An Nhiên
Sự cố vỡ đập Bản Kiều trên thượng nguồn sông Hoài năm 1975 đã gây ra thảm cảnh tang thương, là ai đã khiến người dân trên mảnh đất này lãng quên?
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1975, một thảm họa nhân tạo gây chấn động thế giới đã xảy ra tại Trung Quốc đại lục dưới chế độ độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là sự cố vỡ đập Bản Kiều vô cùng bi thảm ở tỉnh Hà Nam. Hơn 230.000 người chết và hơn 10 triệu người mất nhà cửa.
Chương trình “Discovery” của Mỹ xếp thảm họa này vị trí thứ nhất trong “Top 10 thảm họa nhân tạo trong lịch sử thế giới” [1], xếp trước vụ rò rỉ hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô cũ.
Vỡ đập Bản Kiều
Hồ chứa Bản Kiều (Banqiao) và Hồ chứa Thạch Mạn Than (Shimantan) nằm trên các nhánh của sông Hoài, và là một trong những công trình trọng yếu để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát sông Hoài. Ủy ban quản lý sông Hoài của Ủy ban trung ương ĐCSTQ được thành lập năm 1950. Năm 1951, Mao Trạch Đông đã viết một dòng đề từ “Sông Hoài phải được tu sửa xong”. Sau đó, một loạt hồ chứa bắt đầu được xây dựng trên sông Hoài.
Hồ chứa nước Bản Kiều ở thị trấn Bản Kiều, thành phố Trú Mã Điếm (Zhumadian), tỉnh Hà Nam là một trong những dự án quy mô lớn, được ví như một “con đập bằng vỏ sắt”, khoác trên mình một vầng hào quang với vỏ bọc “trị sông Hoài”. Nó nằm ở thượng nguồn sông Nhữ, một nhánh của sông Hoài, dưới chân núi Bạch Vân. Công trình này được thiết kế và xây dựng với sự hỗ trợ của “các chuyên gia Liên Xô”, khởi công vào tháng 4 năm 1951 và hoàn thành vào tháng 6 năm 1953. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng, các vết nứt trên đường hầm dẫn nước, các vết nứt dọc và ngang trên đập đất đã được phát hiện. Vì vậy, vào tháng 2 đến tháng 12 năm 1956, việc xây dựng mở rộng được tiến hành theo cái gọi là “thiết kế trăm năm lũ một lần và lũ ngàn năm một lần”, rêu rao chức năng trữ nước và chống lũ.Hồ chứa nước Bản Kiều bị sập trong trận lũ lụt do mưa lớn kéo dài ba ngày. Đập Bản Kiều bị vỡ, rạng sáng ngày 8/8/1975, lũ tràn ra khỏi đập.
Vào ngày 6 tháng 8 năm 1975, một cơn bão đã ập đến, hồ chứa nước Bản Kiều bị sập trong trận lũ lụt do mưa lớn kéo dài ba ngày. Đập Bản Kiều bị vỡ, rạng sáng ngày 8/8/1975, lũ tràn ra khỏi đập. Thế nước cao hơn 7 mét so với mặt đất, giống như thác lớn đổ ập xuống, khiến xã Văn Thành trở thành nơi đứng mũi chịu sào, gần như bị cuốn trôi tất cả. Một giờ sau, lũ tràn đến huyện Toại Bình (Suiping) cách đó 45 km, mặt nước lũ rộng 10 km. Người dân ở đây không nhận được một cảnh báo vỡ đập và lũ lụt nào, rất nhiều người đang mê man trong giấc mộng bỗng chốc trở thành oan hồn, cũng có người hốt hoảng lao ra ngoài chạy thoát thân thì bị lũ nuốt chửng.
Ngay sau khi hồ chứa Thạch Mạn Than bị sập, hai hồ chứa quy mô vừa Trúc Câu (Zhugou) và Điền Cương (Tiangang) cùng 58 hồ chứa quy mô nhỏ cũng kéo theo bị sập chỉ trong vài giờ ngắn ngủi. Nhiều hồ chứa ở trung và hạ lưu sông Hoài bị cưỡng ép nổ phá, người dân không nhận được thông báo nào, không kịp chạy thoát thân, cuối cùng chịu chết trong trận lũ.
