Nguyễn thị Cỏ May
Ông Biden thắng cử vẫn bị ông Trump kịch liệt bác bỏ vì cho rằng việc kiểm phiếu không minh bạch. Mãi cho tới hôm 15/11 vừa qua, lần đầu tiên sau tám ngày thông báo kết quả bầu cử, ông Trump lên tiếng trên tweet “ông Biden thắng cử”. Nhưng liền đó, ông lại nhắc “ứng cử viên dân chủ đã gian lận để đạt được kết quả đó”.
Người ta không biết khi ông Trump viết “ông Biden thắng cử” có phải do sự sơ xuất hay một sự trùng lấp (lapsus) nào đó hay không? Nhưng đây vẫn là hiện tượng đầu tiên ở ông Trump với những từ ngữ “Biden thắng…”!
Trước đó, hôm thứ Sáu, cũng bằng cách nói úp mở, người ta xét đoán là ông Trump nhìn nhận ông Biden thắng cử vì ông Trump “có lẽ sẽ không có dịp quản lý nạn dịch Vũ Hán”!
Truyền thông loan báo các Ban Bầu cử Địa phương và Quốc gia đều công bố kết quả ông Biden được 306 phiếu đại cử tri và ông Trump được 232 phiếu.
Các Ban bầu củ, trong một thông cáo chung, xác nhận rằng bầu cử hôm 3/11 là an toàn nhứt trong lịch sử Huê Kỳ : “Không có một bằng chứng nào về một hệ thống xóa phiếu bầu, đánh mất phiếu hoặc thay đổi phiếu hoặc gian lận bất kỳ bằng cách nào” (Theo AFP).
Trong lúc đó, khi nói về sự thắng cử, ông Joe Biden lại dùng “điều kiện” với chữ “nếu” (conditionnel). Nhưng chuyện đó không quan trọng. Điều hệ trọng là tìm hiểu sơ sơ trước coi ông sẽ làm gì trong thời gian đầu như đó là những ưu tiên của ông khi ông vào Nhà trắng lấy lại hợp đồng bốn năm mãn hạn của ông Trump?
Những ưu tiên
Hôm 11/11, ông Biden tuyên bố “nếu ông đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 3.11, ông sẽ cấp quốc tịch Huê Kỳ cho lối 11 triệu di dân bất hợp pháp.
Chúng ta sẽ phải đối phó với nạn khủng hoảng di dân mà chúng ta biết. Tôi sẽ gởi tới Hạ và Thượng viện một dự luật về di dân để cho phép 11 triệu người trở thành công dân Huê Kỳ. Ông nói rõ đây là một trong những ưu tiên của ông ngang tầm cỡ với chống bệnh dịch coronavirus, tái thiết kinh tế Mỹ và tìm phương tiện tái lập sự lãnh đạo của Huê Kỳ trên thế giới”.
Ám chỉ đường lối cai trị của ông Trump, ông tuyên bố “nếu đắc cử, chúng tôi sẽ có một trách vụ lớn phải chu toàn là sửa sai những đổ vỡ của Trump gây ra trước đây”.
Riêng về chủ trương cho 11 triệu di dân lậu trở thành công dân Huê Kỳ đã làm cho những người muốn vào Mỹ đang ở biên giới Mễ hò hét, nhảy nhót, tung cao cờ Mỹ, nhiệt tình biểu lộ sự vui mừng. Hôm thứ Bảy 14/11, họ làm lễ thắng cử của ông Biden để bày tỏ hi vọng sẽ vào Mỹ trong gần đây.
Một mục sư nói với báo chí “Chúng tôi hi vọng nhơn quyền sẽ được thât sự tôn trọng trong nhiêm kỳ tổng thống này”. Ông cho biết ông rất tự tin nhờ ông Biden đắc cử, nhiều gia đình đang nhập cư lậu ở Mỹ sẽ không bị tách rời và trẻ con sẽ không bị nhốt riêng trong trại di dân lậu như dưới thời Tổng thống Trump.
