- Hạ Văn
Ngày 10/7/2013, trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ -Trung lần thứ Năm tại Washington, Phó Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Uông Dương đã ví von so sánh “cặp đôi” Trung – Mỹ bằng câu nói nổi tiếng: “Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ giống như quan hệ vợ chồng. Chúng ta sống trên cùng một trái đất, có tôi trong bạn và có bạn trong tôi. Dù có những cãi vã, bất đồng nhưng chúng ta vẫn cần phải nâng cao sự hiểu biết, củng cố lòng tin lẫn nhau, cùng vun đắp nền tảng chung cho cuộc sống.”
Ngày 8/11/2018, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. (Ảnh: Thomas Peter-Pool / Getty Images).
Uông Dương sau đó còn hài hước ví von điểm thêm: “Hai chúng ta không thể đi đến ly hôn, hãy nhìn gương Đặng Văn Địch và Murdoch, cái giá quá cao rồi.”
Thấm thoắt thoi đưa, đã 7 năm trôi qua, “cặp đôi tình cảm” Uông Dương từng ca ngợi đã không còn thắm thiết như xưa nữa, cuộc chia cắt Mỹ – Trung cũng đang diễn ra nhanh chóng, làm người ta liên tưởng đến cuộc “ly hôn”gia đình Trung – Mỹ.
Nói “ly hôn” cũng chưa hẳn chính xác, bởi vì hôn nhân vốn là chuyện nam nữ, đôi bên cũng phải mười phần thành ý, còn được trời đất chứng giám thì mới có thể kết hôn, nhất là trong hôn nhân truyền thống nhân loại. Mà trong từ điển của ĐCSTQ căn bản lại không hề có từ “thành ý” này.
Mỹ luôn có tình cảm đặc biệt với Trung Quốc, người Mỹ luôn yêu mến Trung Quốc. Trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân trước Thế chiến thứ II, Mỹ tự coi mình có trách nhiệm bảo hộ cho Trung Quốc. Khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, một số người Mỹ thở phào nhẹ nhõm, có thể tuyên chiến với Nhật Bản, có thể giải phóng Trung Quốc được rồi.
Vì vậy, trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung vào cuối năm 1978, ngoài việc xem xét các yếu tố địa chính trị lúc bấy giờ, thì lịch sử tình cảm trên cũng có tác dụng đối với Hoa Kỳ. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, một cách không đề phòng, Hoa Kỳ đã ngay lập tức cởi mở công nghệ, giáo dục của nước nhà, và mở cửa thị trường nội địa cho hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cũng đầu tư mạnh vào Trung Quốc. Ưu ái này thật khó mà lấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao nói chung để giải thích. Ngay cả sau khi ĐCS Liên Xô tan rã, Nga cũng chưa từng nhận được sự ưu ái đến vậy.
Quay trở lại, nếu vẫn mượn cách nói về quan hệ vợ chồng của Uông Dương như một phép ẩn dụ cho mối quan hệ Mỹ – Trung hiện tại, thì cũng có nghĩa là, ông chồng Mỹ phải mất đến 40 năm để phát hiện rằng vị hôn thê xinh đẹp của mình không phải là một cô gái thôn dã, mà là một bạch cốt tinh đội lốt người.
ĐCSTQ không phải là dân Trung Quốc, đó là một thứ yêu quái ngoại lai, nó dùng văn hóa đấu tranh biến dị để bắt cóc 1,4 tỷ dân của đất nước xinh đẹp có văn hóa lâu đời, một thứ ký sinh xâm nhập sống bám nhờ vào dân Trung Quốc.
Ông chồng Mỹ trước nay không phải là chưa phát hiện ra điều gì bất thường, nhưng tự dối lòng rằng đối phương chỉ đang trêu đùa mình, Mỹ ngây thơ nghĩ, ai mà không có chút tính khí nhỏ nhen? Miễn là “bà vợ” Trung Quốc ngày càng giàu có, bà ấy sẽ ngày càng trở nên tự do, cởi mở và hòa hợp hơn, sẽ ngày càng trở nên khoáng đạt giống tính “ông chồng” Hoa Kỳ hơn, cùng chung tay bảo vệ trật tự thế giới.
Nhưng khi sức mạnh của ĐCSTQ ngày càng lớn mạnh, nó không chỉ là “tính khí nhỏ nhen” nữa, mà ngày một lộ ra những chiếc răng nanh ăn thịt đồng loại. Người Mỹ cuối cùng đã thực sự nhận ra ĐCSTQ là thứ gì.
Giờ đây không chỉ đơn giản là cuộc “ly hôn” giữa người với người, mà là làm cho bạch cốt tinh phải hiện hình. Khi phát hiện ra có một thứ thực thể ngoại lai trên trái đất này, Hoa Kỳ, với tư cách là người bảo vệ trật tự thế giới, đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, đoàn kết các quốc gia trên thế giới để loại bỏ thực thể ngoại lai này. Quyết tâm tiêu diệt ĐCSTQ của Hoa Kỳ đã được nêu rõ trong bài phát biểu mang tính bước ngoặt “ĐCSTQ và Tương lai của Thế giới Tự do” của ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo.
Gần đây, kể cả khi các nhà ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ đã bắt đầu tỏ ra mềm mỏng trở lại, thì bộ mặt thật của bạch cốt tinh ĐCSTQ cũng đã bị lộ rõ, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không bị lừa nữa.
Sau trận Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ đã giải phóng Trung Quốc khỏi sự chiếm đóng của đế quốc Nhật Bản, nhưng thật không may, Trung Quốc tiếp tục bị chiếm đóng bởi yêu quái ĐCSTQ còn độc ác hơn. Nó tàn sát 70 triệu người Trung Quốc, phá hoại văn hóa, khơi dậy lòng căm thù và đấu tranh giữa người với người, gây ra suy đồi đạo đức cho nền văn minh cổ xưa này, và đưa đến thiên tai nhân họa chưa từng có. ĐCSTQ không chỉ đang bức hại Trung Quốc mà còn gieo rắc tai họa đến toàn thế giới.
Hoa Kỳ có tình cảm đặc biệt với người dân Trung Quốc, có lẽ còn có những lý do sâu xa hơn, sau khi thể chế tà ác ĐCSTQ này bị diệt vong, Trung Quốc xinh đẹp sẽ tái sinh, thế giới và Hoa Kỳ cuối cùng sẽ nhìn thấy một Trung Quốc chân chính.
Hạ Văn