Tâm Thanh
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày ngày xấu đi, vào tháng 9 năm nay, chính phủ Hàn Quốc đã biểu lộ rõ ràng với Hoa Kỳ rằng, ngay cả khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc là đồng minh, họ vẫn sẽ duy trì quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Gần đây, Epoch Times đã thu thập được các tài liệu nội bộ về sự qua lại của chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc, cho thấy ĐCSTQ đã áp dụng những thủ đoạn và sách lược lạt mềm buộc chặt” đối với Hàn Quốc.
Một phần tài liệu chính thức mà Epoch Times có được cho thấy, Dự án cải tạo khổng lồ Sae Man Geum của Hàn Quốc có liên hệ với chính quyền địa phương của ĐCSTQ vào năm 2017. Sau khi chính phủ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lên nắm quyền, Sae Man Geum được xây dựng như một “trung tâm kinh tế Đông Bắc Á” để hợp tác kinh tế với Trung Quốc.
Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất cho hay, dự án này bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015. Ông Tập Cận Bình và bà Park Geun Hye (cựu Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 2013 – 2017), đã thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – Hàn Quốc và đề xuất ý tưởng cùng xây dựng một khu công nghiệp Trung Quốc – Hàn Quốc. Tuy nhiên, mãi đến cuối năm 2017, điều ấy mới thực sự được xúc tiến.
“Khi bà Park Geun Hye sử dụng Sae Man Geum làm điểm tựa kinh tế để phát triển ở đó, không hề đề cập đến mức độ cao như vậy. Sau khi ông Moon Jae In lên nhậm chức, ông ấy ngay lập tức coi Sae Man Geum là điểm mấu chốt nhất trong quan hệ kinh tế với phía Trung Quốc, thậm chí ông còn coi đó là nơi tham quan hàng đầu trong sự nghiệp chính sách quốc gia”, nhà bình luận về vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất cho biết.
Bức thư chính thức của Sae Man Geum gửi chính quyền thành phố Huệ Châu vào năm 2017 đã tiết lộ mối quan hệ thân thiết giữa Hàn Quốc và ĐCSTQ. Nhưng trước khi ông Moon Jae In lên nắm quyền, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và ĐCSTQ không hề đơn giản.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye là tổng thống đầu tiên từ chức do bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Khi Park Geun Hye lên nắm quyền vào năm 2012, mặc dù vẫn tiếp tục quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ nhưng bà lại tập trung nhiều hơn vào việc phát triển quan hệ với ĐCSTQ.
Bà Park Geun Hye thậm chí còn tham dự lễ kỷ niệm 70 năm cuộc diễu binh chống phát xít do ĐCSTQ tổ chức vào năm 2015 trong bối cảnh các nền dân chủ phương Tây vắng bóng tập thể. Cùng năm đó, ĐCSTQ và chính phủ Park Geun Hye đã ký Hiệp định Thương mại Tự do FTA Trung Quốc – Hàn Quốc.
Kể từ năm 2016, khi Triều Tiên tăng tốc phát triển vũ khí hạt nhân và thử tên lửa, và thái độ của ĐCSTQ đối với điều này là mơ hồ, chính phủ Park Geun Hye cuối cùng đã quyết định triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD của Mỹ để ngăn chặn các cuộc tấn công của Triều Tiên. ĐCSTQ coi THAAD là một mối đe dọa, vì vậy nó đã trở nên thù địch với Hàn Quốc.
Vào tháng 3/2017, Park Geun Hye bị luận tội và từ chức. Sau khi Moon Jae In lên nắm quyền, ông quyết định tăng cường lại mối quan hệ với ĐCSTQ với cam kết không phát triển liên minh quân sự ba bên giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản và hạn chế sử dụng THAAD.
Vào tháng 12/2017, Moon Jae In đã đến thăm Trung Quốc và đàm phán với Tập Cận Bình để thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Kể từ đó, quan hệ Trung-Triều đã hâm nóng trở lại.
Các tài liệu do Epoch Times thu được cho thấy, phía Hàn Quốc đã gửi thư cho chính quyền địa phương của ĐCSTQ vào tháng 9/2017, mời các quan chức Trung Quốc ở thành phố Yên Đài, Diêm Thành và Huệ Châu đến tham gia Diễn đàn Thượng đỉnh khu công nghiệp Trung Quốc – Hàn Quốc Sae Man Geum, nhưng bị từ chối.
