Phạm Đức Đồng Hùng
Cựu Thủ tướng Kevin Rudd đã trình thỉnh cẩu để lấy chữ ký, yêu cầu quốc hội thành lập một ủy ban điều tra độc lập (royal commission) để làm sáng tỏ sự lũng đoạn của công ty truyền thông News Corps của tỷ phú Rupper Murdoch đối với nền chính trị Úc cũng như bảo đảm một luật truyền thông mạnh và đa dạng.
Thỉnh cầu được ông Rudd đưa lên trang chủ của Quốc hội Úc vào ngày 10.10.2020, được đánh số là “Petition EN1938”, sẽ hết hạn lấy chữ ký vào 11.59 tối 4.11.2020. Trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ thỉnh cầu đã thu hút được 6000 chữ ký, chỉ hai ngày sau đã thu hút trên 100,000 chữ ký, khiến trang chủ của quốc hội Úc hầu như tê liệt. Đến trưa ngày 21.10.2020 đã thu hút 355,908 chữ ký!
Ông Murdoch thao túng đến 70 lượng báo in tại Úc nên dễ dàng thao túng dư luận và trong 10 năm trở lại đây, ông trùm này càng ngày càng hành xử ngạo mạn hơn và tính ra đã trắng trợn kích độc ba vụ lật đổ thủ tướng Úc. Chính vì thế nên từ lâu ông Rudd đã gọi công ty này là “bệnh ung thư của nền dân chủ”.
Nhưng tính ra thì ông Rudd cũng từng “hưởng lộc” của Murdoch. Tháng Tư năm 2007, khi còn chờ 7 tháng nữa là bầu cử, Murdoch đã công khai ủng hộ ông Rudd qua việc mời đi ăn trưa tại New York và đây được xem là một dấu hiệu cho thấy Rudd sẽ thắng ông John Howard. Sau đó thì ông Rudd thắng nhưng chẳng bao sau đó Murdoch quyết lật ông Rudd, đích thân ông sỉ vả ông Rudd là kẻ mặc áo quá đầu, không biết vị thế của mình và nước Úc. Năm 2010 báo chí của ông tới tấp tấn công và ngày 24.6.2010 ông Rudd bị bà Julia Gillard lật đổ.
Ba năm sau ông Rudd, ngày 26.6.2013 ông Rudd lật bà Gillard để lên làm thủ tướng và chiến đấu với ông Tony Abbott trong cuộc tranh cử vào tháng 9 cùng năm. Tuy nhiên lúc này ông Rudd còn phải đối phó với ông Murdoch. Chính Murdoch đã trắng trợn ủng hộ Abbott để đánh bại Rudd.
Đánh Rudd
Ông Rudd vừa công bố quyết định tổ chức bầu cử liên bang vào ngày 4.8.2013 thì ngay hôm sau, ngày 5.8.2013, tờ The Daily Telegraph của Murdoch đã chạy ngay hàng tít lớn trên trang mặt với hình của ông Rudd: “Finally, you now have a chance to kick this mob out.”
Hàng chữ trên có thể tạm dịch: “Cuối cùng qúy vị đã có cơ hội để đá tên vô lại này văng ra ngoài” và cách chạy tít này đã làm nhiều người sững sờ. Lọai chữ nghĩa này là sản phẩm của Col Allan, chủ bút tờ New York Post, một tay chân đắc lực của Murdoch, được cử từ Mỹ về Úc vào tháng Bảy để… thay đổi chính quyền Úc.
Ngày 29.7.2013 Allan đến Úc và ngày 30.7.2013 đã triệu tập tòan bộ chủ bút các tờ báo thuộc quyền sở hữu của Murdoch với một thông điệp ngắn gọn: phải đánh mạnh vào đảng Lao Động, kết quả thăm dò của càng cao, càng đánh mạnh hơn!
Lý do của của các ngón đòn này là vì lợi nhuận của hệ thống truyền thông News Limited.
Ông Rudd nuôi tham vọng xây dựng Đài truyền hình quốc gia Úc ABC thành một đài truyền hình có tầm cỡ quốc tế, ngang với CNN hay Fox News của Mỹ, nghĩa là cạnh tranh với Murdoch.
