- VOA
Tân Cương hiện là khu vực lây nhiễm virus Trung Cộng (còn được gọi là virus corona mới, virus Vũ Hán) nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc. Các hạn chế nghiêm ngặt và khắc nghiệt vẫn được duy trì tại đây. Người trong cuộc cho biết, hàng tuần, các nữ tù nhân trong trại cải tạo đều bị bắt lột trần để phun thuốc khử trùng lên người; những người cách ly tại nhà bị khóa chặt cửa từ bên ngoài; thời gian cách ly có thể kéo dài hơn 40 ngày; xét nghiệm virus âm tính cũng không được phép rời khỏi nơi cách ly. Những ai không hợp tác sẽ bị bắt giam.
Nhìn chung toàn Trung Quốc, đại dịch virus Trung Cộng cơ bản đã được kiểm soát, và cuộc sống đã trở lại bình thường. Việc đi lại trong nước đã được khôi phục đáng kể, các nhà máy và xí nghiệp đã mở cửa trở lại. Nhưng khu vực Tân Cương, nằm ở phía tây Trung Quốc lại là một ngoại lệ. Hơn phân nửa dân số vẫn đang bị phong tỏa nghiêm ngặt. Tân Cương đang là một thế giới tách biệt ở Trung Quốc.
Hãng tin AP (Mỹ) cho biết, dựa trên các thông báo chính thức, truyền thông xã hội và các cuộc phỏng vấn với ba người bị cách ly ở Tân Cương, có thể thấy, một số người dân bị đe dọa uống thứ thuốc bắc chưa qua kiểm tra lâm sàng nghiêm ngặt. Cách làm của chính quyền địa phương bị các chuyên gia cho là vi phạm đạo đức y tế.
Một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trung niên nói với hãng tin AP, trong giai đoạn dịch bệnh cao điểm, bà bị bắt giam, bị ép uống loại thuốc bắc khiến cơ thể yếu mệt đi sau đó. Mỗi tuần, bà và các bạn cùng phòng giam đều bị lột trần để lính canh xịt thuốc khử trùng vào cơ thể họ và phòng giam.
Người phụ nữ từ Tân Cương nói qua điện thoại: “Da có cảm giác bỏng rát.” “Tay tôi bị hủy hoại và da bắt đầu rụng.” Vì sợ bị trả thù, người phụ nữ này đã không cung cấp tên thật của mình.
Kể từ giữa tháng Bảy, Tân Cương đã báo cáo 826 ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Các biện pháp áp dụng để phong tỏa thành phố đã kéo dài 45 ngày. Dịch bệnh ở Tân Cương hiện đang tồi tệ nhất trong tất cả các tỉnh thành Trung Quốc.
Vũ Hán, thành phố bùng phát dịch đầu tiên cũng từng bị áp dụng phong tỏa, số ca nhiễm ở Vũ Hán nhiều hơn ở Tân Cương, có ít nhất 50.000 ca nhiễm theo như chính quyền đưa tin. Tuy nhiên, chính quyền không bức ép người dân uống thuốc bắc hay nhốt giam giống như trên. Những cư dân bị cách ly tại nhà vẫn có thể tới lui trong cộng đồng nhỏ của mình, được người bên ngoài gửi rau và thực phẩm vào.
Đầu tháng Sáu năm nay, tại Bắc Kinh có hơn 300 ca nhiễm, một số cộng đồng bị phong tỏa trong vài tuần, hiện Bắc Kinh vẫn duy trì các biện pháp phòng chống dịch nhẹ.
Ngược lại, trong số 25 triệu dân Tân Cương, hơn phân nửa hiện đang trong tình trạng bị phong tỏa, kéo dài hàng trăm dặm từ thủ phủ Urumqi.
Video người dân bị ở Urumqi bị tập hợp lại để uống thứ thuốc bắc được cho là ngừa COVID-19:
Thiết bị giám sát được sử dụng rộng rãi để kiểm soát phong tỏa. Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và các dân tộc thiểu số khác trong các trại tạm giam đều bị giám sát liên tục.
Hãng tin AP cho biết, người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đã được thả sau hơn một tháng bị giam giữ và tiếp tục bị cách ly tại nhà, bà cho biết các nhân viên cộng đồng ghé nhà mỗi ngày và ép uống thứ thuốc bắc đựng trong chai nhựa trắng không có bất kỳ nhãn hiệu hay thông tin nào. Bà cho biết, nếu bà không uống, sẽ lại bị bắt giam.
Chính quyền Trung Quốc gọi những biện pháp này là vì lợi ích cho tất cả cư dân Tân Cương. Trong nhiều thập kỷ, dân chúng Tân Cương luôn bị chính quyền chính quyền ĐCSTQ kiểm soát và áp bức bằng nhiều cách khác nhau. Dân chúng vô cùng căm ghét thủ đoạn tàn khốc của chế độ này. Có người đặt câu hỏi đây là chống dịch hay biến Tân Cương thành nhà tù:
Những ai vi phạm quy định sẽ bị bêu rếu như thế này:
Xe cộ cũng bị niêm phong chứ không chỉ cửa nhà:
Hôm 28/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, sau đợt bùng phát cục bộ ở Tân Cương vào tháng Bảy năm nay, chính quyền Khu tự trị Tân Cương dựa trên yêu cầu tôn trọng “con người là trên hết, tính mạng là trên hết” đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả và chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân thuộc mọi sắc tộc. Bảo đảm tính hiệu quả, sự an toàn và sức khoẻ cho người dân địa phương.
Trên thực tế thì không phải như vậy.
Vào tháng Tám, hàng ngàn người Hán đã phàn nàn trên mạng xã hội rằng các biện pháp chống dịch mà chính quyền thực hiện là quá mức. Hình ảnh cho thấy một số người dân bị còng tay vào lan can, cửa nhà bị chính quyền cưỡng chế khóa nhốt từ bên ngoài. Một doanh nhân người Hán nói với hãng tin AP, ông đã bị cách ly từ giữa tháng Bảy. Mặc dù xét nghiệm âm tính với virus nhưng nhà chức trách vẫn từ chối cho ông ra ngoài. Sau khi ông tiết lộ tình hình của mình trên mạng, chính quyền đã yêu cầu ông xóa các bài đăng và giữ im lặng.
Giữa tháng Tám, vị doanh nhân này đã phải thốt lên trên mạng: “Điều khủng khiếp nhất là phải im lặng.” “Im lặng trong thời gian dài sẽ dẫn đến vực thẳm tuyệt vọng”.
Vài ngày sau, ông lại đăng trên Weibo với nội dung: “Tôi ở trong căn phòng này bao lâu, tôi không nhớ. Tôi chỉ muốn quên đi mọi thứ”. Ông cũng buộc phải dùng những thứ mà người phụ nữ Tân Cương đã bị ép sử dụng. Loại thuốc bắc đó có tên là Liên Hoa Thanh Ôn – là một loại thuốc thảo dược của Trung Quốc bị Hải quan Hoa Kỳ thu giữ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã xác định, loại thuốc lừa dối này không có tác dụng điều trị đối với virus Vũ Hán. Nó hoàn toàn chỉ để đánh lừa.