- Lê Tiểu Quỳ
Mới đây chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố đã có vắc-xin COVID-19 bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Tuy nhiên vào ngày 30/8, có chuyên gia tại Thượng Hải tiết lộ với truyền thông hải ngoại rằng, nghiên cứu gần đây phát hiện rằng viêm phổi Vũ Hán e là có “hiệu ứng ADE” (tăng cường kháng thể phụ thuộc/ antibody-dependent enhancement). Điều này có nghĩa là một bộ phận người được tiêm chủng xong, phản ứng miễn dịch của tự thân có thể dẫn đến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, chính quyền trước đó công bố “chỉ nam vắc-xin” lại không hề đề cập đến việc này. Tin tức liên quan được đăng chưa đến một ngày đã bị xóa.
Vắc-xin Trung Quốc có thể dẫn đến lây nhiễm thứ cấp nghiêm trọng hơn, truyền thông Đại Lục đưa tin sau đó bị xóa bài
Các đơn vị sự nghiệp như báo giấy, tạp chí, truyền hình thuộc Tập đoàn truyền thông tài chính Thượng Hải “Tài chính số 1” có độ đáng tin nhất định tại Trung Quốc. Ngày 30/8, tờ Tài chính số 1 đã đăng một bài viết có tiêu đề “Truy tìm chứng cứ độc quyền: Phản ứng miễn dịch vắc-xin virus corona mới có thể dẫn đến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng”, đối tượng phỏng vấn chính bao gồm: giáo sư sinh hóa Học viện Y – Đại học Hồng Kông, nhà virus học Kim Đông Nhạn (Dong-Yan Jin); ông Nghiêm Học Binh (Yan Xuebin)- Chủ nhiệm khoa Bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Đại học Y khoa Từ Châu tỉnh Giang Tô, và một vị chuyên gia của Trung tâm y tế lâm sàng cộng đồng không muốn tiết lộ danh tính. Các chuyên gia tiết lộ rằng “Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi phát hiện, hiện tượng ADE của virus corona mới xác thực là có tồn tại, và tỷ lệ không hề thấp, kết quả nghiên cứu liên quan đang đợi công bố”.
ADE (antibody-dependent enhancement) hay còn gọi là “Tác dụng tăng cường kháng thể phụ thuộc”, tức kháng thể chưa thể đề kháng cùng chủng virus đột biến gen, khiến cho virus mới có thể tấn công vào tế bào mà virus cũ không thể xâm nhập được, từ đó làm cho bệnh tình của người bệnh thêm trầm trọng, thậm chí phát triển thành triệu chứng nặng.
Về việc này, chuyên gia không muốn tiết lộ danh tính tại Thượng Hải thẳng thắn thừa nhận, phát hiện virus có “hiệu ứng ADE”, làm tăng thêm độ khó cho nghiên cứu vắc-xin, và nói rằng trong báo cáo “Nguyên tắc chỉ đạo đánh giá lâm sàng đối với vắc-xin dùng phòng ngừa virus corona mới (phát hành thử)” do Trung tâm kiểm tra thuốc thuộc Cục quản lý giám sát thuốc quốc gia Trung Quốc công bố, lại không hề nhắc đến rủi ro vắc-xin viêm phổi Vũ Hán có hiệu ứng ADE.
Đối với phát hiện nghiên cứu đáng kinh ngạc này, vị chuyên gia nói trên còn cho biết, “Không rõ kết quả nghiên cứu của đội ngũ của mình liệu có được công bố trên tạp chí được chuyên gia cùng ngành thẩm duyệt hay không”, nhưng có thể xác định, tờ “Tài chính số 1” sau khi đăng tải bài viết liên quan chưa đến một ngày thị bị xóa, điều này khiến ngoại giới có nhiều suy đoán.
Lây nhiễm lần thứ cấp có thể dẫn đến sốt xuất huyết, sốc và tử vong
Theo trang tin sức khỏe Heho (Đài Loan) đưa tin, đối với “hiệu ứng ADE” mà ngoại giới lo lắng, bác sĩ Ngô Xương Đằng – Bác sĩ cấp cứu khoa nhi của Bệnh viện Trường Canh (Chang Gung) Đài Loan trước đó từng chỉ ra, hiệu ứng ADE được biết đến nhiều bởi ảnh đến phản ứng miễn dịch virus dengue (virus sốt xuất huyết).
