Úc chờ Trung Cộng trả miếng

Cổ Nhuế

Vào thứ Năm 23.7 tuần qua, hải quân Úc và Trung Cộng đã ‘lời qua tiếng lại’ ở Biển Đông. Số là hôm ấy một hạm đội Úc trên đường đi Phi Luật Tân để thao diễn quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gặp chiến hạm Trung Cộng ở một eo biển trong quần đảo Trường Sa. Theo thông cáo từ bộ quốc phòng Úc, khi gặp chiến hạm của nước khác hải quân Úc đã ‘cư xử thật an toàn và chuyên nghiệp’. Bên Trung Cộng, một viên chức cao cấp cho hay bộ đội nhân dân của Cộng Sản Trung Hoa đã ‘lịch sự quá mức’ khi báo trước cho chiến hạm Úc đang tới gần pháo đài kiên cố của Trung Cộng. Rõ ràng không ai muốn sinh sự.

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên chiến hạm Úc gặp hải quân Trung Cộng ở Biển Đông. Lần này vẫn chưa nghe súng nổ nhưng lại xảy ra trong bối cảnh cực kỳ căng thẳng giữa Trung Cộng với Úc (và với Hoa Kỳ). Đúng vào ngày hải quân hai nước ‘lời qua tiếng lại’ ở Biển Đông, Úc đã công khai cho biết lập trường của mình về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.

Khi chiến hạm Úc gặp hải quân Trung Cộng ở Biển Đông thì không phải hai bên đụng độ nhau. Hôm đó, chiến hạm Úc không vào Biển Đông như hai hàng không mẫu hạm Mỹ trước đó đến đây để khẳng định quyền tự do hàng hải. Hải quân Hoa Kỳ còn mở ra nhiều cuôc hành quan mang tên Freedom of Navigation Operations (viết tắt thành FONOPS). Hoa Kỳ mời chiến hạm Úc tham gia. Cho tới nay, Úc chưa nhận lời. Dường như Úc có thể đổi ý sau chuyến đi Washington của hai bà tổng trưởng ngoại giao và quốc phòng.

Trước khi nói chuyện chuyến đi của hai nữ tướng Úc, xin bàn qua về lập trường công khai của Úc về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.

Bác bỏ, bác bỏ, và bác bỏ

Hai nữ tướng Marise Payne và Linda Reynolds của Úc bước xuống máy bay tại Washington.

Bằng văn thư có đóng con mộc tổ của phái đoàn Úc tại Liên hiệp quốc, Úc thẳng thắn lên tiếng:

The Australian Government rejects any claims by China that are inconsistent with the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), in particular, maritime claims that do not adhere to its rules on baselines, maritime zones and classification of features. Chính phủ Úc bác bỏ tất cả yêu sách do Trung Cộng đưa ra vì không phù hợp với Quy Ước về Luật Biển (UNCLOS) do Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1982, đặc biệt các yêu sách về vùng biển không thuộc về quyền cai trị của Trung Cộng…

Bằng những chữ ghi rõ ràng, Úc đã đi xa hơn các nước đang tranh chấp – trong đó có Việt Nam. Trong khi Việt Nam tránh gọi tên đối thủ; Úc gọi đích danh Trung Cộng. Trong khi ‘người phát ngôn’ này ‘người phát ngôn’ kia ấm ở hết ‘quan ngại’ lại ‘quai ngạn sâu sắc’ thì Úc thẳng thừng ‘bác bỏ, rejects’.

Úc bác bỏ lập luận cho rằng Trung Cộng có chủ quyền tại Biển Đông vì từ đời nhà Tống họ đã hoạt động ở đây. Lập luận này thường gọi là ‘quyền lịch sử’ hay ‘quyền lợi trên biển’.

Úc khẳng địnhTrung Cộng không có căn bản pháp lý để vẽ đường nối các ‘nhóm hải đảo’ tại Biển Đông lại, rồi giành chủ quyền. Thật vậy, Trung Cộng có thể có chủ quyền một hai hòn đảo tại Biển Đông và họ vin vào đó gộp chung tất cả hòn đảo ở đây thành bốn nhóm và đặt tên là ‘tứ sa’. Úc cho biết Trung Cộng không có căn bản pháp lý để làm thế.

Úc bác bỏ chuyện Trung Cộng đắp đảo nhân tạo rồi tuyên bố chủ quyền vì làm thế là trái với quy định ghi trong UNCLOS. Thật vậy, Công Ước về Luật Biển không nhìn nhận đảo nhân tạo cũng có giá trị về chủ quyền ngang bằng với đảo thiên nhiên.

Sau khi tự mình giành chủ quyền gần hết Biển Đông, Trung Cộng lại huyênh hoang ‘cộng đồng quốc tế rộng rãi’ nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Úc bác bỏ lời huyên hoang này.

Úc đặt vấn đề Trung Cộng cho mình không phải tuân theo phán quyết của toà án The Hague. Lập luận của Trung Cộng không hợp với công pháp quốc tế. Thật vậy, vì Phi Luật Tân kiện Trung Cộng tại toà Hoà Giải The Hague, năm 2016 toà Hoà Giải này đã phán Trung Cộng thua. Vì thua, Trung Cộng từ chối nghe theo toà The Hague.

