WHO gián tiếp ủng hộ hoạt động cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc

Quý Khải

WHO gián tiếp ủng hộ hoạt động cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc
Trái: Tổng giám đốc WHO (ảnh: Reuters), Phải: (ảnh: NTD).

Vào thời điểm mối quan hệ giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc đang đứng trước sự săm soi gắt gao, các nhà hoạt động nhân quyền và chuyên gia y tế cũng đang đặt dấu hỏi về lập trường của tổ chức này đối với chương trình hiến tạng nghi vấn của Bắc Kinh, theo Fox News.

Đầu năm nay, Tòa án về Trung Quốc có trụ sở tại London đã xác định rằng “chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa”, tim, phổi, thận và gan đang bị cưỡng bức thu hoạch đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số và tôn giáo – đôi khi trong lúc nạn nhân vẫn còn sống và khỏe mạnh.

WHO đổi giọng, nói Trung Quốc chưa từng báo cáo sự bùng phát dịch virus corona
Tổng giám đốc WHO (ảnh thumbnail Youtube/C-SPAN)

Bất chấp sự bác bỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính quyền  này đã thừa nhận việc sử dụng tù nhân lương tâm trong nhiều thập kỷ để thu hoạch nội tạng cho một ngành công nghiệp trị giá 1 tỷ USD. Năm 2015, Bắc Kinh thông báo rằng chính sách chính thức của nó đã thay đổi, và chỉ những người hiến tạng tự nguyện mới có nội tạng được thu hoạch sau khi chết. Nhưng nhiều bên đã tuyên bố rằng chính quyền này đã không ngừng cưỡng ép thu hoạch tạng của người dân.

“Ngành công nghiệp này đã tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng trong thập kỷ qua, và nó đã trở thành một ngành công nghiệp sinh lợi lớn cho ĐCSTQ. Họ sẽ không chấm dứt nó trừ khi tội ác của họ được phơi bày hoàn toàn và bản thân họ bị trừng phạt/truy tố bởi cộng đồng quốc tế”, Xiaoxu “Sean” Lin, một nhà vi trùng học và phát ngôn viên Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington, nói với Fox News.

“Tại Trung Quốc, các bác sĩ có thể mua được nhiều cơ quan nội tạng nối tiếp nhau cho cùng một bệnh nhân, trong trường hợp thải ghép. Ở Trung Quốc không có gì lạ khi một bệnh nhân có thể tiến hành nhiều ca cấy ghép cho cùng một cơ quan. Ngoài ra, một loạt các loại nội tạng có thể cấy ghép và giá của chúng được liệt kê công khai trên các trang web của bệnh viện, mang đến cảm giác rằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào cũng có thể được thay thế khi cần thiết”.

Ông Lin cũng lưu ý rằng mặc dù phán quyết cuối cùng của Tòa án Trung Quốc được đưa ra vào tháng 3/2020, nhưng WHO cho tới nay vẫn không có bất kỳ lời hồi đáp nào.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 28/1 (ảnh chụp màn hình Youtube/CGTN).

Tạp chí y đức BMC vào tháng 11 năm ngoái cũng cáo buộc ĐCSTQ làm sai lệch dữ liệu và che đậy việc khai thác bất hợp pháp đối với các nhóm thiểu số và tù nhân chính trị dễ bị tổn thương.

Liên Hợp Quốc đã được yêu cầu mở một cuộc điều tra về các cáo buộc, nhưng không được, và WHO vẫn không xem xét bất kỳ hoạt động tội phạm tiềm năng nào.

Thay vào đó, WHO đã dành nhiều lời khen ngợi cho chương trình hiến tạng của Trung Quốc bất chấp lịch sử vấy bùn và những hoài nghi tiếp diễn xoay quanh cách thức hoạt động của WHO.

Tại Đại hội quốc tế của Hiệp hội cấy ghép tạng ở Tây Ban Nha lần thứ 27, Tiến sĩ Jose Nunez, người giám sát việc thu thập dữ liệu cấy ghép tạng toàn cầu cho WHO, đã dập tắt những cáo buộc liên quan đến việc mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc là “những tin đồn”. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9/2017 với tờ Washington Post, ông tuyên bố rằng số lượng người nước ngoài đến Trung Quốc để cấy ghép là “thật sự rất thấp”, so với các nước khác và rằng Bắc Kinh đã cải tổ.

Ngài Geoffrey Nice QC đọc Phán quyết cuối cùng của Tòa án về Trung Quốc ngày 17/6/2019 (ảnh chụp màn hình video đăng trên kênh Youtube End Transplant Abuse).