Sự cố sập các hồ chứa này đã khiến 7 huyện Toại Bình, Tây Bình, Nhữ Nam, Bình Hưng, Tân Thái, Loa Hà và Lâm Tuyền chìm trong biển nước, ngập sâu mấy mét. Tổng cộng có 29 huyện và thành phố, 12 triệu người dân bị ảnh hưởng và hơn 6,8 triệu ngôi nhà bị phá hủy. Hơn 100 km tuyến Bắc Kinh-Quảng Châu bị phá hủy, tuyến đường Bắc Kinh – Quảng Châu cũng bị gián đoạn trong 18 ngày, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của giao thông trong 48 ngày, thiệt hại kinh tế trực tiếp khoảng 10 tỷ nhân dân tệ. [2]Các vụ vỡ đập thường xuyên xảy ra, cho thấy những sai sót về thể chế của ĐCSTQ. Hình ảnh cho thấy vụ vỡ đập ở tỉnh Sơn Tây vào ngày 11 tháng 9 năm 2016. Một trận lở đất đã cuốn trôi nhà cửa và một chiếc xe hơi bị nhấn chìm nửa thân. (AFP)
Cấp trên không phản ứng, bỏ lỡ thời khắc quan trọng của việc cứu sống trước sự cố vỡ đập Bản Kiều. Đơn vị quản lý hồ chứa đã gọi điện khẩn cấp cho cấp trên, xin chỉ thị ứng phó với tình huống khẩn cấp, nhưng các cuộc gọi khẩn cấp lần 1 và lần 2 đều chìm trong biển nước và không có phản hồi. Đơn vị quản lý này không dám thực hiện bất kỳ biện pháp khẩn cấp nào khi chưa nhận được chỉ đạo của cấp trên. Đến cuộc gọi khẩn cấp lần 3 lên cấp trên, hồ chứa đã bắt đầu vỡ, phải mở cửa xả lũ khẩn cấp, tuy nhiên trong số 17 cửa xả không được kiểm tra, bảo dưỡng nhiều năm, chỉ có 5 cửa xả là có thể vận hành. Lúc này, cấp trên mới xuống chỉ đạo phải nổ đê để phân lũ nhằm giảm áp lực của trận lũ gây vỡ đập, thì đã không cách nào để cứu chữa, mọi việc đều đã quá muộn!
Theo một bức điện hỏa tốc do Huyện ủy Trú Mã Điếm gửi lên cấp trên vào lúc 8h ngày 9 tháng 8 năm 1975 có viết:
“Hồ chứa nước Bản Kiều bị sập lúc 0:40 ngày 8/8. Huyện Toại Bình bị nhấn chìm, có rất nhiều người tử vong. Do mưa lớn tạo thành thảm họa lũ lụt nghiêm trọng, hơn ba triệu người bị lũ lụt bao vây, một số bị mắc kẹt trên mái nhà và cây cối đã hai ba ngày rồi, cực kỳ nguy cấp!”.Hơn ba triệu người bị lũ lụt bao vây, một số bị mắc kẹt trên mái nhà và cây cối đã hai ba ngày.
Đến ngày 21/8, 370.000 người vẫn còn mắc kẹt trong lũ. Văn kiện “Số 75 (30) của Ủy ban Cách mạng huyện Toại Bình” có “Thông báo về Phòng ngừa và Điều trị Dịch bệnh Hiện tại” đã tiết lộ một số thảm họa:
“… Sau thảm họa, ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, sức đề kháng của người dân giảm sút, các bệnh truyền nhiễm như viêm não Nhật Bản, sốt thương hàn và sốt rét ngày càng gia tăng”.
Hơn một nửa số thực phẩm do máy bay nhảy dù chuyển đến bị rơi xuống nước, rất nhiều người dân đói thiếu thức ăn, đành phải ăn đồ ăn bẩn bị ngâm trong nước, bị nhiễm độc, thiếu thuốc men, người chết la liệt khắp nơi, nhiều đến mức không cách nào chôn hết. Vào thời điểm đó, hơn 100.000 xác chết đã được vớt lên, hơn 130.000 người chết vì thiếu lương thực, nhiễm trùng và bệnh dịch.
