Tin thế giới sáng thứ Năm

TT Trump được đề cử giải Nobel hòa bình

Fox News hôm nay đưa tin, Tổng thống Trump được nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2021, vài tuần sau khi ông làm trung gian đàm phán giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Ông Tybring-Gjedde, chủ tịch phái bộ Na Uy tại Hội đồng Nghị viện NATO, đã khen ngợi Tổng thống Trump vì những nỗ lực giải quyết xung đột trên toàn cầu.

“Với những gì ông ấy đã làm được, tôi nghĩ ông ấy đã đóng góp cho việc kiến tạo hòa bình giữa các nước nhiều hơn so với phần lớn những ứng viên khác của giải Nobel Hòa bình”, ông Tybring-Gjedde nói với Fox News.

Trong thư gửi Ủy ban Nobel, nghị sĩ Tybring-Gjedde cho biết chính quyền Trump đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập quan hệ hòa bình giữa Israel và UAE.

Ông viết: “Những quốc gia khác ở Trung Đông được kỳ vọng sẽ tiếp bước UAE. Thỏa thuận này là bước ngoặt thay đổi Trung Đông thành một khu vực hợp tác và thịnh vượng”.

Pakistan bắt 7 kẻ buôn lậu tạng người dính líu tới Trung Quốc

Cơ quan Điều tra Liên bang của Pakistan ngày 7/9 đã bắt giữ 7 kẻ được cho là buôn bán nội tạng người có liên hệ với Trung Quốc, tờ Dawn của Pakistan đưa tin.  

Ông Sardar Mavarhan Khan, Phó Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang Pakistan, nói với Nhật báo Pakistan rằng, trong quá trình điều tra, họ phát hiện các nghi phạm môi giới này có liên hệ chặt chẽ với các thương nhân và bác sĩ Trung Quốc thực hiện các hoạt động buôn lậu nội tạng.

Theo ông Khan, các nghi phạm đã trả khoảng 2.405 USD cho người hiến tạng để họ đến Trung Quốc thực hiện lấy tạng. 

Trung Quốc vướng vào tai tiếng với hoạt động buôn bán nội tạng trong bối cảnh ngành “du lịch nội tạng” đang phát triển tại quốc gia này. Những người bị bệnh đến đất nước này để thực hiện phẫu thuật cấy ghép nội tạng với giá thành tương đối rẻ.

Nhiều bằng chứng xuất hiện trong thập niên qua cho thấy, ĐCSTQ vẫn đang tiếp tục mổ cướp nội tạng từ những người mà chính quyền tuyên bố là hiến tặng tạng nhưng thực chất không có sự chấp thuận của họ. Nạn nhân là những người thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số bị đàn áp bao gồm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công.

Trung Quốc mua 664,000 tấn đậu nành Mỹ trong một ngày

Reuters dẫn tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm 8/9 cho biết những người mua Trung Quốc đã đặt hàng tổng cộng 664.000 tấn đậu nành từ Mỹ, đánh dấu tổng lượng đậu nành mua trong một ngày lớn nhất kể từ 22/7. Số lượng đậu nành này sẽ được giao trong khoảng thời gian 2020/21.

Đây là thương vụ mới nhất trong chuỗi các giao dịch mua hàng nông sản Trung Quốc lớn của Mỹ. Trung Quốc cam kết sẽ nhập khẩu số lượng lớn hàng nông nghiệp của Mỹ trong năm nay theo Thỏa thuận Thương mại Giai đoạn 1 được ký vào tháng 1.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng cho biết các nhà xuất khẩu tư nhân đã báo cáo việc bán 101.600 tấn ngô cho các thương lái Trung Quốc. Số lượng này sẽ giao trong khoảng thời gian 2020/21.

Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu ngô của Mỹ khi nước này phải đối mặt với đợt thiếu ngô đầu tiên trong nhiều năm. Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc đã hứng chịu những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua. Quốc gia này đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực do dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh tàn phá vụ mùa.