Nhiều tháng sau khi Tòa án Trung Quốc công bố kết quả sơ bộ hé lộ việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng, TS Nunez đã báo cáo với truyền thông Trung Quốc rằng “các cải cách trong việc cấy ghép tạng của Trung Quốc đã đạt được kết quả đáng chú ý trong một thời gian ngắn. Kinh nghiệm của Trung Quốc có thể đóng vai trò như một mô hình cho toàn bộ khu vực châu Á và thế giới”.

Tương tự, tháng 12 năm ngoái, Tiến sĩ Francis L. Delmonico, cựu chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép (TTS), giám đốc y tế của Ngân hàng Nội tạng New England (NEOB) và chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm WHO về hiến và ghép tạng và mô người, đã nói: “Điểm nhấn lớn nhất trong kinh nghiệm Trung Quốc đối với việc ghép tạng là sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía chính phủ Trung Quốc, đây là một ví dụ mà nhiều quốc gia nên tuân theo”.

Tiến sĩ Edward Kelley, giám đốc Cục Cung cấp Dịch vụ và An ninh tại trụ sở WHO là Geneva (Thụy Sĩ) đã đưa ra nhiều lời khen ngợi cho Trung Quốc. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông tuyên bố Trung Quốc và các quốc gia khác tham gia cuộc họp là “các hình mẫu toàn cầu trong lĩnh vực cấy ghép tạng”.

Một năm trước, WHO – cùng với Hiệp hội Cấy ghép  ở Canada và Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học của Vatican – đã đồng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh chống Buôn lậu Nội tạng, trong đó Tiến sĩ Hoàng Khiết Phu – Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc – đã được mời làm diễn giả chính để trình bày “mô hình của Trung Quốc” trong việc thực hành ghép tạng.

“Sau đó, tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 70 (WHA) vào tháng 5/2017, đại diện Trung Quốc đã đề xuất WHO thành lập một lực lượng đặc nhiệm về cấy ghép tạng”, ông Lin chỉ ra. Sau đó, vào tháng 3/2018, nhận được sự thúc đẩy của chính phủ Trung Quốc, Lực lượng đặc nhiệm của WHO về Hiến và Cấy ghép các Cơ quan và Mô Người đã chính thức được thành lập”. Delmonico đã trở thành một trong hai chủ tịch của lực lượng đặc nhiệm này và hai bác sĩ người Trung Quốc, Hoàng Khiết Phu và Vương Hải Ba – một quan chức y tế Trung Quốc, đóng vai trò thành viên.

Lực lượng đặc nhiệm đã mô tả biện pháp cấy ghép “như là một hình thức điều trị hiện được công nhận là phương pháp điều trị tốt nhất và thường thường là duy nhất đối với hội chứng suy tạng giai đoạn cuối”.

WHO đã chưa lập tức trả lời yêu cầu bình luận về các cáo buộc cưỡng bức thu hoạch tạng cấy ghép của Trung Quốc hoặc liệu có bất kỳ cuộc điều tra nào tiếp theo sẽ được thực hiện hay không, nhưng lập trường của tổ chức này trong những năm gần đây đã khiến nhiều nhà hoạt động và chuyên gia bối rối.

“Chúng ta biết rằng việc cưỡng bức thu hoạch tạng nhắm vào các nhóm tôn giáo như người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công, các mục sư Kitô giáo và những người bất đồng chính kiến và những người là thành viên của các nhóm chính trị nhạy cảm khác. Không gì có thể cản trở ĐCSTQ bịt miệng các nhà phê bình mình”, Olivia Enos, một nhà phân tích chính sách cấp cao và chuyên gia nghiên cứu châu Á tại Quỹ Di sản, nói.

“Bất kỳ lời hứa của ĐCSTQ rằng họ sẽ ngừng thu hoạch nội tạng đều trống rỗng. ĐCSTQ đã đưa ra rất nhiều lời hứa để chấm dứt các hoạt động nhân quyền khủng khiếp khác, bao gồm mổ cướp nội tạng, nhưng chưa lời hứa nào thành hiện thực”.

Vào cuối tháng 5, sau khi một cuộc điều tra về mối quan hệ của WHO với lãnh đạo Trung Quốc, giữa lúc xảy ra một đợt bùng phát lớn của dịch virus corona chủng mới, Tổng thống Trump đã đình chỉ tài trợ thường niên cho tổ chức này.

Hồi tháng 7, Tổng thống Trump  đã chính thức đưa Mỹ ra khỏi WHO với lý do “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và yếu kém trong việc xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19.

Related posts