Ngoài ra Rudd là nguời chủ xướng chương trình Băng thông rộng quốc gia (National Broadband Network (NBN) do đó mối đe doạ đến hệ thống truyền hình cáp Foxtel, là mối kinh doanh quan trọng nhất của Murdoch tại Úc. Nếu NBN hoàn thiện, người Úc có thể thoải mái sử dụng internet để xem tin, xem phim y như là xem tivi, lúc đó tài sản của Murdoch sẽ bị bỏ xó. Chính vì vậy nên năm này tháng khác báo chí của Murdoch tại Úc liên tiếp nhắm vào những chậm trễ và tình trạng đội giá của việc lắp đặt hệ thống NBN.
Trong khi đó thì ông Abbott còn có ơn riêng với ông Murdoch.Năm 2011 Murdoch bị vụ tai tiếng nghe lén điện thoại của báo News of the World tại Anh vào năm 2002 bị vạch mặt, Murdoch phải cay đắng khai tử tờ báo bán chạy nhất của mình rồi cùng con trai ra điều trần trước Hạ viện Anh, thú nhận đây là ngày “nhục nhã nhất” của đời tôi.
Lúc đó bà Gillard lên tiếng đòi hỏi công ty News Ltd Australia của Murdoch tại Úc “phải trả lời trước những câu hỏi gai góc về nghi vấn vận động chi phối quyền lực”. Theo bà thì nếu công chúng Anh ‘bận tâm’ bởi vụ bê bối thì người Úc cũng “muốn có câu trả lời”. Bà Gillard còn yêu cầu Cảnh sát liên bang (AFP) điều tra việc News Corporation cạnh tranh không lành mạnh: công ty này khuyến khích các tin tặc ăn cắp các “thẻ thông minh” (smart cards) của các công ty cạnh tranh như Austar hay Optus, do đó các đối thủ bị tổn hại về tài chính và giảm thiểu chất lượng dịch vụ.
Nhưng ông Abbott đã ra mặt bảo vệ Murdoch. Ông Abbott chỉ trích bà Gillard là “doạ nạt truyền thông” và cho rằng lời của bà Gillard không quan hệ gì đến tờ News of the World mà thực chất chỉ là cố doạ dẫm để chính phủ của bà khỏi bị báo chí của Murdoch làm phiền.
Tuy nhiên mối tình của Murdoch với Abbott không kéo dài, sau đó thì Murdoch hạ Abbott bằng những ngón đòn tàn nhẫn!
Hạ Abbott
Kể từ cuối năm 2014 đội quân báo chí của Murdoch ráo riết tấn công ông Abbott. Trực tiếp thì nhắm vào những phát biểu hay chính sách của Abbott. Gián tiếp thì nhắm vào nguyên chánh văn phòng Peta Credlin, khai thác chuyện khó hiểu trong quan hệ hai người, cách quản trị độc đoán và tính khí cộc cằn của bà.
Ngày 28.1.2015 đích thân Murdoch đã khuyên Abbott trên trang Twitter của mình rằng hãy “chứng tỏ năng lực lãnh đạo” bằng cách sa thải Credlin. Ngay sau đó “quân” của Murdoch thi nhau té nước theo mưa, vẽ lên những hình ảnh xấu của Credlin khiến tỷ lệ ủng hộ Abbott trong các cuộc thăm dò ngày càng tệ.
Chỉ hơn một tuần sau từ dòng tweet của Murdoch, ngày 6.2.2015 hai dân biểu ghế sau của Tự Do là Luke Simpkins và Don Randall thuộc tiểu bang Tây Úc chính thức yêu cầu tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm Abbott. Abbott phải mỏi lưỡi thuyết phục đảng mình hãy kiên nhẫn, cho mình thêm 6 tháng nữa để cải thiện tình hình, nhờ đó Abbott thoát nạn trong cuộc bỏ phiếu ngày 9.2.2015 với tỷ lệ 61 – 39.
