Nguyễn thị Cỏ May
Sau vụ Thầy Giáo Samuel Paty bị Hồi Giáo cắt đầu hôm 16/10/2020 ở thành phó Conflans-Sainte-Honorine, chánh giới và báo chí Pháp yêu cầu cho phổ biến hí họa về Mohamed để minh định lại quyền tự do diễn đạt. Truyền thông ở Pháp đều phổ biến bản hí họa Mohamed mà năm 2015 đã làm 15 nhà báo của Charlie Hebdo bị Hồi Giáo bắn chết tại Tòa soạn, nội vụ đang được xét xử. Rất tiếc trong lúc đó đồng nghiệp của họ, New York Times và BBC, chẳng những không hưởng ứng để vừa ủng hộ đồng nghiệp, vừa lên án tội khủng bố giết người dã man mà còn bóp méo sự thật để xuyên tạc có lợi cho quân khủng bố Hồi Giáo.
New York Times đã chạy tít “Cảnh sát Pháp bắn và hạ một người đàn ông sau một vụ tấn công bằng dao chết người trên đường phố”.
Chỉ cái tít đó cũng đã đủ nói lên quan điểm của báo NYT. Tại sao NYT có thể thiếu sự lương thiện nghề nghiệp như vậy? Điều đáng ngạc nhiên là quan điểm này hoàn toàn phù hợp với nhóm đảng viên XHCN Pháp như bà Ségolène Royal bênh vực Hồi Giáo và di dân lậu, cả những thành phẩn khủng bố và phá hoại có chủ trương. Cũng về vụ Thầy Giáo Samuel Paty bị Hồi Giáo cắt đầu, bà Ségolène Royal, thường tự xưng là “ứng viên Tổng thống vào vòng chung kết” (finaliste présidentielle – tiếng của nàng chế riêng) cho rằng cách giết người theo văn hóa Hồi Giáo cắt cổ, chặt dầu đó chỉ là hàng động “gây hấn” (agression), còn dám quả quyết Thầy Giáo Paty chết “bất ngờ”. Một dịp khác, trả lời báo chí, Ségolène Royal còn can đảm hơn “Tôi không có ý bênh vực nhưng tôi nói cấm hí họa là điều đúng”.Báo chí Pháp đồng loạt lên tiếng phản đối với những lời lẽ khá nặng nề như “hèn”, cho rằng bà Ségolène Royal không phân biệt được thế nào là “bị khó chịu” và “bị sỉ nhục”.
Phản ứng của dư luận Pháp
Với New York Times, cắt đầu Thầy Giáo Paty chỉ là trường hợp sai lầm quá trớn của cảnh sát vi phạm. Quan điểm của NYT đúng là một biểu mẫu của thứ phản thông tin, hay thông tin sai lạc, thứ vẫn đang lưu hành, đang tiến xa, tiến mạnh nhằm phục vụ cho “Đế quốc Phúc lợi” (Empire du Bien). Chúng tôi, báo chí Pháp, có lời hoan hô đồng nghiệp!
Này bạn, bạn là một tờ bào cả thế giới biết tiếng, bạn đã được thế giới thừa nhận là tiếng nói của Tự do để làm mẫu mực cho chánh trị, văn hóa và kinh tế, thế mà trong vụ Thầy Giáo Samuel Paty bị Hồi Giáo cắt cổ, sao bạn không chọn vị trí chống Hồi Giáo khủng bố hoặc lập trường bênh vực quyền tự do diễn dạt? Hoặc hơn nữa, vì những khó khăn của người dạy học trong một môi trường xã hội phức tạp? Tất cả những quan điểm này đều rất chánh đáng.
Nhưng bạn đã phủ nhận!
Chúng tôi không biết tại sao ông Trưởng Ban Âu châu hay chính NYT ở Trung ương đã chọn một góc nhìn khác. Trong một tờ báo lớn, tầm vóc quốc tế như NYT, việc chọn lựa tít của bài vở ở trang nhứt dĩ nhiên phải được sàng lọc kỹ, qua hệ thống trách nhiệm các cấp, chớ không thể khinh xuất được.
Đây chúng tôi chép lại nguyên văn cái tít trên NYT “French police shoot and kill man after a knife attack on the street”.
