Bạch Thư của viện chính sách Mỹ: ĐCSTQ vừa công khai vừa ngầm ‘tẩy não’ quốc tế

Minh Thanh

Hình ảnh trụ sở của Đài Truyền hình Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCTV) tại Khu thương mại trung tâm của Bắc Kinh và các tòa nhà xung quanh

Viện Hoover của Đại học Stanford đã xuất bản một cuốn sách trắng với tiêu đề “Kể chuyện Trung Quốc: Vận động của ĐCSTQ để đắp nặn một câu chuyện toàn cầu”. Trong đó, đã tiết lộ cách ĐCSTQ “kết nối với thế giới” đồng thời thông qua các hoạt động công khai và ngầm, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại như một phương tiện để “tẩy não” cộng đồng quốc tế, thay đổi nhận thức toàn cầu về chế độ độc tài của nó.

Tuyên truyền cả công khai và ngầm của ĐCSTQ 

Sách trắng do Đài quan sát Stanford Internet (SIO) và Viện nghiên cứu Hoover phối hợp cho ra mắt. Các tác giả bao gồm Renee DiTesta – Giám đốc nghiên cứu kỹ thuật của SIO và John Pomfret – Cựu chủ tịch của Văn phòng báo Washington Post tại Bắc Kinh, cùng 5 người khác.

Sách trắng đề cập rằng trong những năm gần đây, các hoạt động tuyên truyền và ảnh hưởng như vậy do chính phủ Trung Quốc tài trợ mặc dù nhắm vào truyền thông xã hội, nhưng cho thấy sự bao phủ toàn diện từ truyền thông truyền thống đến truyền thông xã hội.

Sách trắng nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dựa vào một loạt các bộ máy tuyên truyền để mở rộng lũng đoạn quyền lực trong nước và đòi nắm vị thế lãnh đạo toàn cầu. Ảnh hưởng này kéo dài vượt qua cả truyền thông in ấn và truyền thông truyền hình, và nó đã lợi dụng kinh nghiệm vận hành thông tin từ gần một thế kỷ…”.

Sách trắng cũng tuyên bố rằng bộ máy tuyên truyền công khai của ĐCSTQ rất mạnh, vươn ra thao túng cả trong nước lẫn nước ngoài. Hai trụ cột của nó là Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục Công tác Mặt trận Thống nhất, điều phối và quản lý các nhóm có ảnh hưởng bên ngoài đảng.

Một học giả thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu Hoover và là nhà sử học Trung Quốc hiện đại, ông Glenn Tiffer cho biết: “Các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Iran có khả năng thực hiện một cuộc tấn công thông tin toàn diện thông qua truyền thông, thường đan xen hoạt động trên truyền thông xã hội với truyền thông truyền thống”.

Tiến sĩ Hàn Liên Triều (Han Lianchao), cựu thỉnh giảng nghiên cứu tại Học viện Hudson, Mỹ, nói với VOA rằng cộng đồng quốc tế cuối cùng mới giật mình giải mã được thủ đoạn tuyên truyền của ĐCSTQ. Ông nói: “Trước đây, người phương Tây không rõ lắm về ý đồ của ĐCSTQ. Những năm gần đây, ĐCSTQ đã đẩy mạnh việc mở rộng toàn cầu và tăng cường đàn áp trong nước, cộng thêm với phong cách ngoại giao ‘chiến lang’, Mỹ và các nước phương Tây cuối cùng mới nhìn ra bản chất đối địch của Trung Quốc”.

Nghiên cứu của Sách trắng cho thấy hầu hết các kênh truyền thông như Tân Hoa Xã, CCTV, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, Thời báo Toàn cầu, China Daily và China.com đều có tài khoản công khai trên Twitter, Facebook, YouTube và Instagram. Số lượng người theo dõi dao động từ ít nhất hàng chục nghìn đến nhiều nhất tới hàng trăm triệu. Các trang mạng xã hội này đều bị chặn ở Trung Quốc. Nói tóm lại, đối với hoạt động công khai, tuyên truyền của ĐCSTQ là để nhắc lại các quan điểm của ĐCSTQ và chi rất nhiều tiền để quảng bá các quan điểm này đến khán giả quốc tế. Tại hoạt động ngầm, họ trả lương cho lượng lớn “đội quân” thông qua video và bình luận để bày tỏ sự cho các quan điểm của ĐCSTQ. Cả hai ‘kẻ xướng người họa’, đầu độc quốc tế trong môi trường truyền thông tự do.