Thế là hệ thống báo chí của Murdoch tập trung đánh mạnh, xoáy sâu vào quan hệ giữa Abbott và Credlin, diễn tả rằng quan hệ giữa Abbott và Credlin là một thứ “quan hệ nam nữ khó hiểu” (elusive male-female dynamic), rằng thái độ bênh vực thái quá của Abbott đã cho phép bà này có một vai trò bao trùm khiến nhiều dân biểu Tự Do bất mãn.
Theo đó thì ông Abbott là kẻ “lười biếng” với các chi tiết nên Credlin được giao phó việc quản lý chính quyền. Credlin hành xử như thể là đồng thủ tướng (co-prime minister) với văn phòng sát văn phòng ông Abbott. Bà ta điều hành các chi tiết của việc điều hành chính quyền trong khi nhà lãnh đạo thích ngồi một chỗ để đọc Winston Churchill, suy tưởng về các vấn đề an ninh quốc gia và Nhà nước Hồi giáo, hay tự viết diễn văn cho mình.
Credlin có thể chen ngang có ý kiến trong các cuộc họp ngân sách, điều hành Ủy ban Xét duyệt Chi tiêu và điều hành cả Văn phòng Nội các lẫn Văn phòng Thủ tướng. Credlin lại bóp nghẹt họat động của văn phòng thủ tướng khi quan tâm đến những chuyện tủn mủn như các bình hoa có đủ nước hay không và ra lệnh phải chuyển toàn bộ các loại giấy tờ tài liệu thông qua văn phòng của mình.
Crdelin quyết định việc thủ tướng gặp ai, quyết định chương trình nghị sự, hệ thống nhân sự điều hành các văn phòng bộ trưởng và thứ tự công việc mà nội các phải giải quyết. Credlin còn hành xử độc đoán với cả Abbott: bà ta có thể chen ngang cắt lời ngay giữa lúc Abbot đang nói. Có lần Credlin đưa bàn tay vào trước mặt Abbott, không cho ông ta trả lời câu hỏi của một nhà báo, và ông Abbott lẳng lặng vâng lời.
Một trong các lý do khiến quan hệ với nguyên Ngoại trưởng Julie Bishop lâm cảnh cơm không lành canh không ngọt là do Credlin lèo lái sự xuất hiện của các bộ trưởng trước truyền thông.
Báo chí của Murdoch lại làm ầm ĩ về email bị rò rỉ của Philip Higginson, giám đốc kinh tài của Đảng Tự Do Liên Bang (Treasuer), nội dung chỉ đích danh bà Credlin là nguồn cơn của những xáo trộn trong đảng. Ông Philip Higginson dọa sẽ từ chức vì cho rằng tình trạng hiện tại “nếu không quá nghiêm trọng thì gần như là trò cười” và cảm thấy buồn vì “người bạn tốt Abbott đang bị kéo chìm”.
Sáu tháng sau đó thì Abbott bị Malcolm Turnbull đánh bại tỷ lệ 54 – 44 và trong 10 phiếu này có những lá phiếu của những người tưởng là sẽ trung thành với mình gồm các thành viên quan trọng của nội các như Julie Bishop, Christopher Pyne và Michael Keenan.
Nhưng tại sao Murdoch muốn hạ Abbott?
Theo một số nhà bình luận thì ông Abbott lại làm mất lòng Murdoch qua việc phong tước Hiệp sĩa vào đầu năm 2014. Việc này cho thấy ông Abbott vẫn còn bợ đỡ Hoàng gia Anh và nước Anh, mà đây là vết nhục và nỗi đau của Murdoch cha. Vụ tai tiếng nghe lén ở Anh làm ông mất một tỷ Mỹ kim, sau đó cô vợ này cũng bỏ ông đi với vụ ly dị chính thức vào tháng 11 năm 2013. Trong đó ông phải chia cho vợ phần gia tài 1.7 tỷ Mỹ kim.