Nhưng quan trọng là chúng ta hãy nhìn về chánh sách kinh tế của ông Tổng thống mới đắc cử. Theo tuần báo “Le Point” và “Le Capital” (chuyên về kinh tế và tài chánh), ông Biden sẽ xử dụng thuế làm đòn bẩy đưa nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng do dịch Vũ Hán gây ra. Trước đây, kinh tế Mỹ phát triển, thất nghiệp xuống ở mức thấp nhứt chưa từng có trong mấy mươi năm qua. Từ khi dịch Vũ Hán hoành hành, Mỹ lâm vào tình trạng kinh tế khủng hoảng trầm trọng, tuy trong gần đây có được giựt dậy phần nào.
Ký giả Franck Dedieu trên Le Point (11/11/20) so sánh ông Biden với ông Tổng thống của Pháp François Hollande thuộc đảng Xã Hội (Parti Socialiste) là 2 giọt nước vì 2 người giống nhau hoàn toàn về mặt làm kinh tế. Và nhà báo Pháp nói có vẻ tự hào dân tộc, căn bệnh tâm lý cố đế của Tây đối với Huê Kỳ mà, là ông Hollande đúng là người khai mở tư duy cho ông Biden về chánh sách kinh tế.
Cả 2 ông, Biden của Huê Kỳ và Hollande của Pháp, đều nhắm vào thuế, không hề thắc mắc tới cái gốc của vấn đề.
Chuyện cũng lạ là xưa nay một tư tưởng, một trào lưu mới từ Mỹ vượt đại dương tràn qua Pháp, ảnh hưởng Pháp, nhưng phải mất nhiều năm dài. Nên Pháp luôn luôn đi sau Mỹ. Thế mà nay, về chánh sách kinh tế, Pháp lại đi trước Mỹ và ảnh hưởng mạnh Mỹ. Sẽ là mô hình cho đảng Dân Chủ Mỹ đi theo!
Chương trình kinh tế của ông Biden đưa ra giống chương trình của ông Hollande năm 2012, đắc cử Tổng thống Pháp, như 2 giọt nước. Hai người đều quan niệm dự án của họ giữa thời khủng hoảng, ông Hollande bị subprimes, ông Biden bị dịch Vũ Hán, và đều sử dụng triệt để thuế vụ làm đòn bẩy để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.
Thi trường chào mừng tin ông Biden thắng cử nhưng liền đó, chương trình kinh tế của ông vừa đưa ra đã vội làm lắng dịu sự nồng nhiệt, theo nhận xét tổng quát của kinh tế gia Marc Touati trên tuần báo Le Capital (Paris,15/11/20). Thật vậy, xưa nay thị trường chứng khoáng có cái gì quan trọng hơn tên của ông Tổng thống Huê Kỳ, như hoạt động kinh tế và chánh sách của Ngân khố Liên Bang (Réserve Fédérale).
Trong lịch sử gần đây, Dow Jones của Mỹ chỉ bị mất giá dưới thời các Tổng thống Nixon, Carter do khủng hoảng dầu hỏa, và Bush do khủng bố Hồi Giáo 11/09/2001 và Lehman Brothers sập tiệm. Với các Tổng thống khác, Dân Chủ hay Cộng Hòa, Dow Jones vẫn vững vàng mà không cần để ý tới ông Tổng thống.
Nếu bước vào Nhà Trắng vào cuối tháng Giêng tới, liệu ông Biden có thể tiếp tục giữ nền kinh tế nước Mỹ như các vị tiền nhiệm của ông hay không? Bết lắm là Dow Jones đứng yên, khá hơn, Dow Jones mạnh trên thị trường. Ông đưa ra kế hoạch phục hồi với 2000 tỷ đô-la và chương trình của ông chú trọng hoàn toàn vầo việc tăng thuế mạnh.
Biden tính sẽ đánh 28% thuế các công ty lớn, trước đó ông Trump giảm từ 35% xuống 21%. Ông cũng muốn tăng mức thuế trên mức lời từ 20% hiện nay lên tới 39. 6% cho những người có lợi tức cao. Sau cùng, ông sẽ tăng thuế lợi tức cho tất cả người dân Mỹ có lợi tức hơn 400 000 đô-la / năm, mức thuế hiên nay 37% sẽ tăng lên 39. 6%.