Ông Trump thông báo giảm quân đội Mỹ ở Iraq

Một quan chức cấp cao của Washington hôm 8/9 cho biết Tổng thống Trump sẽ thông báo cắt giảm quân đội Mỹ ở Iraq vào ngày 9/9 (theo giờ Mỹ), hãng tin Reuters cho hay.

Vị quan chức này cho biết thêm, chính quyền Trump cũng sẽ thông báo về việc cắt giảm bổ sung lực lượng quân đội Mỹ ở Afghanistan.

Hoa Kỳ triển khai khoảng 5.200 quân tại Iraq để chống lại nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo.

Một quan chức Mỹ giấu tên hồi tháng trước cho biết Hoa Kỳ dự kiến sẽ giảm khoảng một phần ba quân số của mình tại Iraq trong những tháng tới.

Hoa Kỳ hiện có khoảng 8.600 quân tại Afghanistan. Trong một cuộc phỏng vấn với Axios được đăng tải vào tháng trước, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ có kế hoạch giảm con số đó xuống khoảng 4.000.

Triều Tiên thiệt hại nặng do bão Maysak

Kim Jung Un đi thị sát vùng bị bão Maysak tàn phá

Truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA hôm 9/9 đã công bố báo cáo thiệt hại do bão Maysak tấn công nước này vào tuần trước.

Báo cáo được nêu trong cuộc họp hôm 8/9 có sự góp mặt của nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho biết, bão Maysak đã làm “hơn 2.000 ngôi nhà và hàng chục công trình công cộng trên khắp đất nước bị phá hủy hoặc ngập lụt”, trong khi 60 km đường và 59 cây cầu bị sập, hơn 3,5km nền đường sắt và hơn 1,1km đường ray bị cuốn trôi.

Truyền thông Triều Tiên không đề cập đến diện tích mùa màng bị thiệt hại, số người chết, mất tích hoặc bị thương. Đầu tuần này Triều Tiên lại hứng chịu một cơn bão mạnh khác là Haishen, chi tiết về thiệt hại do cơn bão này gây ra vẫn chưa được Bình Nhưỡng công bố.

Xung đột biên giới Ấn-Trung: Ai nổ súng trước?

Xung đột biên giới Ấn-Trung: Ai nổ súng trước?

Thực hư đằng sau tiếng súng vang lên tại biên giới Trung-Ấn…

Kể từ tháng 5, Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên xảy ra xung đột ở biên giới. Xung đột tạm lắng một thời gian nhưng mấy ngày gần đây lại bùng nổ trở lại.

Hôm thứ Ba (8/9), Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ “nổ súng” ở biên giới vào một ngày trước đó. Phía Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc, lên án kẻ gây hiểu lầm cho thế giới bên ngoài. Đáp lại thỏa thuận ngừng bắn Trung-Ấn lần đầu tiên sau 45 năm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thể hiện thái độ “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không bao giờ sai” vào ngày 8/9, điều này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong nhân dân.

Quân đội ĐCSTQ chỉ trích Ấn Độ nổ súng khiêu khích

Theo Zhang Shuili, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh chiến khu phía Tây Trung Quốc tuyên bố hôm 8/9, rằng quân đội Ấn Độ đã vượt qua giới tuyến trái phép vào ngày 7/9 và tiến vào khu vực núi Shenpao, bờ nam của hồ Pangong, phía tây biên giới Trung Quốc – Ấn Độ. Trong quá trình hành động, họ đã ngang nhiên “nổ súng uy hiếp” nhắm vào nhân viên tuần tra biên phòng Trung Quốc đến đàm phán. Và lực lượng biên phòng Trung Quốc buộc phải có các biện pháp đối phó để ổn định tình hình thực địa.

Tuy nhiên, tuyên bố chính thức từ phía Trung Quốc không nêu rõ “biện pháp đáp trả” nào được thực hiện.

Phát ngôn viên Zhang Shuili cũng chỉ ra rằng, hành động của Ấn Độ đã vi phạm nghiêm trọng các hiệp định và thỏa thuận liên quan giữa Trung Quốc – Ấn Độ và là hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng. Do đó, Trung Quốc yêu cầu phía Ấn Độ điều tra và trừng phạt nghiêm túc những kẻ khiêu khích để đảm bảo rằng những vụ việc tương tự không xảy ra.