Nỗi đau đớn này càng sâu đậm hơn khi báo chí cứ mãi bàn tán rằng kẻ gây ra vụ tan vỡ này là cựu thủ tướng Tony Blair, kẻ được ông ta ủng hộ lên làm thủ tướng. Không chỉ là báo lá cải, một tạp chí uy tín như The Economist cũng lên tiếng về chuyện này. Thỉnh thoảng, báo chí thế giới lại đưa ra những hàng tít giật gân theo kiểu “Thêm một bằng chứng về mối tình Tony Blair – Wendi Deng”.Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong đó không ai nắm rõ nhưng điều chắc chắn là Murdoch đang căm hận nước Anh. Theo bình luận thì việc Abbott bợ đỡ Hoàng gia Anh là một trong những lý cớ khiến Murdoch thay đổi thái độ!
Sau đó thì Murdoch ra tay lật Turnbul.
Lật Turnbull
Nhưng Murdoch có xung khắc khó hòa giải với Turnbull về chuyện niềm tin. Turnbull tin vào chuyện biến đổi khí hậu mà Murdoch thì không, do đó toan tính lật Turnbull thì để đưa ông Peter Dutton lên nhưng thất bại do bị ông Scott Morrison phổng tay trên!
Ông Murdoch chọn ông Dutton vì ông này thường xuyên ra mặt chỉ trích hai đối thủ cạnh tranh của mình tại Úc là Fairfax Media và đài ABC, hai tổ chức này cũng thường xuyên đưa tin không hay về ông ta và khai thác dữ dội vụ bê bối tại Anh.
Thí dụ như ngày 31.8.2015, ông Dutton lên tiếng trên Sky News của Murdoch, tuyên bố “Hiện tại Fairfax đang tiến hành một cuộc thánh chiến chống lại chính phủ”. Ngày hôm sau, trong cuộc phỏng vấn trên ABC Radio, ông lập lại lời kết tội này: “Bất luận Thủ tướng Tony Abbott làm việc gì, Fairfax luôn luôn nói rằng đó là điều xấu”.
Ngoài ra ông Dutton nêu thêm đồng lõa khác là ABC, một đài truyền hình phát thanh vận hành bằng tiền chính phủ: “Tôi cho rằng Fairfax đang dồn hết nỗ lực để lật đổ chính quyền và không ngờ gì nữa, họ đang làm việc này với sự trợ giúp của ABC”.
Theo điều tra của Đài ABC và hãng truyền thông Fairfax Media thì tháng Tám năm 2019 Murdoch muốt lật ông Turnbull để đưa Dutton lên; tỷ phú Kerry Stokes muốn cứu ông Turnbull nhưng không được nên dùng ông Morrison để đá ông Dutton ra ngoài. Đó là thông tin.
Khoảng hai tuần lễ trước ngày đảo chính này ông Murdoch đã đính thân quay về Úc. Ngày 21.8.2018 khi Murdoch quay lại Mỹ thì ở Úc ông Dutton ra mặt thách thức quyền lãnh đạo của ông Turnbull nhưng thất bại. Ba ngày sau đó (24.8.2018) ông Turnbull từ chức và đảng Tự Do đã loại ông Dutton, trao ghế thủ tướng cho ông Morrison.
Để dọn đường cho cuộc đảo chính này, hệ thống báo chí trong tay ông Murdoch đã ra sức tấn công ông Turnbull. Người đầu tiên đánh hơi ra âm mưu này là Tỷ phú Kerry Stokes, chủ tịch của công ty truyền thông Seven West Media, chủ đài truyền hình số 7 và tờ The West Australian phát hành tại Tây Úc.
Ông Stokes nghi rằng ông Murdoch đang toan tính một vụ thay đổi chính trị khi “đánh” ông Turnbull một cách tàn nhẫn, liên tục, có hệ thống: báo chí thì có hai tờ The Australian và The Daily Telegraph, truyền hình thì có đài Sky News.
