- Kỷ Tuyết
Đập Tam Hiệp là công trình do cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân cưỡng ép khởi công, là một quả bom hẹn giờ đang đếm ngược trên đất nước Trung Quốc, các tai họa do con đập này mang lại là vô tận.
Mặc dù được ghi danh là dự án thủy lợi lớn nhất thế giới, nhưng Đập Tam Hiệp hiện tiềm ẩn nhiều vấn đề khủng hoảng. Theo thời báo The Times (nước Anh) đưa tin, giám đốc Văn phòng Tam Hiệp, Chính phủ Trung Quốc đương thời, ông Uông Khiếu Phong (Wang Xiaofeng) lần đầu tiên thừa nhận rằng: “Nền đất khu vực hồ chứa Tam Hiệp trước giờ luôn yếu ớt, đất thường xuyên bị xói mòn, dân số đông trong khi quỹ đất đai thì ít ỏi, phát triển mất cân bằng làm hỏng hệ sinh thái, đất cứ liên tục bị xói mòn khó phục hồi.”
Ông Giang Trạch Dân cưỡng ép khởi công đập Tam Hiệp
Cho đến nay, dự án Tam Hiệp vẫn là dự án lớn nhất của Trung Quốc, với khoản đầu tư gần 180 tỷ Nhân dân tệ. Năm 2003, cuốn sách “Nhật ký Tam Hiệp” của ông Lý Bằng đã ghi lại: “Sau khi ông Giang Trạch Dân đảm nhiệm chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ, lần đầu tiên đến Bắc Kinh để khảo sát địa phương chính là đến đập Tam Hiệp. Từ năm 1989 trở đi, các quyết sách trọng đại liên quan đến công trình Tam Hiệp đều do ông Giang đưa ra.” Năm 1991, ông Giang Trạch Dân chỉ thị: “Công trình Tam Hiệp cần tiến hành tuyên truyền tích cực, tuyên truyền mưa lâu thấm đất.” Theo chỉ thị của ông, Ban Tuyên giáo Trung ương đã dồn dập tuyên truyền cao trào cho dự án Tam Hiệp.
Ngày 20-21/2/1992, ông Giang chủ trì tổ chức cuộc họp Ủy ban Thường vụ, Cục Chính trị và Ủy ban Trung ương ĐCSTQ để quyết sách về dự án Tam Hiệp. Chỉ mời họp những người tích cực ủng hộ, những ai phản đối dự án đều không được tham gia. Cuộc họp chính thức quyết định, Ủy ban Trung ương đồng ý xây dựng Dự án Tam Hiệp, Hội đồng Nhà nước sẽ đệ trình lên Quốc hội Nhân dân toàn quốc để cân nhắc.
Ngày 16/3/1992, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Lý Bằng đã thay mặt Hội đồng Nhà nước, tại phiên họp thứ 5 Đại hội Nhân dân toàn quốc khóa 7, báo cáo về “Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về đề xuất xây dựng dự án Tam Hiệp”.
Ngày 2/4/1992, Đại hội Nhân dân tiến hành bỏ phiếu, trong tổng số 2.633 người tham dự, số phiếu ủng hộ chiếm 67%, số phiếu trắng và phản đối chiếm 33%. Số phiếu trắng và phản đối nhiều như vậy là rất hiếm trong lịch sử ĐCSTQ kể từ khi thành lập.
Mặc dù vấp phải phản đối mạnh mẽ, công trình vẫn được cho khởi công vào ngày 14/2/1994. Năm 1997, các quan chức cấp cao ĐSCTQ bao gồm Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Tăng Khánh Hồng và La Cán… đã tham dự lễ chặn dòng trong dự án Tam Hiệp.
Tuy nhiên, đến năm 2009, tại lễ hoàn công đập Tam Hiệp, lại không hề có mặt của lãnh đạo ĐCSTQ nào đến chúc mừng. Điều này quả thực cực kỳ hiếm thấy.
Nhà quan sát chính trị Bắc Kinh, ông Hoa Pha cho rằng: “Giang Trạch Dân không thể thoát tội, (dự án đập Tam Hiệp) suy cho cùng vẫn là do Giang Trạch Dân chủ trương.” Tôi nghĩ gia tộc Giang Trạch Dân hay Tăng Khánh Hồng… cũng đều có phần lợi ích trong đó.
Cựu kỹ sư trưởng Đội Khảo sát Địa chất Khu vực, thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên, ông Phạm Hiểu đã từng nói với truyền thông, dự án đập Tam Hiệp được thông qua mà không hề được thẩm định khoa học và dân chủ, hơn nữa còn cố ý né tránh các mặt tiêu cực của công trình, thi công vì nhu cầu chính trị, mà quan trọng hơn nữa là mục đích hưởng lợi của các nhóm lợi ích.
Hệ lụy không ngừng nghỉ từ dự án đập Tam Hiệp
Trong quá trình thi công đập Tam Hiệp, bên cạnh các vụ việc tham nhũng, thiên nhiên khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang liên tục xuất hiện khí hậu bất thường trong nhiều năm: động đất, hạn hán, nắng nóng, lũ lụt…hồ Bà Dương gần như cạn kiệt, gây nên tai họa không ngừng.