Nó không có gì để nói ý nghĩa của một vụ giết người do khủng bố Hồi Giáo đang nhắm vào xứ Pháp để tiêu diệt nên văn hóa Dân chủ Nhơn quyền của nó, của Âu châu, vốn là kẻ thù không khoan nhượng của Hồi Giáo. Mà cái gốc của nền văn hóa đó là Giáo dục. Đó là chủ trương của Hồi Giáo trước sau như một!
Lạ lùng hơn nữa là NYT lại hoàn toàn không biết chút gì về nạn nhơn, mặc dầu có đặc phái viên ở Paris. Có Văn phòng Đại diện Âu châu. Hơn nữa ngày nay, mạng thông tin bao trùm cả hành tinh thì có chuyện gì mà người ta không biết. Mà lại là nhà báo chớ?
Vậy phải chăng vì nạn nhơn không hề hấn gì cả nên không cần nhắc tới? Hay tên khủng bố Hồi Giáo là chi tay mơ nên để xảy mục tiêu?
Còn nữa. Chủ trương của NYT mà! Có đúng không khi nói về kẻ khủng bố giết Thầy Giáo Samuel Paty, NYT dùng từ ngữ “người” chớ không nói rỏ người đó là một “Thầy Giáo” và “giết” (kill), “chết”, “bị hạ”. Kẻ giết Thầy Giáo là ai, từ đâu tới, tại sao giết, trong trường hợp nào?. Với cái tít như vậy của NYT hoàn toàn không có thể nói rõ sự việc đúng và thật được. Trái lại, cái tít ấy còn ngụ ý tố cáo kín đáo cảnh sát Pháp có tội vì cảnh sát “bắn” (shoot) và “giết” (kill) một người đàn ông sau một vụ tấn công bằng dao con.
Qua cách tường thuật của NYT với những lời đầy ẩn ý như vậy, người đọc sẽ chỉ thấy kẻ sử dụng “dao nhíp”, nói theo NYT chớ không phải con dao lưởi dài 35cm, thật sự không còn là thủ phạm cắt cổ Thầy Giáo nữa, mà chính là cảnh sát vì phản ứng quá hung bạo đã hạ một người đàn ông. Cốt lõi của nội vụ là sự thật (Thầy Giáo bị cắt đầu) đã được nghệ thuật làm báo loại bỏ đi một cách khéo léo tuy có thiếu lương thiện nghề nghiệp.
Cái nghệ thuật đó là cách biến đổi sự thật, hoặc che dấu, thường thì phản lại sự thât vì sợ hoặc vì không có lợi. Đó là một trong những sứ mạng của các nhà truyền thông dòng chánh ngày nay của Huê Kỳ.
Theo ông Flemming Rose, cựu Trưởng Ban Biên tập trang Văn hóa của nhựt báo Đan Mạch “Jyllands-Posten”, hiện đang làm việc cho một “think tank Américain”, trả lời tuần báo Le Point của Pháp về tự do báo chí ngày nay.
Theo ông thì từ nhiều năm nay quyền Tự do diễn đạt đã thoái trào đáng ngại, ngay cả ở những nước dân chủ thật sự như Pháp, Đức, Anh.
Trong tình hình hiện tại, sự thoái hóa Tự do diễn đạt ngày càng thêm trầm trọng vì nó nhường chỗ cho chủ trương phản thông tin hay thông tin dối trá. Và dân chúng phần đông sẽ từ từ thích nghi với quyền Tự do diễn đạt bị hạn chế hoặc bị đánh tráo bằng dối trá. Và chẳng may trong xã hội nhiều người sẽ không còn tin nữa ở giá trị của quyền tự do diễn đạt. Do báo chí nói dối mà không bị xử lý nghiêm chỉnh. Độc giả cũng không phản đối để cho thấy giá trị của sự thật.
Riêng với trường hợp ông Trump
Trong bài xã luận “Hiện tượng Trump hay sự phá sản nặng nề của truyền thông”, tuần báo Le Point (14/11/20) chê báo chí thế giới, nhứt là báo chí Huê Kỳ, đã không thấy cái thua trong kỳ bầu cử này chỉ khít rịt với bên thắng cuộc. Như vậy rõ là báo chí đã không thấy hay không muốn thấy cái thực tế khổng lồ, lồ lộ ra đó là “Trump mà không có Trump” (Le Trumpisme)đang bám rễ chắc và khắp nơi trên đất Huê Kỳ. Nhưng nhận xét này của Tuần báo Le Point chỉ có giá trị là một thái độ của người làm báo lương thiện mà thôi.