Ông Stokes sợ rằng cuộc đảo chính này sẽ khiến cử tri chán ngán và giúp Lao Động giành chính quyền trong cuộc bầu cử tới, lúc đó luật lao công sẽ siết chặt hơn, nghiệp đoàn sẽ lộng hành hơn, càng gây khó cho giới chủ nhân như ông ta hơn. Ngoài ra ông Stokes xem ông Turnbull như bạn thân thông qua Luật sư Bruce McWillia, cố vấn pháp lý kiêm bạn kinh doanh của ông Tunbulll, đồng thời là nhà bình luận các vấn đề thương mại trên đài số 7 của ông Stokes. Lo ngại cho bạn mình cũng như việc làm ăn của mình, nên khi ông Murdoch quay lại Úc thì ông Stokes đã tiếp xúc và thăm dò chuyện trên. Lúc này ông Murdoch không giấu diếm gì nữa, trả lời thẳng: “Malcolm phải đi” (Malcolm must go).
Khi ông Stokes cãi rằng vụ đảo chính có thể dọn đường cho giành lại chính quyền, ông Murdoch trả lời: “Chúng ta phải cho Malcolm đi. Nếu đó là cái giá phải trả (Tự Do sẽ thua) với việc loại bỏ hắn ta, tôi sẵn sàng chấp nhận ba năm sống với Lao Động!”
Đoạn đối thoại này cũng được tờ The Australian Financial Review tường thuật tương tự, theo đó ông Murdoch nói với ông Stokes: “Bọn nó chỉ cầm quyền ba năm thôi, chuyện này không tệ lắm. Tôi vẫn làm ăn bình thường dưới chính quyền và bọn Thợ Sơn hay công nhân cảng, tôi có thể kiếm ra tiền cả khi Shorten và CFMEU cầm quyền.”
Ngày 17.8.2018 tờ The Daily Telegraph đăng bản tin trang mặt của Sharri Markson với nhan đề “MPs hit the panic Dutton”, cho biết các dân biểu bảo thủ đang “hối thúc Peter Dutton giành quyền lãnh đạo đảng trong vài tuần tới để thực thi hai chính sách nền tảng là giảm di dân và giảm giá điện”. Ngày hôm sau tờ này chạy tin trang bìa “Dutton ready to roll” và đến lúc này thì ông Turnbull cũng đánh hơi được bàn tay của Murdoch.
Ngày 18.8.2018 ông Turnbull gọi thẳng cho ông Murdoch để làm rõ trắng đen và lúc này ông Murdoch phủi tay, tuyên bố “đừng bắt tôi ta chịu trách nhiệm cho những gì mà Boris làm.”Boris là biệt danh của Paul Whittaker, chủ bút tờ The Australian. Đồng thời ông Murdoch cũng “bán cái” cho con trai mình là Lachlan, cũng là đồng chủ tịch của News Corp. Ông Murdoch cho rằng con mình sống hẳn tại Úc, khác với ông chủ yếu sống tại Mỹ.
Phần ông Stokes biết mình không cứu được ông Turnbull nên tính chuyện khác. Ông Stokes xuất thân từ Tây Úc nên nhắm vào Tổng trưởng tài chính Mathias Cormann, lãnh tụ của Tự Do tại Thượng Viện,cũng là người Tây Úc.
Ông Cormann đã cùng ông Dutton thành lập nhóm dân biểu nghị sĩ cực bảo thủ trong đảng Tự Do mệnh danh “Praetorian Guard” (Vệ binh Hoàng gia La Mã), có thể kéo theo một số dân biểu và nghị sĩ khác theo mình. Bởi vậy ông Stokes tìm cách “bắn tin” với ông Cormann rằng ông ta không muốn thấy Dutton làm thủ tướng.
Nếu ông Cormann cãi lời, ông Stokes có thể sử dụng báo chí của mình để gây áp lực và ông Cormann sẽ gặp khó khăn trong mùa bầu cử tới. Do đó dù là bạn thân nhất của ông Dutton, trong cuộc bỏ phiếu ngày 22.8.2018 ông Cormann đã đứng về phe của Turnbull.