Kinh nghiệm phong phú trong  “tẩy não quốc tế ” và kịch bản thành thục để cải biến dư luận

Theo Sách trắng, ĐCSTQ đã hoàn thiện các kỹ năng tuyên truyền “đổi trắng thay đen” cực kỳ thành thục, có thể thông qua các đặc vụ ở nước ngoài cải tạo “phong thủy” của dư luận và quốc tế.

Thời kỳ nổi tiếng diễn ra trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1952, ĐCSTQ tuyên bố rằng sự bùng phát của bệnh dịch hạch, bệnh than, bệnh tả và viêm não ở các vùng của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là do người Mỹ phát động chiến tranh sinh học. 

Do đó, ĐCSTQ và phe xã hội chủ nghĩa tiến hành xây dựng dư luận xã hội trên trường quốc tế. Họ công bố “lời thú tội” của tội phạm chiến tranh, trích dẫn những người nước ngoài đến thăm cái gọi là triển lãm tội ác chiến tranh ở Trung Quốc, và thành lập một cơ sở hoạt động ở Prague, phát triển một nhóm các nhà hoạt động cánh tả và chống chiến tranh phương Tây. Những người này ở phương Tây đóng vai trò nâng cao danh tiếng của ĐCSTQ.

Mặc dù Hoa Kỳ quả quyết phủ nhận các cáo buộc của ĐCSTQ, nhưng nhiều người nước ngoài vẫn tin vào các tuyên bố của ĐCSTQ. Ông John Powell, một nhà báo người Mỹ ở Trung Quốc vào thời điểm đó, nói: “Sự tàn bạo của Hoa Kỳ còn hơn cả Hitler của Đức và Hoàng đế Showa của Nhật Bản… khiến cả thế giới sợ hãi”.

Giám mục của Canterbury, Hewlett Johnson, người sau này có biệt danh là “Giám mục đỏ”, cũng tin vào điều này, yêu cầu tổng giám mục và tất cả người dân Anh tin vào ĐCSTQ. Người đoạt giải Nobel về hóa học Jean Frederick Juliot-Curie và nhà hóa sinh của Đại học Cambridge –  Joseph Needham đều là những người ủng hộ tuyên bố của ĐCSTQ.

Joseph Needham, người nói tiếng được Trung Quốc, đã được Liên Xô cũ mời sang Trung Quốc cùng với 6 nhà khoa học tả khuynh khác đến từ các nước phương Tây. Dù chưa có bất kỳ cuộc điều tra khoa học nào, Needham đã một mực phản đối việc cho rằng các thuyết pháp của ĐCSTQ có thể là sai, và đã đưa ra một báo cáo cuối cùng. Đồng thời, ĐCSTQ không đồng ý cho phép Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Hội Chữ thập đỏ Quốc tế điều tra và xác minh, cho rằng cả hai tổ chức đều có thành kiến với ĐCSTQ.

Sách trắng nói rằng trên thực tế, Mao đã từng so sánh Cục Công tác Mặt trận Thống nhất với một trong ba “thần khí” cho phép ông ta nắm quyền lực, theo kịp Quân đội Giải phóng Nhân dân và ĐCSTQ.

Ở trong nước kiểm soát nghe nhìn, ở hải ngoại ra sức lên giọng

Ông Pomfret, cựu Chánh văn phòng Bắc Kinh của The Washington Post, nói rằng vào cuối những năm 1990, truyền thông truyền thống Trung Quốc đã trải qua một “thời đại hoàng kim”. Họ dám xuất bản những bài báo tiết lộ sự thật, như về AIDS, về bạo lực của cảnh sát, về tham nhũng, v.v.