Có đáng buồn không khi thấy bao nhiêu nhà báo biến thành các chuyên gia tuyên truyền hung hăng cho riêng phe cánh mình, mục tiêu thât sự của mình. Không cần thắc mắc đến độc giả. Đến sự lương thiện của người làm báo. Hay làm báo ngày nay là chỉ biết cáchc cung phục vụ chủ báo mà chủ báo lại không phải người làm báo?
Tuần báo Pháp than Trời: “Ôi, New York Times, họ đã làm gì với bạn?”. Biden xứng đáng hơn nhiều so với hàng loạt những bài viết quảng cáo trình độ lớp 3 tràn ngập thế giới. Còn ông Trump, tuy không phải là một tổng thống vĩ đại, nhưng ít nhứt ông đã thành công giựt dậy kinh tế Mỹ trong mấy năm qua.
Truyền thông Mỹ không muốn nêu ra. Vì không có lợi! Mà còn bị phản tuyên truyền!Trump đã làm lợi cho những người nghèo khổ nhứt. Trong ba năm đầu nhiệm kỳ, có 4 triệu người đã thoát nghèo, tỉ lệ người nghèo thấp nhứt kể từ 1959. Điều này giải thích cho lá phiếu của người Mỹ la-tinh và cả người da đen: đầu năm nay chỉ có 5% phải đi tìm việc. Nhờ ông Trump chận luồng người nhập cư bất hợp pháp, các ông chủ đành phải tăng lương tối thiểu cho người làm công.
PubliciChắc không phải do Donald Trump bất cần báo chí, mà truyền thông mỹ tức giận, không tôn trọng nguyên tắc trung thực nghề nghiệp nữa? Phía sau ông Trump là cả một liên minh những người da trắng bình dân – “Áo Vàng” Mỹ, giai cấp trung lưu, giới “cổ xanh” và cả những sắc dân thiểu số, nên nhà tỉ phú dân túy trên thực tế không giống những đìều mà người ta mô tả. Trump một mình chống lại tất cả: truyền thông, định chế và giới tài chánh. Giới này đứng hẳn về phía Biden, các ứng cử viên Dân Chủ được tài trợ gấp đôi Cộng Hòa để giành ghế thượng nghị sĩ.
Nhưng tuần báo “Le Point” không khóc cho Donald Trump mà cho đạo đức nghề làm báo: truyền thông Mỹ vào buổi tối bầu cử đã ngang nhiên kiểm duyệt vị tổng thống mãn nhiệm. Nhiều kênh truyền hình đã cắt ngang bài nói chuyện của Donald Trump, thay vì cho phát rồi bài bác sau. Khi truyền thông tự tiện xén bớt, cắt bỏ theo ý thích của mình, thì chính truyền thông đã lâm bệnh. Và bệnh nặng.
Tuần báo kết luận bằng câu nói của nhà biếm họa Georges Wolinski của Charlie Hebdo đã bị bọn khủng bố sát hại ở Paris năm 2015, tổng kết quan điểm của đa số: “Các nhà báo không nói sự thật, dù họ khẳng định đó là thật”.
Riêng ông Thái Thận Khôn, một học giả nổi tiếng của Tàu, hôm mùng 3/12/2020 vừa qua bày tỏ trên các trang mạng xã hôi sự bất mãn của ông đối với giới truyền thông dòng chánh của Huê Kỳ: “Dù ai thắng ai thua khi kết thúc cuộc tổng tuyển cử hôm 3/11, kẻ thua cuộc lớn nhứt sẽ là giới truyền thông dòng chánh”!
Bởi vì, theo học giả Thái Thận Khôn: “Thiên kiến vô sỉ của các kênh truyền thông dòng chánh đã khiến danh dự của những kênh này mất sạch, uy tín cơ bản nhứt của kênh truyền thông cũng không còn, mà kẻ khiến uy tín của các kênh truyền thông này mất sạch không phải công chúng, mà chính là thói quen nói dối của tự thân họ”.
Nguyễn thị Cỏ May