- Trường Bình
Mới đây, ông Trường Bình (Chang Ping), một nhà bình luận thời sự nổi tiếng Trung Quốc và cũng là người làm việc lâu năm trong lĩnh vực truyền thông, từng là chủ nhiệm phòng Tin tức của tờ Phương Nam Cuối Tuần, đồng sáng lập tờ Thương báo Thành Đô, Tuần san Nam Đô, đã có bài bình luận liên quan đến việc Mỹ cấm đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) di dân trên trang Tiếng nói nước Đức. Bài bình luận đã thu hút được sự chú ý của cư dân mạng.
Ông Trường Bình viết:
Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) hôm 2/10 đã công bố hướng dẫn chính sách, cho biết sẽ không thụ lý đơn xin di dân vào Mỹ đối với thành viên của đảng cộng sản hoặc chính đảng chủ nghĩa toàn trị và các cơ quan trực thuộc chính đánh đảng đó. Đây không phải là một bộ luật mới, mà kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập cảnh và nhập tịch theo quy định liên quan trong Luật Di dân và Nhập tịch của Mỹ.
Bản hướng dẫn chính sách này được biết sẽ liên quan đến hàng trăm triệu người Trung Quốc, nhưng lại không được thảo luận rộng rãi ở Trung Quốc. Vị trí của nó trên các báo cáo tin tức còn không bằng một trận hỏa hoạn đang xảy ra ở nơi nào đó trên nước Mỹ, hoặc không bằng một tiết mục của một nước nào đó ở châu Phi. Số ít những bài viết trên mạng thông báo về việc này, nhưng cũng không thể không nói một cách dè dặt, hoặc muốn nói nhưng lại thôi, họ dùng các từ viết tắt như “GCD” hoặc “DANG” để thay thế cho từ “đảng cộng sản”, dùng từ “chính đảng đặc thù” để thay thế cho “chính đảng chủ nghĩa toàn trị”. Đây không còn chỉ là trò chơi chữ. Đảng viên ĐCSTQ, trước khi oán trách chính phủ nước ngoài đàn áp lợi ích của các vị, thì cần phải xem chính phủ nước mình đối đãi với lợi ích của các vị như thế nào – chính phủ nước ngoài ít nhất sẽ không hạn chế các vị có được thông tin liên quan và thảo luận các thông tin liên quan.
Do chính quyền Tổng thống Trump chống cộng mạnh mẽ, nên rất nhiều người Trung Quốc nhận định sai lầm rằng chỉ có nước Mỹ xảy ra thay đổi, từ không chú ý đảng viên ĐCSTQ đến rất chú ý. Một bản báo cáo điều tra mới được Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) công bố cho thấy, trong số 14.276 người được khảo sát ở 4 bang lớn của Mỹ, bình quân có 73% người có cách nhìn tiêu cực về Trung Quốc (ĐCSTQ). Con số này tăng lên 2 con số so với năm ngoái, đây là lần có số điểm nhận được kém nhất kể từ khi có cuộc khảo sát này. Còn tại Anh Quốc và Italia, số người có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện tại đã gấp đôi so với năm ngoái.
Toàn bộ thế giới phương Tây, từ chính phủ cho đến người dân, từ học giả cho đến nhân viên chuyển phát nhanh, đều bắt đầu xem xét lại sức ảnh hưởng của Trung Quốc. Vấn đề là, trong hình tượng tiêu cực của Trung Quốc (ĐCSTQ) trên toàn cầu, liệu có phải mỗi đảng viên ĐCSTQ đều nên gánh vác trách nhiệm; nếu là thế, vậy thì trách nhiệm của mỗi người lớn nhường nào?
Đảng viên bình thường là nạn nhân bị bắt cóc?
Theo quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, ĐCSTQ là một tổ chức tà ác đã lừa dối đại đa số người Trung Quốc, do đó ông chủ trương muốn phân tách rõ ĐCSTQ và người Trung Quốc. Nhân dân Nhật báo và người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ kiên trì nói ông Pompeo đang chống lại 1,4 tỷ người Trung Quốc, điều này vừa đúng đã chứng thực quan điểm ĐCSTQ trói buộc người dân Trung Quốc với họ. Hướng dẫn chính sách của Chính phủ Mỹ hiển nhiên cho rằng, ngoài việc có đủ lý do để được miễn trừ ra, thì mỗi một đảng viên ĐCSTQ đều phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức tà ác này.