Ông Pomfret nói rằng thời kỳ hoàng kim này đã kết thúc vào những năm 2000. ĐCSTQ đã bắt đầu tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông, thay thế nhiều nhà biên tập và lãnh đạo truyền thông. Theo lời của ĐCSTQ, đó là tiến hành “hài hòa” các kênh truyền thông, chuyển hướng sang tìm kiếm lợi ích của ĐCSTQ và phản ánh hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, ông bắt đầu biến đổi hoàn toàn phương tiện truyền thông thành công cụ phục vụ cho đảng. 

Năm 2012, sau khi New York Times và Bloomberg News đưa tin về câu chuyện gia tộc giàu có ở nước ngoài của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ Ôn Gia Bảo và Tập Cận Bình, truyền thông trong nước bắt đầu bước vào thời kỳ tăm tối hoàn toàn. Ông Tập trực tiếp đẩy mạnh truyền thông vì đảng phục vụ, để “kể câu chuyện tốt về Trung Quốc”.

Ông Pomfret chỉ ra rằng trong khi kiểm soát các kênh truyền thông ở trong nước, ĐCSTQ đã chi hàng tỷ USD để xây dựng một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cho truyền thông đảng ở nước ngoài. Hiện tại, Tân Hoa Xã là cơ quan thông tấn lớn nhất thế giới. Nó có 7 văn phòng tại Hoa Kỳ. Thành phố nào có đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc, ở đó sẽ có văn phòng Tân Hoa Xã. Điều này cho thấy truyền thông đảng ở nước ngoài và ĐCSTQ có mối quan hệ hợp tác ‘cùng tiến cùng lùi’ với nhau. Mạng Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN) có mặt khắp nơi trên thế giới, trụ sở ở nước ngoài của nó nằm ở Washington, thủ đô của Hoa Kỳ. Nhân dân Nhật báo được kẹp vào Washington Post và truyền đến độc giả Mỹ với mức giá lên tới 250.000 USD.

Ông Pomfret nói, hãy nhìn vào truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài. Ba mươi năm trước, các kênh truyền thông tiếng Hoa địa phương ở Hoa Kỳ, Úc và các nơi khác có quan điểm riêng của họ. Tuy nhiên, bây giờ, thông qua đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, ĐCSTQ về cơ bản đã làm “hài hòa” các kênh truyền thông này, và tiếng nói thân Cộng đã chiếm vị trí chủ đạo. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có nhiều hành động, như thiết lập kênh truyền thông ở Hoa Kỳ, cung cấp viện trợ tài chính, cũng giúp đào tạo các nhà báo, cho phép các kênh truyền thông này sử dụng các dịch vụ tin tức từ Trung Quốc, cung cấp cho họ tin tức từ Bắc Kinh, gồm cả các phiên bản quốc tế của thông tin thống nhất từ Bắc Kinh, v.v.

Về điểm này, VOA cũng cảm thấy rõ ràng thực tế rằng tiếng nói tự do của người Hoa ở nước ngoài chịu sự uy hiếp. Một số chuyên gia Trung Quốc đã định cư tại Hoa Kỳ trong nhiều năm đã từng nói với các phóng viên VOA rằng họ “không dám” chấp nhận các cuộc phỏng vấn với VOA.

Hong Kong – Đài Loan – virus Corona Vũ Hán, ĐCSTQ đều dùng cách giá họa

Một trong những tác giả của Sách trắng, bà Renee DiTesta, nói rằng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 của Đài Loan, ĐCSTQ cũng đồng thời sử dụng tuyên truyền công khai và bí mật làm giả. Nhiều nội dung trong tuyên truyền truyền thông truyền thống có thể được truy nguồn gốc từ tin tức bịa đặt ở Đại Lục, các kênh YouTube đáng ngờ, tài khoản Twitter giả mạo, v.v.