Vào ngày đó, ĐCSTQ không đưa tin tức gì, và vẫn che đậy thảm họa nhân tạo này trong suốt hơn 20 năm. Trong tác phẩm “Ký ức Hồng hoang” của Hạng Tiểu Mễ (Xiang Xiaomi), một nhân viên y tế tham gia cứu trợ thiên tai, đã mô tả như sau, từ đó chúng ta có thể thấy được tình cảnh thảm thương của dịch bệnh lúc bấy giờ:
“Có rất nhiều nạn nhân cần được cứu chữa. Rất nhiều người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt, những người còn sống sót hầu hết đều có chấn thương do va đập, dập nát và vết rách. Do trời nóng, hầu hết các vết thương đã bắt đầu viêm và thối rữa. Một số chấn thương rất nghiêm trọng, mà bệnh viện thì quá ít, căn bản không thể chứa quá nhiều người bị thương như vậy, công việc còn lại đương nhiên là của chúng tôi. Dường như mỗi ngày đều có người chết. Ngoài việc bị thương, mọi người không còn nơi nào để cư trú sau thảm họa, xác chết ngổn ngang khắp nơi, vô số ruồi muỗi sinh sôi, kéo theo là bệnh tiêu chảy và bệnh sốt rét bùng phát hoành hành… Hàng ngàn dặm của vùng đồng bằng đã không còn sự sống, cả vùng đất như đang bị lột sạch quần áo trần trụi như thế, chỉ có xác chết thối là có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi…”.[3]Hơn 2,6 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại 11 tỉnh miền nam Trung Quốc gần đây.
Sự cố vỡ đập, thể chế gây ra thảm họa
Hồ chứa Bản Kiều cũ bị sập, hơn 200.000 linh hồn oan trái và những ký ức không thể nguôi ngoai đã bị vùi lấp trong cát bụi sau khi lũ rút. Và ĐCSTQ đã che đậy khoảng thời gian lịch sử này suốt 20 năm. Vậy mà trong lúc đó, vào cuối năm 1986, ĐCSTQ tiếp tục cho khởi công xây lại mới Hồ chứa Bản Kiều, và hoàn thành vào năm 1993, cố tình khoác cho hồ chứa này một tấm áo mới như một điểm để thu hút khách du lịch. ĐCSTQ biến tang sự thành hảo sự, hòng dối lừa dân chúng!
Người trong cuộc không khỏi bàng hoàng đặt câu hỏi: Vì sao lại xảy ra thảm kịch vỡ đập này? Nguyên nhân chỉ được cho là do xây dựng từ những năm 1950-1960, chất lượng kém, tiêu chuẩn thấp, đặc biệt là quản lý không thường xuyên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ… Những phát biểu này vẫn chưa hề nhắc đến vấn đề rằng: Thể chế của ĐCSTQ là cấp trên kiểm soát chặt chẽ cấp dưới, cấp dưới xin chỉ thị cấp trên, đã tạo thành chướng ngại trong việc cứu trợ khẩn cấp; giới lãnh đạo “chính trị đúng đắn” luôn tự cho mình là chuyên gia, coi thường tính chuyên nghiệp và chôn vùi nguyên nhân của những thảm họa nhân tạo ở khắp mọi nơi.
Đánh giá từ những tư tưởng và thành tựu quản lý sông ngòi trong lịch sử Trung Quốc, việc ĐCSTQ xây dựng các đập chứa nước và phát điện về cơ bản là trái với quy luật tự nhiên. Hưởng ứng chỉ thị của Mao Trạch Đông để “kiểm soát sông Hoài”, ĐCSTQ đã xây dựng các hồ chứa “chủ yếu là lưu trữ” để kiểm soát lũ lụt. Trong những năm 1950, hơn 100 hồ chứa đã được xây dựng ở Trú Mã Điếm. Từ miền núi đến đồng bằng, từ thượng nguồn đến hạ lưu sông Hoài, không nơi nào là ĐCSTQ không muốn xây hồ chứa, chỉ là họ chưa xây được đập chứa nước lớn nhất thế giới ở đây.
Năm 1958, Trần Tinh (Chen Xing), lúc đó là kỹ sư trưởng của Sở Tài nguyên nước tỉnh Hà Nam, đã có một tiếng nói khác. Ông chỉ ra rằng: ở vùng đồng bằng này chủ yếu là lưu trữ nước, nếu trữ nhiều và thoát ít sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường nước (* sẽ gây ba thảm họa: úng lụt, nước đọng và kiềm hóa). [4] Vào thời điểm đó, ý kiến của Trần Tinh đã bị phớt lờ, và ông bị chỉ trích là cánh hữu mắc sai lầm nghiêm trọng. Sau đó, ông bị chụp mũ là “phần tử của chủ nghĩa cơ hội cánh hữu” và bị đưa đi cải tạo lao động ở Tín Dương, Hà Nam.
