Coronavirus ở Úc: Hai yếu tố làm cho NSW phong tỏa trở lại

Hiểu được khi nào phải cách ly và những bước cần thiết là những yếu tố quan trọng để ngăn chận sự lây lan của vi khuẩn corona.

Đây có lẽ là một tuần lễ nghiêm trọng nhất trong trận chiến chống lại coronavirus.

Melbourne đã phong tỏa hơn 2 tuần nhưng số ca nhiễm vẫn không giảm, trong lúc đó sự lây lan trong cộng đồng ở NSW vẫn tiếp tục gia tăng tại những khu vực đông dân cư.

Cho nên, những gì sẽ xảy ra tại hai tiểu bang đông dân cư nhất ở Úc trong những ngày tới?

NEW SẼ BỊ PHONG TỎA LẠI?

Giáo sư chuyên khoa về vi trùng học của đại học Australian National University nói với news.com.au rằng có hai yếu tố sẽ quyết định việc NSW có bị phong tỏa lại hay không.

1/ Sự bùng phát xảy ra mà không xác nhận được nguồn xuất phát

2/ Có nhiều ca nhiễm xảy ra tại những nơi nguy hiểm chẳng hạn như viện dưỡng lão khiến cho hệ thống y tế của tiểu bang bị quá tải.

Cho đến nay Thủ hiến NSW, Gladys Berejiklian cố tránh phong tỏa lần thứ hai bằng mọi giá như bà đã nói vào đầu tháng này.

NSW Premier Gladys Berejiklian wants to avoid the state going into lockdown. Picture: Richard Dobson
Thủ hiến NSW, Gladys Berejiklian

“Đó không phải là phương cách mà chúng tôi chọn lựa,” bà nói trong chương trình 7.30 của ABC vào ngày 14 tháng 7.

Thay vào đó chính phủ NSW muốn sinh hoạt trở lại bình thường bằng chiến lược ngăn chận (suppriession strategy) chớ không phải tiêu diệt (elimination).

Ms Berejiklian cho rằng trở lại phong tỏa phải trả giá quá cao về thiệt hại kinh tế đối với một tiểu bang đông dân nhất của Úc.

“Chúng ta không thể phong tỏa rồi mở cửa rồi phong tỏa mỗi khi có sự bùng phát,” bà nói.

“Đó không phải là cách để tạo lại niềm tinh đối với các thương vụ để giữ nhân viên.”

Thủ tướng Scott Morrison có quan điểm giống như Thủ hiến Berejiklian, ông nhắc lai nhiều lần là ông không muốn NSW phong tỏa trở lại và ông cũng nghĩ điều đó không cần thiết.

Nếu không muốn phong tỏa trở lại, vậy NSW sẽ làm gì? Bắt đầu từ hôm nay tiểu bang bắt đầu áp dụng chỉ được nhận đặt bàn trước tối đa là 10 người tại các bar, pub, nhà hàng và giới hạn số người tham dự đám cưới, đám tang…

Giáo sư Senanayake cho biết có thể NSW sẽ giới hạn nhiều hơn nữa số người tụ tập bên trong (indoor) bởi vì đó là nguồn lây lan mạnh nhanh nhất.

NSW không bắt buộc phải mang khẩu trang giống như Victoria, tuy nhiên khuyến khích người dân mang ở nơi công cộng và trách sự dụng phương tiện di chuyện công cộng càng nhiều càng tốt.

Thủ hiến Berejiklian kêu gọi người dân hạn chế đi ra ngoài cuối tuần này ngoại trừ cần thiết, và cảnh báo tiểu bang đang ở thời điểm nghiêm trọng (critical point) khi phải đương đầu với sự lây lan của coronavirus.

“Hãy nghĩ đến số người mà đang có trong nhà. Chúng ta được biết từ những lời khuyên của bộ y tế và từ kinh nghiệm xảy ra ở những nơi khác, sinh hoạt nguy hiểm cao nhất là số người tụ tập đông bên trong nhà bạn và những chỗ kín chẳng hạn như các nhà hàng.”

MELBOURNE CÓ CẦN ÁP DỤNG HẠN CHẾ BẬT 4 KHÔNG?

Mặc dầu số ca nhiễm ở Melbourne tiếp tục gia tăng nhưng giáo sư Senanayake nói quá sớm để nói có cần kéo dài thêm thời gian phong tỏa.

Ông nêu ra trường hợp của Vũ Hán, chính quyền phải phong tỏa nhiều tuần để bắt đầu thấy kết quả.

Một số người kêu gọi tiểu bang Victoria áp dụng giới hạn bật 4 đối với thành phố Melbourne và Mitchell Shire.

Nhưng Thủ hiến Daniel Andrews cho biết ông chưa nghĩ đến việc áp dụng hạn chế thêm nữa mặc dầu số ca nhiễu không giảm.

“Nếu chúng tôi không hành động có trách nhiệm và nếu chúng ta không nhìn thấy sự nguy hiểm, thì sự phong tỏa bắt buộc phải kéo dài hơn,” ông nói.

Related posts