Chuyên gia thủy lợi Trung Quốc hiện đang sống ở Đức, ông Vương Duy Lạc từng chia sẻ với truyền thông: “Năm đó, ông Hoàng Vạn Lý có quan điểm, nói Cách mạng Tân Hợi là bắt đầu từ vận động bảo đường (phong trào bảo vệ đường sắt), thì công trình Tam Hiệp này là thùng thuốc súng mà chính quyền ĐCSTQ tốn công nén giữ nhất. Thứ này có thể nổ banh xác bất cứ lúc nào.”
Ông Trương Tuấn Phong một chuyên gia về thủy lợi trong nước cho biết: “Từ hiểu biết của tôi về Hồ chứa Tam Hiệp, tôi cho rằng dồn nước tập trung về một khu vực đất yếu như vậy trong khoảng thời gian ngắn, sẽ dẫn đến tác động không nhỏ đến hệ thống sinh thái, thiên nhiên toàn khu vực sẽ bị biến đổi theo phản ứng dây chuyền.”
Bốn mục tiêu ban đầu của Dự án Tam Hiệp là: kiểm soát lũ lụt, sản xuất điện, vận chuyển và phân chia nước từ Nam ra Bắc. Nhưng cuối cùng, chỉ đạt được một mục tiêu, đó là sản xuất điện. Tuy nhiên, điện của Dự án Tam Hiệp không đủ chiếu sáng cho một nửa Trung Quốc, trên thực tế, sản lượng hiện tại của con đập này cung cấp chưa đến 3% tổng sản lượng điện tiêu thụ của cả Trung Quốc.
Nhà hoạt động bảo vệ môi trường Trung Quốc, bà Đới Tình cho rằng: “Vì vậy, hơn 20 năm qua, chúng tôi thấy con đập hầu như không có tác dụng kiểm soát lũ, căn bản mà nói, nó còn gây cản trở giao thông đường thủy, quan chức cán bộ làm giàu và hạnh phúc từ tiền tham nhũng quỹ tái định cư. Còn gần 2 triệu người phải di dân không có chút hạnh phúc nào cả.”
Trong những năm gần đây, mọi người tiếp tục chứng kiến hậu quả của Dự án đập Tam Hiệp. Mùa đông năm 2004, đã có nhiều vụ nứt sập đê đoạn Tĩnh Giang, sông Trường Giang. Mùa xuân năm 2006, một vụ sập đê nghiêm trọng đã xảy ra trên đoạn Nhạc Dương, sông Trường Giang. Cán bộ Sở Tài nguyên nước Hồ Nam đã khẩn cấp báo cáo cho Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, tần xuất các trận động đất trong khu vực Tam Hiệp có thể đo được đã tăng lên đáng kể. Mặc dù hiện chưa có trận nào nặng xảy ra, các chuyên gia cho rằng khả năng sẽ có một trận động đất với cường độ ít nhất 6 – 6,5 độ richter xảy ra tại khu vực này.
Kể từ tháng Bảy năm nay, các vùng Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Nam, Quý Châu và các tỉnh khác ở miền Nam Trung Quốc, có ít nhất hơn 40 thành phố nắng nóng vượt quá 40 độ C. Trong đó, nắng nóng cao nhất ở thành phố Phụng Hóa – Chiết Giang đã vượt 43 độ C, liên tục trong một tuần, xếp hạng nhiệt độ cao nhất Trung Quốc, dân chúng khổ sở chịu đựng. Nhiều nhà phân tích tin rằng nhiệt độ cao có liên quan đến đập Tam Hiệp chặn nước và sự phân chia nước từ Nam ra Bắc.
Đầu năm 1991, giáo sư Vật lý Trung Quốc Tiền Vỹ Trường trong bài đăng về mối quan hệ an ninh giữa Chiến tranh vùng Vịnh và công trình đập Tam Hiệp. Ông Vỹ cho rằng nguy hại từ Hồ chứa Tam Hiệp sẽ khiến 6 tỉnh và thành phố khu vực hạ lưu sông Trường Giang trở thành vùng ngập lụt và hàng trăm triệu người rơi vào cảnh tuyệt vọng.
Nhà bình luận thời sự Lâm Tử Húc, trước đó cũng đã chia sẻ với truyền thông rằng ĐCSTQ đã chi rất nhiều tiền thi công công trình đập Tam Hiệp, nhưng nó lại là cái cầu chì treo lơ lửng trên đầu và có thể ập xuống đầu hàng ngàn vạn dân chúng sinh sống ở hạ lưu vực Tam Hiệp.
Các nhà phân tích cho rằng công trình đập Tam Hiệp đe dọa đến an ninh quốc gia Trung Quốc vượt xa cả vũ khí hạt nhân. Một số còn khẳng định thứ này là quả bom hẹn giờ mà ông Giang Trạch Dân đã cài sẵn, đến khi phát nổ, toàn dân Trung Quốc sẽ phải chịu thảm họa.
Kỷ Tuyết