Trước khi sự cố vỡ đập Bản Kiều xảy ra, giới hạn trữ nước đã vượt quá, bởi kể từ khi bắt đầu xây dựng, tiêu chuẩn thiết lập xả lũ “bảo đảm” đã được hạ xuống và tiêu chuẩn trữ nước đã được tăng lên. Tất cả những điều này đều nhằm phục vụ cho tâm lý chính trị của các nhà cầm quyền, đã làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của thảm họa.Hồ chứa Bản Kiều cũ bị sập, hơn 200.000 linh hồn oan trái và những ký ức không thể nguôi ngoai đã bị vùi lấp trong cát bụi sau khi lũ rút.
Bỏ qua văn hóa trị thủy truyền thống, ĐCSTQ gây họa loạn nhân gian
Mục đích ban sơ của việc trị sông là ngăn lũ nhằm bảo vệ tính mệnh và cuộc sống của người dân trên đất liền. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, từ thời cổ đại đã có những thành tựu trong việc trị thủy. Tại thời thượng cổ sau khi hồng thủy phát sinh, Đại Vũ trị thủy khai thông lũ ở Cửu Châu, dựa vào xẻ núi, đào kênh, thuận theo thế nước để dẫn lũ ra biển lớn; Tại thời kỳ chiến quốc, Đô Giang Yển (ở Tứ Xuyên) là công trình trị thủy kỳ vĩ, xẻ lũ thành công từ sông Mân Giang – một nhánh của thượng nguồn sông Trường Giang, giúp ích cho việc tưới tiêu và giao thông hàng hải; Tần quốc khởi công xây dựng kênh Trịnh Quốc dẫn nước từ Kính Thủy nhập vào Lạc Thủy, tưới tiêu bình nguyên Quan Trung, đặt nền móng cho sự thống trị thiên hạ của nhà Tần… Đây đều là những công trình thủy lợi thành công. Những công trình thuỷ lợi thành công này, mấu chốt đều ở chỗ phân dòng, đào kênh và phân lũ, tận dụng hết khả năng sức nước tự rửa cát, cũng giải quyết được vấn đề ngập úng.
Đặc điểm của các con sông ở Trung Quốc đại lục là nhiều bùn cát, lũ sông Hoàng Hà và sông Hoài đổ ra biển, gây ngập úng ở lưu vực sông Hoài, những vấn đề này đã trở thành trọng tâm của việc trị thủy trong quá khứ. Cổ nhân Trung Quốc từ lâu đã có những quan điểm và sách lược trị thủy. Sau Vũ Đế, Hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh cũng là một chuyên gia về thủy lợi, ông đã tự mình thực hành lý thuyết trị sông và đạt được những kết quả to lớn.
Vào thời Tây Hán, Giả Nhượng (Jia Rang) đã đã đưa ra “Tam sách trị sông”, chủ trương chung sống hài hòa với thiên nhiên; đối với sông Hoàng Hà, nơi có lượng phù sa rất lớn, ông đã đề xuất ba sách lược trị thủy. Thượng sách là mở các khu vực chứa và ngăn lũ để kiểm soát lũ (* Ví dụ, hồ Hồng Trạch là khu vực chứa và giữ nước lũ của sông Hoài Hà); Trung sách là mở đường xẻ nước phân lũ, mở kênh xây cống để dẫn nước tưới tiêu, có thể phát triển tưới phù sa và cải tạo đất để tăng năng suất, còn có thể phát triển vận tải đường thủy; Sách lược này có thể kéo dài hàng trăm năm (* Đô Giang Yển là một ví dụ). Hạ sách là gia cố đê, nhưng mà việc tu sửa hàng năm tiêu tốn nhiều nhân lực vật lực.Đô Giang Yển là công trình thủy lợi lâu đời nhất trên thế giới và là công trình thủy lợi duy nhất còn lại có tính năng dẫn nước không dùng đập. Nó vẫn được sử dụng liên tục trong hơn 2.000 năm.
