặn đứng bởi đất đá sạt lở gây ra dòng chảy bùn đá. Sức phá hủy của dòng chảy bùn đất vô cùng lớn, nơi nó quét qua, tất cả đều bị cuốn trôi.
Vào lúc 4:07 sáng ngày 2/7, Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc đo được một cơn địa chấn 3,2 độ Richter ở huyện Nhược Nhĩ Cái thuộc châu tự trị Ba Bối tỉnh Tứ Xuyên, tâm chấn nằm ở độ sâu 8km. Địa chấn 3,2 độ Richter chỉ được coi là địa chấn nhỏ, nhưng châu tự trị Ba Bối nằm ở thượng lưu Tam Hiệp, trong khi đó cơ quan chức năng ĐCSTQ liên tiếp phát đi cảnh báo mưa lớn hơn một tháng. Ngoại giới lo lắng địa chấn có thể sẽ dẫn tới rủi ro nghiêm trọng về địa chất, ảnh hưởng đến an toàn của đập Tam Hiệp.
Cùng với đó, lũ tại lưu vực Trường Giang cũng tăng cao. Ngày 2/7, Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang phát đi thông báo khẩn cấp “Lũ số 1 năm 2020 trên sông Trường Giang”.
Đập Tam Hiệp đã xả lũ từ sớm để bảo vệ đập, chính quyền Trung Quốc nói ngày 29/6 mới xả lũ lần đầu tiên, nhưng bản tin của truyền thông ĐCSTQ tại Hồng Kông là Nhật báo Đông Phương lại chứng thực sự thực trước đó vài ngày đập Tam Hiệp đã tiến hành xả lũ, nhưng lại nói dối là “phát điện”. Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ ngày 3/7 nói rằng, hiện tại Đập Tam Hiệp vốn chỉ mở 2 cửa xả lũ, ngày 2/7 tiếp tục khởi động cửa xả lũ thứ 3, lưu lượng nước xả đạt 35.500 mét khối mỗi giây. Điều này cũng cho thấy áp lực của đập Tam Hiệp tăng cao.
Về vấn đề lưu vực Trường Giang chịu nhiều thảm họa và đập Tam Hiệp bị nghi ngờ có khả năng bị vỡ, trước đó một người được cho là của ông Hoàng Tiểu Khôn – chuyên gia của Viện nghiên cứu khoa học kiến trúc Trung Quốc, đã đăng thông tin cảnh báo trên vòng tròn bạn bè rằng “Dưới Nghi Xương hãy chạy, nói một lần cuối cùng”.
Có cư dân mạng còn làm “Ảnh địa điểm khu vực lũ lụt hạ lưu Trường Giang”, để nhắc nhở mọi người tự cứu mình.
Một chuyên gia địa chấn Trung Quốc “Phụng Thiên Lão Vương” vào cuối tháng trước cũng từng đăng cảnh báo trên trang YouTube cá nhân, lũ lụt tại Trung Quốc còn có khả năng có thảm họa lớn hơn nữa, ông khuyên cư dân tại lưu vực Trường Giang nhanh chóng lánh nạn.
Ngày 30/6, cũng có cư dân mạng thông qua Twitter tiết lộ với thế giới bên ngoài rằng, cộng đồng địa phương San Hô Loan tại khu vực cầu Thái Viên Bá Trường Giang, thành phố Trùng Khánh, một trong những khu vực bị lũ lụt nặng nề ở Trung Quốc, đã nhận được một “lời nhắc nhở ấm áp” từ đảng ủy ĐCSTQ, nội dung trong đó có đoạn: “Dự báo, lũ năm nay mực nước ước tính khoảng 193,38 mét bằng với mức năm 1981. Cư dân dưới tầng bốn nên chuẩn bị trước.”
Nhân viên của khu cộng đồng San Hô Loan trả lời phỏng vấn của của Epoch Times đã nói, họ đưa ra cảnh báo trước, mục đích là “bảo mọi người nếu nước dâng cao, hãy gói ghém cẩn thận những vật phẩm quý giá, khi nói sơ tán liền sơ tán.”
Lâm Trung Vũ