Bà DiTesta nói rằng cấp độ công khai thì sử dụng bài phát biểu thống nhất với Bắc Kinh hoặc ngôn luận hữu hảo để giúp Han Kuo-yu (Hàn Quốc Du, một chính trị gia người Đài Loan thân Bắc Kinh). Thủ đoạn bí mật là gây lẫn lộn cho độc giả thông qua các tài khoản giả trên các trang mạng xã hội như YouTube và Twitter. Vương Lập Cường (Wang Liqiang), người từng tuyên bố là gián điệp của ĐCSTQ, nói rằng trong cuộc bầu cử Đài Loan 2018, ông được lệnh mở 200.000 tài khoản mạng xã hội để phá hoại cuộc bầu cử. Ông cũng tiết lộ rằng ông đã chi 1,5 tỷ nhân dân tệ cho một số truyền thông ở Đài Loan để giúp Han Kuo-yu bầu cử. Sau khi Han Kuo-yu được bầu làm thị trưởng, ông lập tức lên kế hoạch tham gia cuộc bầu cử tổng thống vì ông là lãnh đạo Đài Loan theo ý của Bắc Kinh. Sau khi vụ việc gián điệp bị phơi bày, truyền thông ủng hộ Quốc dân đảng và truyền thông ủng hộ Bắc Kinh của Đài Loan đều giữ nguyên theo giọng điệu của Bắc Kinh, công kích tuyên bố của Vương Lập Cường, thậm chí đã xuất bản một bài báo có câu từ tương tự bài xã luận ở China Daily.

Finacial Times của Anh đưa tin rằng China Times (Thời báo Trung Quốc) đã nhận lệnh biên tập bài từ văn phòng Đài Loan ở đại lục. China Times thậm chí còn tuyên bố rằng Văn phòng ĐCSTQ Đài Loan đã xác nhận rằng câu chuyện gián điệp Vương Lập Cường là một trò lừa đảo của bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến của bà. Bà Ditesta nói rằng nghiên cứu cho thấy việc phổ biến tin tức trực tiếp từ truyền thông ĐCSTQ  tới độc giả ở Đài Loan là rất hạn chế. Tuy nhiên, nếu nó được chuyển qua truyền thông Đài Loan như China Times, thì việc lan tỏa có thể tăng hàng chục đến hàng trăm lần.

Sách trắng nói rằng trong các cuộc biểu tình kéo dài hơn một năm ở Hong Kong, ĐCSTQ cũng vận dụng phương cách thành thục này. Bằng cách dùng các kênh truyền thông xã hội ở nước ngoài, nó đã tạo ra một lượng lớn tin tức giả bêu xấu người biểu tình. Vào tháng 8/2019, lần đầu tiên, các công ty công nghệ bao gồm Facebook, Twitter và YouTube đã phát hiện hàng loạt tài khoản zombie và nội dung liên quan có nguồn gốc là từ  ĐCSTQ.

Sách trắng nói rằng những tin đồn lan truyền gây hoang mang cho công chúng như một chiến lược tuyên truyền chung đã được Liên Xô và ĐCSTQ cố gắng lặp đi lặp lại. Đầu những năm 1980, Liên Xô cũ đã phát động “Chiến dịch Denver”. Đây là một phong trào vận động toàn cầu sử dụng các mạng lưới tuyên truyền màu xám và các nhà khoa học có ảnh hưởng để truyền bá tin tức giả rằng virus HIV có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm của chính phủ Hoa Kỳ tại Fort Detrick, Maryland. Trong vòng vài tháng đến nhiều năm, thuyết âm mưu này đã lan rộng khắp các quốc gia được nhắm tới. Thực tế là Fort Detrick đã thực hiện chương trình vũ khí sinh học của Mỹ từ năm 1943 đến 1969, vì vậy có căn cứ củng cố cho câu chuyện này. Vào tháng 3/2020, Fort Detrick một lần nữa trở thành mục tiêu, lần này liên quan đến virus Corona Vũ Hán. Virus này lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc và phát triển thành đại dịch toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khẳng định rằng virus có thể đã bị rò rỉ từ một viện nghiên cứu virus học ở Vũ Hán. Truyền thông Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã chế tạo virus ở Fort Detrick và mang nó đến Vũ Hán. Trận chiến đổ lỗi này đã được phát động thông qua các kênh truyền thông chính thức, video trên YouTube và tài khoản Twitter của các chính trị gia. Tin tức lan truyền khắp thế giới chỉ trong vài ngày.

