- Lê Vy
Bắc Kinh đã bổ sung một số công nghệ trí tuệ nhân tạo nhạy cảm vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, một động thái có thể gây cản trở cho việc TikTok bán lại hoạt động của mình ở Hoa Kỳ cho các công ty Mỹ.
Tối thứ Sáu (28/8), Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố danh sách kiểm soát xuất khẩu cập nhật, đưa các công nghệ trí tuệ nhân tạo nhạy cảm như phân tích văn bản, nhận diện giọng nói và gợi ý nội dung vào danh mục “sử dụng kép,” ngụ ý rằng chúng có khả năng được sử dụng cho cả dân sự và quân sự và việc bán chúng ở nước ngoài sẽ bị hạn chế.
Danh sách cập nhật này không nêu cụ thể tên TikTok, nhưng ứng dụng này được cho là cũng nằm trong danh sách sẽ cần phải xin phép nếu muốn bán ra nước ngoài. Hiện chưa rõ khi nào danh sách sửa đổi sẽ có hiệu lực.
Các quy tắc mới được đưa ra khi hạn chót mà ByteDance phải hoàn tất việc bán cho một doanh nghiệp Mỹ sắp tới (ngày 12/11). Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cấm TikTok khỏi thị trường Hoa Kỳ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia, sau đó ByteDance đã kiện việc này ra toà.
Kevin Mayer, người đã từ chức giám đốc điều hành của TikTok trong tuần này, cho biết trong một email gửi tới nhân viên rằng ByteDance sẽ sớm “đạt được giải pháp” với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ, ám chỉ một thỏa thuận đã ký đang được thực hiện, theo tờ Nikkei.
Trong số các doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến việc mua lại Tiktok, nổi bật là hãng Microsoft. Ngoài ra, các nhà thầu tiềm năng khác cũng được tính đến bao gồm Oracle và Walmart, cũng như các nhà đầu tư Mỹ hiện tại của ByteDance, như quỹ đầu tư tư nhân General Atlantic. Hôm 28/8, Triller, ứng dụng dịch vụ video ngắn tương tự cho biết họ đã đặt giá thầu 20 tỷ đôla cho TikTok cùng với nhà quản lý quỹ Centricus Asset Management của Anh.
TikTok, kết hợp với phiên bản Trung Quốc, Douyin, là một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới, với hơn 2 tỷ lượt tải xuống toàn cầu tính đến tháng 4, theo Sensor Tower.
Ross Darrell Feingold, một luật sư và nhà phân tích rủi ro chính trị tại Đài Bắc, cho biết: “Như với bất kỳ quy định mới nào ở Trung Quốc, sẽ mất một thời gian để hiểu ý nghĩa thực tế và cách các cơ quan quản lý giải thích khi nó áp dụng cho các giao dịch cụ thể.”
“Ý nghĩa lớn hơn của các hạn chế mới có thể là chính phủ Trung Quốc muốn chờ đợi và quan sát những hành động tương lai mà Hoa Kỳ và các chính phủ khác có thể thực hiện trong ngành công nghiệp phần cứng và phần mềm ngày càng được quản lý chặt chẽ,” ông cho biết.
Ông Feingold cũng nhận định các lệnh hạn chế này trên thực tế là lệnh cấm đối với một số hoạt động xuất khẩu AI nhất định, giúp các công ty Trung Quốc tránh được tình huống giống như TikTok trong t