Vũ Dương
Phiên họp toàn thể lần thứ Năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 diễn ra tại Bắc Kinh từ 26-29/10, Phó Chủ tịch ĐCSTQ Vương Kỳ Sơn và cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ gần đây đã xuất hiện theo những cách thức khác nhau, cho thấy rằng trong mối quan hệ căng thẳng Mỹ – Trung, phe thân Mỹ đã tạm thời chiếm thế thượng phong, theo bài viết trên trang Vision Times.
Theo các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, Phiên họp toàn thể lần thứ Năm của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ diễn ra tại Bắc Kinh từ 26-19/10. Bắc Kinh đã nâng cao mức độ an ninh, khách sạn Kinh Tây (Jingxi) nơi diễn ra phiên họp thậm chí còn được cảnh giới nghiêm ngặt hơn.
Vương Kỳ Sơn và Chu Dung Cơ lộ diện trước, phe thân Mỹ chiếm thượng phong?
Truyền thông Đài Loan “Thời báo Tự do” hôm thứ Hai (26/10) đưa một bản tin nhận định đấu đá quyền lực của giới chức lãnh đạo ĐCSTQ có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Bài viết cho rằng các dấu hiệu khác nhau trước phiên họp cho thấy ĐCSTQ đang có một cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt.
Bài viết cho hay, do Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tư từng công bố 1 người chết, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Năm quan tâm hơn đến vấn đề có người kế nhiệm hay không và liệu ông Tập Cận Bình có chuyển từ Tổng Bí thư thành “Chủ tịch Đảng” hay không, đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt.
Từ đầu năm đến nay, đã có thông tin ông Vương Kỳ Sơn, Phó Chủ tịch ĐCSTQ, đã bị ghẻ lạnh, thân tín của ông bị xử lý từng người một, được coi là dấu hiệu trở mặt của ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, vào ngày 23/10, Vương Kỳ Sơn đã tham dự lễ kỷ niệm 70 năm “kháng Mỹ viện Triều” cùng các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ. Hôm sau (ngày 24/10), ông Vương Kỳ Sơn đã dùng phương thức phát biểu trực tuyến để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bến Thượng Hải lần thứ hai được tổ chức tại Thượng Hải.
Ngoài ra, vào ngày 23/10, sinh nhật lần thứ 92 của cựu Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ Chu Dung Cơ, một bức ảnh chụp ông mặc áo choàng đỏ mừng sinh nhật tại bệnh viện đã được lan truyền trên mạng.
Truyền thông Đài Loan đưa tin rằng cuộc bầu cử hiện tại ở Hoa Kỳ đang trong giai đoạn hừng hực khí thế. Ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden, người được cho là đang dẫn đầu trước đó đã bị “núng thế” sau vụ bê bối ổ cứng máy tính của con trai ông ta, Hunter Biden.
Đây không chỉ là vụ bê bối tình dục và tài chính đơn thuần của Hunter Biden, mà còn liên hệ đến lượng lớn các nhân vật lớn của Đảng Dân chủ, gồm cả ông Joe Biden đều đang phát tài lớn ở Trung Quốc, và họ càng bị tình nghi có “thỏa thuận” với nhà lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay Tập Cận Bình, hình thành mối quan hệ Mỹ – Trung “xảo quyệt” hơn phía sau cánh gà của chính trường Mỹ.
Bài viết dẫn lời ông Trần Phá Không (Chen Pokong), phân tích rằng Tập Cận Bình thuộc phe chống Mỹ, trong khi nhóm người như ông Vương Kỳ Sơn được xếp vào phe thân Mỹ. Ông Vương Kỳ Sơn và Chu Dung Cơ xuất hiện trước Phiên họp toàn thể lần thứ Năm, cho thấy phe thân Mỹ trong phe phản Tập tạm thời chiếm được ưu thế.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nội bộ ĐCSTQ chia thành nhiều phe cánh
Liên quan đến việc phân chia phe cánh theo thái độ của Trung Nam Hải đối với Hoa Kỳ, tin tức tương tự đã được truyền ra khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn leo thang sau Hội nghị Bắc Đới Hà vào năm ngoái.
Nhiều hãng truyền thông hải ngoại khi đó đã đăng tải bài viết trên các kênh truyền thông “Mặt trận xanh lam” của Đài Loan tại Hoa Kỳ, nói rằng một quan chức ở Trung Nam Hải đã chỉ ra rằng, giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng có sự chia rẽ nghiêm trọng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, là nhân tố chính khiến các cuộc đàm phán thương mại gián đoạn trước đó.
Nguồn tin chỉ ra rằng, ĐCSTQ hiện đang xoay vòng trong cuộc chiến thương mại, là vì phe đế sư (phe cánh ông Vương Hộ Ninh), phe nguyên lão (nhóm người thuộc phe cánh cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân) cho rằng việc ký kết thỏa thuận thương mại “nhục nước mất chủ quyền” sẽ làm suy yếu nền tảng cầm quyền của ĐCSTQ. Những người thuộc phe thực dụng mà đại diện là ông Lý Khắc Cường, Uông Dương, và Lưu Hạc nhận thức rõ về tình hình kinh tế tồi tệ hiện nay và biết rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ nếu cứ tiếp tục thì hậu họa khôn lường. Ông Tập Cận Bình hiện giờ cũng khó quyết định.
Nhân sĩ thạo tin này cho hay, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều gửi tài sản con cái của họ ở Hoa Kỳ. Nếu Mỹ – Trung xảy ra chiến tranh nóng, sự an toàn cá nhân và tài sản của họ đều sẽ không được đảm bảo. Từ góc độ này mà nói, có thể đoán được rằng, giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ hoàn toàn không muốn phát động chiến tranh nóng với Hoa Kỳ.
Bài báo cũng phân tích rằng, khi đó Bắc Kinh đã chủ động “xuống nước” với Mỹ, có lẽ do kinh tế Trung Quốc đang trong khủng hoảng nên Bắc Kinh không dám chọc giận Tổng thống Trump, người sẵn sàng xuống đòn nặng bất cứ lúc nào, nên khi đó “phe thực dụng” trong đảng đang ở thế thượng phong.