Vào những năm cuối thời Tây Hán, Đại Tư Mã Sử Trương Nhung đã đưa ra ý tưởng về sức nước chở cát, nói rằng kênh sông “rửa cát bằng nước” có thể phát huy tác dụng tự cào cát sông, cho nên có thể giảm bớt việc sử dụng dẫn hướng nước ở thượng nguồn, tập trung lượng nước ở kênh sông để rửa cát bằng nước. [5]
Từ thời Lưỡng Hán đến nhà Tùy và nhà Đường, việc nhân công xây “pha” (* tương tự như một hồ chứa nhỏ) để tưới tiêu đồng ruộng từng hưng thịnh trong một thời gian. Tuy nhiên, phần lớn các “pha” này không thể lưu trữ nước và xả tự nhiên, thay vào đó, nó thường tích tụ nước gây ra thảm họa. Vì vậy từ thời nhà Tống, chiến loạn thời nhà Nguyên, chúng đã dần dần bị bãi bỏ. Vào những năm Gia Tĩnh thời nhà Minh, Phan Quý Tuần là tể tướng thứ tư đảm trách việc trị sông, ông đã thiết kế một loại đê điều hỗn hợp, là một hệ thống đê hiệu quả cao bao gồm đê bao, đê xa và đập cuốn, nó không chỉ có thể ngăn sông ngăn lũ lụt mà còn tấn công cát. Thành tựu này cho thấy một đỉnh cao của công trình trị thủy thời Trung Quốc cổ đại. [6]
Nhìn lại quá khứ, ĐCSTQ đã gấp rút xây dựng các đập và hồ chứa lớn nhỏ ở thượng nguồn sông, bỏ qua các thành tựu trị thủy của văn hóa truyền thống Trung Quốc, chuyển giao hỗ trợ kỹ thuật từ Liên Xô cũ, mộng tưởng lấy “trữ nước” để kiểm soát lũ lụt, đồng thời theo đuổi tham vọng sản xuất điện và cung cấp nước để kiếm tiền.
Hơn 22.000 đập cao từ 15 mét trở lên đã được xây dựng từ những năm 1980, chiếm khoảng một nửa tổng số lượng của thế giới, nó cũng tự hào là “công suất có thể phát triển lớn nhất thế giới”. [6] Đây không chỉ là sự vi phạm rõ ràng các quy luật vận hành tự nhiên của các dòng sông, mà còn đi ngược lại lý thuyết và thực tiễn trị thủy của cổ nhân Trung Quốc. Đập Tam Môn Hiệp trên thượng nguồn sông Hoàng Hà sau khi được hoàn thành, tai họa liền giáng lâm. Hồ chứa Bản Kiều ở thượng nguồn sông Hoài đã bị phá hủy bởi một cơn bão trong ba ngày, con đập đã bị sập và gây ra thảm họa cực kỳ bi thảm. Lời thổi phồng “Thiết kế kiểm soát lũ lụt trăm năm một lần, nghìn năm một lần” đã trở thành sáo rỗng và lừa dối, chính là một bài học của sự thất bại hoàn toàn, cái giá phải trả là vô số mạng người và cuộc sống ổn định của chúng dân.
Nhìn lại thành tựu trị thủy của Hoàng đế Khang Hy Hoàng đế Khang Hy lên thuyền xuôi dòng Hoàng Hà thị sát các công trình trị thủy. Một phần của bức tranh “Khang Hy nam tuần đồ”.
Nhìn lại lịch sử, Hoàng đế Khang Hy đời nhà Thanh coi việc trị thủy là đại sự trị quốc, liên quan đến tính mệnh của bách tính, đặt tầm quan trọng song song với việc quân sự. Trong mấy chục năm tại vị, Hoàng đế Khang Hy ngày đêm bận lòng với đại sự trị thủy này. Ông nghiên cứu các phương pháp trị thủy, quan tâm đến hiện trạng của sông ngòi, đi tuần tra xem xét kỹ các công trình thủy lợi.