Ấn Độ bác bỏ: Quân đội Trung Quốc nổ súng trước

Tuy nhiên, Ấn Độ đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 8/9 để phủ nhận những ngôn luận của ĐCSTQ và nói rằng quân đội Ấn Độ đã không vượt qua “Đường Kiểm soát Thực tế” (LAC). Họ cũng không sử dụng các biện pháp gây hấn bao gồm cả bắn súng và cho rằng tuyên bố của quân đội ĐCSTQ đã gây hiểu lầm cho người dân, theo nguồn tin Hindustan Times.

Phía Ấn Độ giải thích thêm rằng, trong vụ việc ngày 7/9, các binh sĩ ĐCSTQ đã cố gắng tiếp cận đường kiểm soát thực tế của biên giới Trung Quốc – Ấn Độ. Khi phía Ấn Độ can ngăn, các binh sĩ ĐCSTQ đã bắn nhiều phát lên không trung nhằm uy hiếp quân đội Ấn Độ. Bất chấp hành động khiêu khích nghiêm trọng từ phía quân đội ĐCSTQ, phía Ấn Độ vẫn hết sức kiềm chế, đồng thời hành động với thái độ chín chắn và có trách nhiệm.

Phía Ấn Độ cũng nhấn mạnh, Ấn Độ cam kết ổn định tình hình căng thẳng ở khu vực biên giới, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang kích động. Dù cam kết duy trì hòa bình và ổn định nhưng quân đội Ấn Độ cũng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn của đất nước bằng mọi giá.

Ý kiến phản đối

Theo Reuters, trước tình hình tiếp tục nóng lên của vấn đề biên giới Trung-Ấn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 8/9: Đây là lần nổ súng đầu tiên ở biên giới Trung Quốc – Ấn Độ kể từ năm 1975.

Truyền thông chính thức của ĐCSTQ, “Thời báo Hoàn cầu” cũng thổi bùng ngọn lửa và tuyên bố rằng, nếu Ấn Độ tiếp tục nổ súng, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chuẩn bị mở ra một kỷ nguyên mới của “những cơn bão đẫm máu” ở khu vực biên giới.

Đối mặt với các quan chức của ĐCSTQ, mọi sai sót trên phương tiện truyền thông chính là do thái độ của người khác sai trước, trong dân chúng cũng xôn xao bàn luận, Secretchina đã tổng kết một vài bình luận:

“Vẫn là như vậy, từ trước đến nay ĐCSTQ luôn luôn chỉ nói về lỗi của người khác chứ không dám nói những gì mình đã làm … Trung Cộng chính là chọn trái hồng mềm để ăn, nhưng lần này lại đá trúng vào tấm sắt rồi”.

“Lại là một cuộc tấn công lén lút, lại lừa dối người dân thường Ấn Độ. Quân Giải phóng Nhân dân không có hành vi nguy hiểm. Việc hít thở của người khác mới là một hành vi nguy hiểm”.

Có người còn cho rằng: “Luôn luôn nói dối, lừa gạt, vu oan, bôi nhọ… cả thế giới đều đã biết đến … Không cần phải nói, hiệp ước 50 năm của Hồng Kông không thay đổi nhưng lại bị xé bỏ trong 22 năm. Ấn Độ phản kích thật tốt!”

“Phát bắn cảnh cáo không phải là phát súng đầu tiên. Phải như cảnh sát Hồng Kông bắn người biểu tình, quân đội ĐCSTQ bắn người dân trong vụ Thảm sát Thiên An Môn… đó mới chính là phát súng đầu tiên”.

“ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và virus viêm phổi Vũ Hán đã giết chết vô số người trên thế giới …ĐCSTQ không chỉ thù địch người dân, mà còn tuyệt diệt tín ngưỡng của người dân vào Thần Phật, hành ác không biết sợ Trời, sợ Đất khiến cho Trời xanh phẫn nộ!”

Related posts