Ông nói, virus dengue chủ yếu dẫn đến sốt xuất huyết dengue, nhưng không phải là căn bệnh rất đáng sợ, đại bộ phận người bị nhiễm có thể phát sốt, đau khớp, qua vài ngày rồi khỏi. Nhưng đối với virus dengue mà nói, điều đáng sợ đó là lần nhiễm thứ cấp, loại lây nhiễm này sẽ gia tăng bệnh tình trầm trọng do lần nhiễm đầu tiên cơ thể sinh ra kháng thể có tính phi trung hòa để bắt virus không cùng huyết thanh, cũng chính là tác dụng tăng cường phụ thuộc kháng thể, điều này dẫn đến các triệu chứng chính là sốt rét và sốc. Hai triệu chứng này rất có thể dễ dẫn đến tử vong.
Còn virus viêm phổi Vũ Hán là một loại virus RNA có tính biến dị rất mạnh, cùng với việc số người lây nhiễm tăng cao, virus có thể xuất hiện vô số biến dị nhỏ. Chủng virus biến dị này dung hợp nhau, và virus Vũ Hán liệu có phải vì đặc trưng biến dị nên sinh ra hiệu ứng ADE tương tự sốt xuất huyết dengue? Điều này cũng khiến cho giới y học vô cùng quan tâm.
Bản tin độc quyền tiết lộ thông tin và bị xóa bài
Điều đáng chú ý là, trang tin Tài chính số 1 hôm 30/8 đã từng đăng một bài viết và bị chặn ngay sau đó. Chiều ngày 31/8, trang này lại tiếp tục đăng bài độc quyền “Cao Phúc hồi đáp về rủi ro vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán: ADE chưa có kết luận cuối cùng”, bài viết dẫn lời của ông Cao Phúc – Chủ nhiệm Trung tâm phòng chống dịch bệnh Quốc gia Trung Quốc nói rằng, “Hiện tại chưa có kết luận về hiện tượng ADE của vắc-xin corona mới, cần phải trải qua nhiều dữ liệu công bố bởi những nhân viên thẩm duyệt cùng ngành!” Đồng thời ông cũng nhấn mạnh Trung Quốc vô cùng coi trọng về tính an toàn của vắc-xin, mức độ lớn hơn cả Mỹ.
Tuy nhiên, như đã biết, sau đợt bùng phát bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc Đại Lục vào đầu năm nay, cuộc điều tra của “Liên minh Ngũ nhãn” đã phát hiện ra rằng chính quyền Bắc Kinh không chỉ cố tình che giấu dịch trong giai đoạn đầu bùng phát mà còn tiêu hủy bằng chứng dịch bệnh. Ví dụ, ĐCSTQ đã kiểm duyệt tin tức trên các công cụ tìm kiếm trên Internet kể từ ngày 31/12/2019. Sau khi xóa các từ nhạy cảm như “biến chủng SARS”, “chợ hải sản Vũ Hán” và “viêm phổi không rõ nguồn gốc ở Vũ Hán”; Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ra lệnh lấy mẫu virus, chuyển các mẫu này đến địa điểm thí nghiệm được chỉ định hoặc tiêu hủy, đồng thời cấm công bố nghiên cứu liên quan đến virus corona mới (còn được gọi là virus Trung Cộng hay COVID-19).
Tờ Sunday Mail của Anh cũng phát hiện vào đầu tháng 5, Viện virus học Vũ Hán đã âm thầm xóa thông tin trên trang web chính thức vào tháng 4, trong đó có thông tin về chuyến thăm của các nhà ngoại giao Mỹ, hình ảnh các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm dơi mà không có quần áo bảo hộ và hồ sơ công tác nghiên cứu của những nhân viên của viện.
Mặc dù các quan chức ĐCSTQ mạnh mẽ biện giải về kết quả điều tra quốc tế, đồng thời liên tiếp sử dụng ngoại giao và tuyên truyền nước ngoài để trốn tránh trách nhiệm của mình. Dù vậy, báo cáo của Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) cho thấy rằng, Trung Quốc đã thực thi những chính sách như tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu ngay từ tháng Giêng để chuẩn bị vật tư điều trị y tế.
Theo các dữ liệu thương mại, kể từ tháng Hai, xuất khẩu áo choàng phẫu thuật của Trung Quốc đã giảm 71%, khẩu trang ngoại khoa giảm 48%, máy thở y tế giảm 45% và dụng cụ đặt nội khí quản giảm 56%. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, quốc tế có rất thông tin về sự bùng phát của virus Trung Cộng tại Trung Quốc.
Lê Tiểu Quỳ