Kết thúc văn thư, Úc mong các nước tranh chấp tại Biển Đông (kể cả Trung Cộng) tìm cách giải quyết êm thắm dựa vào công pháp quốc tế, đặc biệt dựa vào công ước về luật biển (UNCLOS).

Trung Cộng giận dữ trả miếng

Đọc văn thư này, giáo sư công pháp quốc tế Donald Rothwell, thuộc đại học ANU, Canberra nói ngay: ai cũng chờ Trung Cộng giận dữ trả miếng.

Đã nhiều lần Trung Cộng trả miếng Úc. Gần nhất, khi Úc lên tiếng yêu cầu quốc tế mở cuộc điều tra về nguồn gốc con vi khuẩn xuất hiện trước tiên ở Vũ Hán rồi lan ra khắp thế giới – Trung Cộng đã giận dữ trả miếng. Họ chửi bới Úc và ngưng mua lúa mạch và thịt bò. Trung Cộng chỉ dám trả miếng ngần ấy mà vẫn tiếp tục ngửa tay mua khoán sản. Theo lời thủ tướng Úc nói trong chương trình 7:30 chiếu trên đài ABC: Trung Cộng còn mua nhiều khoán sản hơn trước nữa là…

Như thường lệ, Trung Cộng mở màn những đòn trả miếng Úc bằng chửi bới. Trung Cộng lôi đầu Úc ra và xỉ …. mày là con chó sủa dùm cho đế quốc Mỹ. Văn thư này trình làng tại Liên Hiệp Quốc quả là những lời ‘khiêu khích liều mạng’. Báo The Global Times (người mình thường gọi là Hoàn Cầu Thời Báo) xỉ vào mặt Úc ‘mày đã dại dột leo lên chiếc xuồng rỉ nước của Mỹ mà xía vô chuyện ở Biển Đông’. Sau khi xỉ mặt Úc, Trung Cộng doạ không ăn thịt bò Úc, không uống rượu Úc nữa. Và bước kế tiếp có thể là ‘đổ bể ngoại giao’ giữa hai nước.

Được biết viết bài báo đả kích Úc lần này không phải hạng dư luận viên ‘5 xu’ mà đích thân giáo sư Zhou Fangyin, thuộc viện nghiên cứu Quảng Đông. Kết thúc bài báo, giáo sư hạ bút: ‘Nếu Úc còn khiêu khích Trung Cộng thì Úc phải biết mình sẽ lãnh nhiều thiệt hại không những về chính trị mà cả kinh tế’.

Dám động binh lắm đa!

Khoan nói tới những thiệt hại về chính trị và kinh tế Trung Cộng đang định bụng uýnh vào đầu Úc – những đe doạ trên chỉ xảy đến ‘nếu Úc còn khiêu khích Trung Cộng nữa …’ Mấy chữ này thật quan trọng vì Trung Cộng lo ngại Úc còn dí thêm nhiều ‘khiêu khích’ khác nữa.

Thật vậy, Úc tiếp tục ‘khiêu khích’ khi gởi hai nữ lưu thượng thặng đi Mỹ. Ngoại trưởng Úc Marise Payne và tổng trưởng quốc phòng Linda Reynolds đã tới Washington. Trong hoàn cảnh đại dịch và có sẵn hệ thống viễn thông nhanh như chớp mà hai nữ lưu Úc phải mang mặt mạ bước xuống máy bay để gặp riêng ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Mỹ thì chuyện chắc là không nhỏ.

Nói cho ngay, người mình thấy ai uýnh Trung Cộng thì khoái trong bụng. Nhất là khi người cai trị trong nước cong lưng trước lá cờ ngũ tinh mà có nước ‘bác bỏ, rejects’ yêu sách phi pháp của Trung Cộng thì càng khoái hơn. Ai là bô lão từng hô lớn ‘quyết chiến!’ tại hội nghi Diên Hồng thì nghĩ ngay Hoa Kỳ và Úc dám động binh lắm đa. Chưa ai biết Mỹ và Úc sẽ động binh như thế nào. Riêng ký giả Michael Pascoe viết trên tờ The New Daily cho rằng khi phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, ông David Stilwell, vào ngày 15.7, nói ‘không có biện pháp nào không được xét đến’ thì đã gởi một thông điệp cho phía bên kia ‘nếu ngoại giao thất bại, tụi tao sẽ gởi thuỷ quân lục chiến, à nghe!’

Hiện nay, Mỹ, Úc và Nhật Bản có sẵn hạm đội hùng hậu tại Biển Đông. Khi ngoại giao thất bại, hạm đội này có thể làm lại cuộc phong toả Cuba vào năm 1962. Chiến hạm Mỹ-Úc-Nhật dư sức bao vây ngàn mỏm đá nhỏ ở cách xa Bắc Kinh cả ngàn dặm. Dù Bắc Kinh có tới 3 triệu bộ đội nhưng hải quân của họ lại hạng bét, nên không đủ sức chống trả.

Đầu tiên, hạm đội này sẽ bao vây. Sau đó, tống cổ bọn Tàu Phù ra khỏi Biển Đông. Cuối cùng, sẽ đến giai đoạn chiếm đóng. Đây là chuyện đã xảy ra tại các đảo ở Thái Bình Dương khi thế chiến thứ nhì kết thúc.

Ước gì lịch sử ấy tái diễn ở Biển Đông.

Cổ Nhuế

Related posts