Đối với việc trị thủy, ông thực hành nhiều lý thuyết khác nhau của người xưa và cũng sử dụng các mô hình kỹ thuật mới. Vào thời cổ đại, việc trị thủy lấy trị sông làm chủ yếu. Vào năm Khang Hy thứ 38, trong chuyến công du phương nam lần thứ ba, Hoàng đế Khang Hy tập trung vào công trình dọc sông Hoàng Hà, đã đưa ra các biện pháp trị sông cụ thể: Một là uốn thẳng dòng sông Hoàng Hà, tăng cường khả năng rửa cát và hạ thấp mực nước; Hai là dời Thanh Khẩu của sông Hoàng Hà và sông Hoài về phía đông để ngăn sông Hoàng Hà chảy ngược vào sông Hoài; Ba là phá bỏ con đập xây nhầm ngăn sông Hoàng Hà, thúc đẩy dòng chảy xiết rửa cát; Bốn là dẫn nước từ sông Nhân Tự vào sông Trường Giang thông qua sông Mang Đạo. Việc trị thủy của Hoàng đế Khang Hy không chỉ quản lý được sông Hoàng Hà, mà đối với sông Hoài và sông Vĩnh Định cũng tự mình khảo sát địa hình địa thế, nghiên cứu phương pháp quản lý, sử dụng tốt nhất khả năng của chúng. Kết quả là các sông Vĩnh Định, sông Hoài và Hoàng Hà ‘cáo biệt’ lũ lụt, êm đềm trong suốt 20 năm, mở ra khung cảnh thiên hạ thái bình thịnh thế. [8]
Ông không lãng phí tiền của công để trị thủy, trước sau luôn nghiên cứu kế sách, không phải ‘mất bò mới lo làm chuồng’. Đây là một minh chứng rõ ràng về việc trị thủy từ xưa và nay.
Nhìn lại ngày nay, ở Trung Quốc đại lục có rất nhiều con đập và hồ chứa lớn nhỏ ‘ngạo nghễ’ nằm ngang dọc giữa các dòng sông, đều là vị mục đích chính trị mà làm, trái với quy luật tự nhiên mà đi. Hậu quả là, khi hạn hán thì nguồn nước bị con người chặn lại, cướp đoạt nước để phát điện kiếm tiền; lúc lũ lụt kéo đến thì vỡ đê khiến bách tính táng gia bại sản, thậm chí là mất mạng, thiên tai càng thêm trầm trọng. Đồng thời, ĐCSTQ không đếm xỉa đến nguy hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái, cùng với việc “đúng đắn chính trị” để chủ đạo kiểm soát sông ngòi, cùng với thể chế điều hành quản lý giai cấp tham nhũng vì tiền, đang chôn xuống một quả bom hẹn giờ khủng khiếp.
Sự cố vỡ đập Bản Kiều trên thượng nguồn sông Hoài năm 1975 đã gây ra thảm cảnh tang thương, là ai đã khiến người dân trên mảnh đất này lãng quên? Và giờ đây, ai là người khiến những con đập trên các dòng sông tiếp tục trở thành kẻ thù của tự nhiên và dân chúng? Hoàng đế Khang Hy nếu một lần nữa tái sinh, sẽ đau xót rơi lệ nhường nào?An Nhiên
Chú thích:
[1] ĐCSTQ đã che đậy giai đoạn lịch sử này. Vào tháng 2 năm 1995, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Châu Á đã công bố một báo cáo về sự cố vỡ Hồ chứa Bản Kiều và Hồ chứa Thạch Mạn Than, gây chấn động thế giới. Tham khảo “Nguyên nhân gây ra thảm họa nhân tạo đầu tiên ở Trung Quốc gây chấn động” của Vương Duy Lạc (Wang Weiluo).
[2] Trích lời của Vương Duy Lạc trong: “Nguyên nhân gây ra thảm họa nhân tạo đầu tiên ở Trung Quốc gây chấn động”.
[3] “Tháng Tám Đen năm 1975 (Phần 2) (Shi Haigou Shen)”, Báo Năng lượng Trung Quốc, ngày 27 tháng 8 năm 2012, ấn bản thứ 20.
[4] Tham khảo: “Bi kịch vỡ đập lớn nhất thế giới: Vụ vỡ đập ở Trú Mã Điếm năm 1975”, Phương nam cuối tuần (Southern Weekly), 8 tháng 3 năm 2007.
[5] Tham khảo “Hán Thư. Câu hức chí”.
[6] Hệ thống đê của Phan Quý Tuần; Tham khảo “Minh sử. chí đệ 60 hà cừ nhị”.
[7] “Năng lực phát triển thủy điện của Trung Quốc đứng đầu thế giới”, Trang mạng Thủy điện Trung Quốc, ngày 21 tháng 4 năm 2016, đăng lại từ Xinhuanet.
[8] Tham khảo “Thanh thực lục Khang Hy triêu thực lục“.