WHO đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc Covid-19, nhưng bỏ qua phòng thí nghiệm Vũ Hán?

Quý Khải

WHO đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc Covid-19, nhưng bỏ qua phòng thí nghiệm Vũ Hán?
Trái: (ảnh chụp màn hình Twitter @lavozpopuli1), Phải: (ảnh: Frank Schwichtenberg/CC-BY-SA 4.0).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có mặt ở Trung Quốc kể từ cuối tuần trước để điều tra nguồn gốc của Covid-19, nhưng không hề có kế hoạch ghé thăm phòng thí nghiệm gây tranh cãi ở Vũ Hán.

Như đã được chỉ ra trong một thông cáo báo chí tuần trước, một nhóm các nhà nghiên cứu của WHO đang ở Trung Quốc để chuẩn bị các phương án khoa học liên kết với các đối tác Trung Quốc nhằm xác định nguồn gốc của nCoV.

Thông cáo của WHO dường như đã loại trừ khả năng nhóm sẽ ghé thăm phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, mà nhiều chuyên gia coi là nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán khi thảo luận chi tiết về nguyên nhân của chuyến đi. Thông cáo này thậm chí còn loại trừ khả năng virus có thể được sinh ra hoặc biến đổi trong phòng thí nghiệm, bằng cách khẳng định chắc chắn rằng virus này đã nhảy trực tiếp từ động vật sang người.

“Sứ mệnh của chuyến đi này là thúc đẩy sự hiểu biết về vật chủ lây nhiễm COVID-19 và xác định cách thức virus gây bệnh nhảy từ động vật sang con người”, phát ngôn viên nói trong tuyên bố.

Các quan chức WHO từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các địa điểm họ sẽ điều tra và những người họ sẽ gặp. Yếu tố này làm dấy lên nghi ngờ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ kiểm soát và hạn chế sự di chuyển của nhóm WHO. 

Tờ The Independent của Anh chỉ ra rằng phòng thí nghiệm Vũ Hán chứa một mẫu virus corona giống đến 96,2% so với COVID-19 trong gần một thập kỷ, làm dấy lên nghi ngờ rằng virus có thể có thể bắt nguồn từ đó.

Tuy nhiên, WHO, cho đến tận ngày nay, thậm chí vài tháng sau đó, đã không bày tỏ ý định đến điều tra phòng thí nghiệm Vũ Hán, nằm ở thành phố nơi dịch bệnh phát khởi.

Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers ở bang New Jersey (Mỹ), cho biết: 

“Để có bất kỳ giá trị nào, một cuộc điều tra phải giải quyết khả năng virus xâm nhập cơ thể người do một tai nạn trong phòng thí nghiệm”. Ông cũng cho biết thêm, “WHO cũng nên xem xét xem liệu khả năng virus lây nhiễm sang người có thể đã được tăng cường thông qua tác động trong phòng thí nghiệm hay không”.

WHO là trọng tâm của những lời chỉ trích xoay quanh việc xử lý virus Vũ Hán, và ngày càng có nhiều quốc gia và tổ chức yêu cầu một lời giải thích cho lý do tại sao họ mất quá nhiều thời gian để thông báo cho thế giới về virus này, tại sao họ không xem xét những cảnh báo sớm từ Đài Loan vào tháng 12 năm ngoái về mối nguy hiểm của nCoV.

Một điểm đáng lưu ý là Đài Loan không được chấp thuận làm thành viên của WHO vì WHO ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc” của ĐCSTQ, theo đó không công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.

ĐCSTQ chỉ truyền thông tin đầu tiên đến WHO vào ngày 10/1, khi virus này đã lan truyền và lây lan ồ ạt rộng khắp. Bất chấp điều này, tổng giám đốc WHO Tedros hôm 30/1 đã viết trên dòng trạng thái Twitter như sau: 

“Tốc độ Trung Quốc phát hiện ra ổ dịch, phân lập virus, giải trình tự bộ gen và chia sẻ nó với WHO và thế giới là rất ấn tượng”.

Trong một tuyên bố khác vào ngày 31/1, ông nói:

“Chúng ta có lẽ đã chứng kiến nhiều trường hợp lây nhiễm hơn bên ngoài Trung Quốc vào thời điểm hiện tại – và có lẽ cả các trường hợp tử vong nữa – nếu không phải nhờ những nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh, và những bước tiến mà họ đã đạt được để bảo vệ người dân Trung Quốc và nhân dân thế giới”.

Tờ The BL bình luận, đây là dấu hiệu cho thấy WHO không có hứng thú thực sự nào trong việc tìm ra những người chịu trách nhiệm và xác định bản chất của vấn đề.

Related posts