Lúc này ông Dutton lại dại dột đưa ra biện pháp lấy lòng dân với chính sách “hủy bỏ ngay việc áp thuế GST 10% đối với giá điện”. Ngay sau đó các bình luận gia cho biết giải pháp này có thể xem là vi hiến trong khi ngân sách sẽ bị thâm thủng $7.8 tỷ. Với ông Stokes thì việc này có thể khiến tiểu bang Tây Úc của ông bị thiệt $4.7 tỷ theo thỏa thuận mà liên bang đã thực hiện từ 10 năm nay, do đó ông ta càng đánh mạnh.
Ngày 23.8.2018 tờ The West Australian chạy tin trang mặt với hình của ông Turnbull và Morrison, chạy hàng tít “BETTER CHOICE”, bên dưới phụ chú “PM SHOULD STAND ASIDE FOR SCOMO” (Chọn lựa khá hơn – Thủ tướng có thể lùi bước cho Scomo). Scomo là biệt danh của ông Morrison.
Trong khi đó thì bài xãluận bên trong bình phẩm: “Tư thế lãnh đạo của ông Turnbull đã bị thương tổn không thể nào hồi phục và ông ta cẩn rút lui. Trong khi mọi sự chú ý đền dồn vào ông Dutton như là người thay thế, vẫn có một chọn lựa tốt hơn là Morrison”.
Tuy nhiên ông Stokes còn có một quan hệ thân tình lâu dài với Dân biểu Julie Bishop, cũng là người Tây Úc, lúc đó là phó lãnh tụ Tự Do,
Trong cuộc họp của các nghị sĩ – dân biểu liên bang thuộc tiểu bang Tây Úc vào 10.30 ngày 23.8.2018 tại phòng dành cho các bộ trưởng ở trụ sở Quốc hội, bà Bishop đã thông báo thẳng là ông Stokes không muốn Dutton làm thủ tướng. Cuộc họp này gồm các dân biểu nghị sĩ Nola Marino, Ken Wyatt, Steve Irons, Melissa Price, Dean Smith và Ben Morton, và bà nhấn mạnh: “Vì lương tâm, quý vị không thể cho phép Dutton trở thành thủ tướng”.
Đến ngày hôm sau (24.8.2018) thì tờ The West Australian lại nhấn mạnh rằng bà Bishop mới là “chọn lựa khá hơn”.
Bà xã luận nhận định rằng tình trạng bất ổn chính trị này là sản phẩm của sự giật dây do Tony Abbott, công ty News Corp – bao gồm các nhà bình luận của Sky News- và ký giả phát thanh Alan Jones”, nhận định rằng đây là hành vi “phản dân chủ khi phá hoại các nhà lãnh đạo mà cử tri đã chọn lựa”.
Tờ báo cho biết hôm qua đã chọn ông Morrison nhưng nay bà Bishop đã ra mặt tranh cử, do đó các dân biểu và nghị sĩ Tây Úc nên ủng hộ bà Bishop.
Tuy nhiên lúc này bà Bishop trở thành nạn nhân của một chiến thuật tàn nhẫn với tin nhắn này kêu không bỏ phiếu cho bà Bishop cho dù họ muốn vậy. Theo lập luận này này thì TNS Cormann đã cổ vũ các nghị sĩ Tây Úc bỏ phiếu cho bà Bishop (theo đúng mong muốn của ông Stokes) nhưng thực chất ông Cormann muốn phá hoại cánh trung và tả. Vì nếu vậy thì bà Bishop sẽ chia phiếu của ông Morison và tạo cơ hội cho ông Dutton thuộc cánh hữu chiến thắng.
Chính vì vậy nên những người ủng hộ bà Bishop lại bỏ phiếu cho ông Morrison để cản ông Dutton, khiến bà Bishop chỉ giành được 11 phiếu ủng hộ trong vòng bầu cử đầu tiên của lần bỏ phiếu thứ hai vào ngày 24.8.2018. Hậu quả là bà bị loại ngay trong vòng đầu, cuộc bỏ phiếu chỉ còn lại ông Dutton và Morrison, trong đó ông Morrion thắng với tỷ số 45- 40.
Sau khi Fairfax và ABC công bố điều tra của mình, ông Rudd đã nên ý tưởng về cuộc điều tra độc lập nói trên, tuy nhiên nay thì ông mới thực thự ra tay vận động!