Tuy nhiên, từ góc độ của rất nhiều người Trung Quốc, đại đa số đảng viên cũng là bị bắt cóc (bị trói buộc với tổ chức đảng) – mặc dù họ không dùng từ “bắt cóc” này. Họ sẽ nói, vào đảng là bất đắc dĩ. Do ĐCSTQ kiểm soát toàn bộ tài nguyên xã hội, không vào đảng thì bạn có thể không có cơ hội thăng tiến và nhanh chóng đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp chức vụ. Trong con mắt của rất nhiều người, thân phận đảng viên chính là một chứng chỉ kiểm tra nâng cao chức nghiệp.
Tôi đã làm việc trong lĩnh vực truyền thông ở Trung Quốc Đại Lục hơn 20 năm, dù là biểu hiện tốt thế nào ở đơn vị, thậm chí bản thân tham gia sáng lập tờ báo, cuối cùng chức vụ cao nhất cũng chỉ có thể làm đến Phó Tổng biên tập thường vụ. Chỉ người có thân phận đảng viên thì mới có thể làm Tổng biên tập. Theo người trong cùng ngành nghề nói, hiện nay điều này càng trở lên nghiêm ngặt hơn, đại đa số chủ nhiệm các cơ quan truyền thông cũng chỉ có đảng viên mới được làm. Những năm gần đây, rất nhiều công việc bình thường không liên quan gì đến ý thức hình thái, ví dụ như vị trí nhân viên kỹ thuật công ty khai thác khí thiên nhiên, khi tuyển dụng cũng yêu cầu ưu tiên đảng viên.
Dù mỗi đảng viên khi vào đảng đều phải tuyên thệ “trung thành với đảng”, “vĩnh viễn không phản đảng”, nhưng rất nhiều người đều cho rằng bản thân mình nói không phải là thật lòng, chỉ là ứng phó qua loa; hoặc là “trẻ người non dạ”, “không nghĩ được nhiều chuyện như thế”. Rất nhiều người trong số họ lợi dụng thân phận đảng viên, nắm được tài nguyên xã hội nhất định để tiến hành nghiên cứu hoặc phục vụ xã hội, cống hiến cho sự tiến bộ của toàn bộ nhân loại.
Không ít nhân sĩ bất đồng chính kiến cũng có thân phận đảng viên, tuy nhiên trong hướng dẫn thực thi pháp luật và chính sách của Mỹ, lại không có bao nhiêu tranh cãi, bởi vì họ hiển nhiên thuộc bộ phận được miễn trừ.
Có phải ĐCSTQ đã nuôi dưỡng một nhóm lớn người nhàn rỗi?
Những đảng viên phổ thông coi việc phải tham gia “sinh hoạt tổ chức” định kỳ như trò chơi trẻ con, họ không tham gia vào xây dựng trại “giáo dục cải tạo” giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cũng không bỏ phiếu thông qua Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông. Đối với tổ chức ĐCSTQ mà nói, họ cho rằng bản thân mình chỉ là trà trộn vào cho đủ số mà thôi.
Việc trà trộn này là sự cống hiến cơ bản. Một người đồng tính luyến ái nói trong bài diễn thuyết của mình rằng, bản thân mình vì sao phải ra đi chứ? Trước hết, muốn thực hiện một chút nỗ lực để thay đổi cơ sở dữ liệu. Nếu mọi người nhìn thấy dữ liệu thực của những người đồng tính, có thể không còn nghĩ rằng họ là số ít. Theo cách tương tự, ĐCSTQ thường xuyên tuyên bố rằng “chúng ta có 93 triệu đảng viên,” cũng sử dụng cơ sở dữ liệu như một vũ khí để đe dọa người phản đối họ. Theo nghĩa này, mọi đảng viên đều đã không thể không có công trong đó.