Văn phòng Ngoại giao thành phố Huệ Châu cũng đề nghị “điều hòa một cách ít gây chú ý các hoạt động của cán bộ và chính phủ hai nước”, đồng thời, tăng cường “giao lưu với người dân” Hàn Quốc.
“Điều này cho thấy ĐCSTQ thực sự muốn cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, nhưng trên lĩnh vực chính trị, vì sự kiện THAAD khiến phía chính phủ Trung Quốc không thể xuống bước, vì vậy, ĐCSTQ phải cố gắng tỏ ra thái độ rất cứng rắn với Hàn Quốc. Thực ra nó không phải vậy, trên thực tế, ĐCSTQ luôn muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc”, nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất cho hay.
Mặc dù sau khi ông Moon Jae-in nhậm chức, ngoại giao của Hàn Quốc đã nghiêng về ĐCSTQ; các tài liệu nội bộ do Epcoch Times thu được ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông cho thấy phản ứng của ĐCSTQ không tỏ ra nhiệt tình, nhưng ẩn sau là một chiến lược lấy lòng chính phủ Hàn Quốc.
Ví dụ, sau khi nhận được thư mời từ Hàn Quốc, Cục Đối ngoại và Hoa kiều Huệ Châu đã gửi thư tới chính quyền thành phố vào ngày 20/9/2017, đề nghị chính quyền thành phố không tổ chức phái đoàn tham gia Hội nghị thượng đỉnh Khu công nghiệp Trung Quốc – Hàn Quốc Sae Man Geum.
Sở Ngoại vụ Huệ Châu cũng đề nghị chính quyền thành phố tìm lý do để từ chối nhẹ nhàng.
Đầu năm đó, vào tháng 2/2017, thành phố Goyang, Hàn Quốc đã gửi thư mời Thị trưởng thành phố Huệ Châu tham gia Lễ hội làm vườn quốc tế Goyang. Cục Đối ngoại Huệ Châu cũng đề nghị rằng “nên giảm màu sắc chính thức” khi tiếp xúc với Hàn Quốc.
Nhưng điều kỳ lạ là một mặt, Sở Ngoại vụ Huệ Châu đã hạ nhiệt các cuộc trao đổi chính thức và từ chối lời mời tham gia các sự kiện chính thức ở Hàn Quốc, mặt khác, nó lại tích cực thực hiện “trao đổi phi chính phủ” với Hàn Quốc.
Vào tháng 4/2017, Sở Ngoại vụ Huệ Châu chỉ đạo tích cực thực hiện giao lưu thành phố kết nghĩa với Seong Nam, Hàn Quốc. Chính quyền thành phố Huệ Châu cũng đã tuyên bố trong “Một số biện pháp chính sách hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của Khu công nghiệp Trung Quốc-Hàn Quốc (Huệ Châu) rằng, họ “Khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào các dự án mới và tăng vốn và sản xuất”: Đối với các dự án mới trên 20 triệu đô la Mỹ và các dự án tăng vốn vượt quá 10 triệu đô la Mỹ, “tài chính thành phố sẽ thưởng cho họ bằng 2% số vốn đầu tư nước ngoài thực tế của họ trong năm”. Đồng thời, có hơn mười chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nước ngoài và đầu tư vào Hàn Quốc.
Ông Lý giải thích rằng ĐCSTQ thực sự muốn thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh xấu hổ trước quốc tế; nhưng sự cố THAAD vẫn chưa hoàn toàn qua đi, vì vậy dưới áp lực của chủ nghĩa dân tộc trong nước, ĐCSTQ không dám đi quá xa, nên đã áp dụng chiến lược giảm quan hệ chính thức nhưng hâm nóng quan hệ riêng tư, và thực hiện chiến thuật vờn bắt Hàn Quốc.
Lý Lâm Nhất cho rằng, chiến lược của chính quyền Bắc Kinh đối với Hàn Quốc là “lạt mềm buộc chặt”, vờn tha để rồi bắt lấy lúc nào không hay. Sau khi Hàn Quốc thực hiện cam kết “3 không 1 giới hạn” (trong đó 3 không gồm: không triển khai thêm “THAAD”, không gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, và không hình thành liên minh quân sự giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản), chính quyền Bắc Kinh đã xuống nước để xoa dịu chủ nghĩa dân tộc đang kích động ở nước này, đồng thời, thực hiện phát triển hội nhập kinh tế chặt chẽ với Hàn Quốc.