Vậy ba loại thuế này khi tăng lên sẽ không tránh khỏi làm mất tinh thần phần lớn dân Mỹ và nhứt là những xí nghiệp và những người đầu tư vào Thị trường Dow Jones.
Chuyện ai cũng thấy rõ khi chánh phủ tăng thuế thì sự tăng trưởng quốc gia lập tức sẽ suy giảm, dẫn đến mức thuế muốn thâu được cũng từ đó sẽ bị giảm. Hiện nay, mức nợ của chánh phủ là 115% trên PIB sẽ có thể đạt đỉnh không xa.
Hậu quả là mức lời công phiếu tăng làm suy giảm sự tăng trưởng vốn đã yếu do thuế tăng. Thị trường (la Bourse) dưới thời ông Biden chắc chắn sẽ không đi cùng hướng như dưới thời ông Trump.
Sau cùng mối lo ngại lớn nhứt của nhiều người về đường lối chánh trị trong những ngày tới của ông Biden nếu thât sự ông vào Nhà Trắng như ông mong muốn, đó là thái độ của ông đối với Tàu. Thật vậy vì trong vừa qua, người ta thấy cái đà lấn lướt của Tàu đã bị ông Trump chận lại ít nhiều, thì ngày mai này, ông Bden làm Tổng thống, nó sẽ lấn lướt trở lại và vươn lên mạnh thêm hay không? Nay áp lực kinh tế của Tàu lên thế giới, tính theo sức mua, là 19% trong luc đó Huê Kỳ chỉ có 16%.
Xin nhắc lại, năm 1980, áp lực của Tàu là 2%, Huê Kỳ là 22%. Tàu đã vựợt lên năm 2017 và PIB
của Tàu sẽ đạt tới 21% vào năm 2025 trong lúc Huê Kỳ sẽ chỉ có 14. 5% (Le Capital, theo FMI).
Vậy nếu không bị gì ngăn cản, Tàu sẽ không có lý do gì ngừng lại sức vươn ra của họ, dĩ nhiên sẽ làm suy yếu Huê Kỳ, đánh mất vị trí của đồng đô-la trên thị trường thế giới. Nhờ sức mạnh của đồng đô-la
mà đến nay, Huê Kỳ còn giữ được địa vị Đệ I siêu cường. Khi mà đồng đô-la còn giữ giá trị qui chiếu trên hệ thống tiền tệ quốc tế thì Huê Kỳ vẫn con là cường quốc.
Trái lại, một ngày kia đồng đô-la bị cạnh tranh và mất giá, Huê Kỳ và cả thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn những trường hợp đã xảy ra.
Mà đồng tiền duy nhứt có khả năng cạnh tranh với đô-la là đồng nhơn-dân của Tàu. Theo nhà kinh tế Marc Touati, đồng nhơn-dân không thay thế được đông đô-la chỉ khi nào không gian tài chánh của Tàu còn bị kiềm giữ và đồng nhơn-dân không trở thành đồng tiền quốc tế được. Nhưng nếu không ai ngăn chận sức bành trướng của Tàu thì sự thay đổi vị trí của đồng nhơn-dân sẽ khó tránh trong một tương lai không xa.
Hiện tượng đáng ghi nhận. Từ lúc có tin ông Biden đắc cử, đồng nhơn-dân với đô-la bắt đầu thay đổi, từ 7. 2 nhơn-dân ăn 1 đô-la, nay còn 6.61 nhơn-dân ăn 1 đô-la. Đây là điều không hay của ông Biden. Nếu ông bình tỉnh để cho đồng nhơn-dân vươn mạnh thì chắc chắn đồng đô-la sẽ bị thay thế. Và nước Mỹ sẽ trở thành nước “đang phát triển”, ngập nợ nần, tục hậu, sẽ lôi kéo theo Âu châu cùng thảm trạng
Những người xã hội (socialistes) chỉ tính vào thuế để tái lập công bình xã hội, xóa bỏ đẳng cấp giàu nghèo thái quá, hàn gắn đất nước. Mối lo chung của họ là bảo hiểm sức khỏe. Lấy tiền ở thuế nhưng lại không có chánh sách thuế hợp lý đối với những người giàu!
Nguyễn thị Cỏ May