Thế lực khổng lồ của ĐCSTQ ở hải ngoại, có khi một người cũng có thể là Ban Tuyên giáo Trung ương

Hạ Nghiệp Lương (Xia Yeliang), từng là học giả thỉnh giảng tại Viện Hoover của Đại học Stanford trong một năm, nói với VOA: “Trong các tổ chức như Viện Hoover, ĐCSTQ cũng có hợp tác cố định. Mỗi năm hỗ trợ tài chính cho Hoover, chuyển tới đây một số quan chức Trung Quốc, bao gồm hai hoặc ba người từ Bộ Ngoại giao, và những người từ Bộ Thương mại. Những người này đến với tư cách là các học giả tới thăm, nhưng không làm nghiên cứu. Vào các hoạt động giao lưu học thuật và diễn giảng quan trọng của Viện, hiếm khi nhìn thấy họ. Tuy nhiên, họ thực sự làm việc trong khu vực đó và tiếp xúc với các học giả từ nơi khác. Nhiệm vụ của họ là gì? Tôi không biết”.

Ông Hạ nói rằng ở các nước phương Tây, các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, còn có rất nhiều các Viện nghiên cứu Đông Á và Trung tâm nghiên cứu Đông Á ở nhiều trường đại học, phần lớn các nhà nghiên cứu là những người cánh tả và đồng tình với với chủ nghĩa cộng sản. 

Fairbank của Đại học Harvard là một trong những người đồng tình và ủng hộ như thế. Mãi đến khi xảy ra vụ thảm sát Lục Tứ năm 1989, ông mới tỉnh ngộ và thay đổi quan điểm. Tất cả họ đều đóng vai trò thân cộng sản. Không thể lên án họ về mặt đạo đức, bởi vì lúc đó họ có lý tưởng, hy vọng thông qua tiếp xúc sẽ thay đổi suy nghĩ của ĐCSTQ. Nhưng thời gian trôi qua, nó trở thành một câu hỏi rằng ai đang đồng hóa ai.

Ông Hạ chỉ ra rằng bao gồm cả Giáo sư Fukuyama, số tiền tài trợ nghiên cứu lớn nhất nhận được cũng là từ ĐCSTQ, nhưng nó được công khai là từ một doanh nhân ở nước ngoài tên Eric Li. Eric được biết đến như một nhà đầu tư mạo hiểm, nhưng thực tế, như chính ông nói, “bạn không cần phải làm việc để giàu có”. Năm 1986, Eric học tại Đại học California tại Berkeley bằng chi phí của mình và lấy bằng cử nhân kinh tế, và sau đó lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford. Ông là bạn học với Mao Đạo Lâm (Mao Daolin), con rể của Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao). Chính ông là người đã thành lập một số trang web diễn đàn cánh tả. Chính ông cũng đã chi tiền để quảng bá ĐCSTQ, được Tập Cận Bình đánh giá cao. Ông là tác giả nhiều bài báo trên New York Times, South China Morning Post, Thời báo Hoàn cầu (Global Times) và nhiều tờ báo khác.

Ông Hạ nói: “Về cơ bản, Eric đồng ý rằng chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cộng sản có tính hiệu quả và phù hợp hơn cho thế giới tương lai. Ông ấy cho rằng chủ nghĩa cộng sản và dân chủ bầu cử đều dựa trên “tường thuật” các giá trị phổ quát… Đôi khi, chỉ mình ông ấy đã gánh vác vai trò của cả một Ban Tuyên giáo Trung ương”.

Minh Thanh

Related posts