Điều quan trọng hơn là, ĐCSTQ là một kẻ thống trị độc tài thành công nhất trong lịch sử từ xưa đến nay, còn nuôi một nhóm người nhàn rỗi. Từ trung ương đến tầng cơ sở, từng tầng cấp đều cho thấy tổ chức này là một cỗ máy chuyên chế vận hành hiệu quả cao. Từ những nhân viên công tác kế hoạch hoá gia đình từng đi đến vùng núi để bắt phụ nữ mang thai đi phá thai, hiện nay những cán bộ viện trợ Tân Cương đã đến những ngôi làng hẻo lánh ở Tân Cương để bắt giam những người Duy Ngô Nhĩ, hoặc những doanh nhân thành lập chi bộ đảng trong các công ty tư nhân, những du học sinh trên đường phố Toronto và Sydney tấn công người ủng hộ biểu tình diễn ra ở Hồng Kông, họ đều là “đảng viên đảng cộng sản phổ thông”.
Ngay cả những người làm công tác khoa học cũng cần có thân phận đảng viên thì mới có nguồn tài nguyên để tham gia nghiên cứu, kết quả nghiên cứu khoa học của họ có thể bị nhà nước đảng lợi dụng để trấn áp nhân quyền bất cứ lúc nào. Ví dụ như công nghệ mạng trong “Công trình tuyết sáng.” Hầu hết các lãnh đạo cấp cơ sở ở các bệnh viện ở Vũ Hán cũng phải là đảng viên, có thể lúc bình thường họ sẽ chữa bệnh cứu người, nhưng vào thời điểm quan trọng khi bùng phát loại virus corona mới (hay còn gọi là virus Trung Cộng, COVID-19), họ đã trở thành đồng phạm cấm bác sĩ lan truyền thông tin. Rốt cuộc họ đóng vai trò gì trong việc gây ra thảm họa cho nhân loại trên toàn cầu, e là sẽ còn có nhiều tranh cãi rất lớn.
Từ chối đảng viên ĐCSTQ di dân có thể “đảm bảo an ninh quốc gia” không?
Kể từ khi nhập cư vào Mỹ, nhiều người Trung Quốc dường như đi đến thế giới tự do, cải thiện môi trường sống của họ là một tiến bộ trong cuộc sống. Vì vậy, Mỹ không chấp nhận đơn xin nhập cư của các thành viên ĐCSTQ, việc này được coi như sự trừng phạt đối với bộ phận những người này. Trên thực tế, trừng phạt không phải là ý định ban đầu của đạo luật này mà mục đích của nó là “bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ”.
Chính phủ Mỹ cho biết Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đánh cắp một lượng lớn quyền sở hữu trí tuệ từ Mỹ. Một phần đáng kể trong số đó được thực hiện bởi các thành viên ĐCSTQ đã vào Mỹ. Một số gián điệp Trung Quốc bị bắt trong những năm gần đây đã cung cấp bằng chứng cho điều này. Cần phải nói rằng do chính sách “ưu tiên Đảng viên” của ĐCSTQ trong việc kiểm soát các nguồn lực xã hội, nên hầu hết các công nghệ cao cấp và bí mật quân sự đều thuộc sở hữu của đảng viên ĐCSTQ. Cho nên phương thức kiểm soát này của Mỹ là có căn cứ nhất định. Tuy nhiên, cũng có một số lượng lớn gián điệp giấu kín danh tính, hoặc vốn là những người không phải là đảng viên, hoặc thậm chí nhập cảnh vào Mỹ với tư cách là công dân của các quốc gia khác.
Ở đây, “bảo vệ an ninh của nước Mỹ” còn có hàm ý địch ta về mặt ý thức hình thái và lập trường chính trị. Ngay cả khi bạn không phải là gián điệp, sau khi nhập cư vào Mỹ, bạn sẽ không có bất kỳ ràng buộc nào với ĐCSTQ, nhưng nếu bạn vẫn tin vào chủ nghĩa toàn trị, hoặc ủng hộ việc giam giữ các dân tộc thiểu số ở Tân Cương dựa trên quan niệm “Tổ quốc hùng mạnh“, ủng hộ đàn áp phong trào dân chủ Hồng Kông, thì đối với chế độ xã hội dân chủ tự do mà nói, đây cũng là một nhân tố nguy hiểm.
Trong một xã hội tự do ngôn luận, những nhân tố nguy hiểm như vậy phải được đối đãi như thế nào, tin rằng sẽ có chỗ cho những cuộc thảo luận về đạo đức và tố tụng luật pháp. Tuy nhiên, dù thế nào, bạn không thể vừa ủng hộ một chính phủ độc tài vừa nói bản thân mình trong sạch vô tội.
Trường Bình