Thanh Ngọc
Trên mạng ở Đại Lục truyền đi một câu nói thế này: “Bạn vĩnh viễn không biết được về ngày mai và những điều bất trắc sẽ đến, không biết rốt cuộc cái nào sẽ đến trước. Nhưng vào cuối năm 2020, tin tức khiến cho người ta thổn thức nhất chính là đã có rất nhiều người vội vã rời khỏi thế gian.”
Truyền thông Nhật Bản mới đưa tin về một nghị viên người Nhật hơn 50 tuổi đã qua đời vì virus corona chủng mới. Ông ấy nóng sốt vào mấy ngày trước lúc qua đời trong khi chưa kịp làm xét nghiệm gì. Ngày 24 tháng 12 năm 2020, ông ấy xuất hiện triệu chứng cảm mạo, nóng sốt v.v. Ba ngày sau đó, ông được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã quá muộn màng. Ngày 29 tháng 12, một nghị viên trẻ tuổi người Mỹ đã qua đời vì virus corona chủng mới, người đàn ông 41 tuổi này còn chưa kịp nói lời tuyên thệ nhậm chức thì đã vội vã ra đi.
Ngày 26 tháng 12, một bé trai tên là Xavier M.Harris mới có bốn tuổi cũng qua đời vì dịch bệnh.
Hết thảy mọi việc đến quá đột ngột. Người ta vốn đã quen với một loại nhịp điệu nào đó, như là tỷ lệ lây nhiễm khá cao, tỷ lệ tử vong cực thấp, số người tử vong đa số là người già v.v.
Thế nhưng, các quan chức của WHO cho biết dịch bệnh COVID-19 mà chúng ta đã trải qua vào năm 2020 có thể chưa phải là trận ôn dịch lớn nhất, có lẽ nguy cơ sức khỏe cộng đồng mà nhân loại sắp tới đối diện còn đáng sợ hơn nhiều. Trong lúc con người còn đang ngập tràn lo âu về tương lai, thì tờ New York Post đã trích dẫn nội dung từ cuốn sách “Các thế kỷ” (Les Prophéties) của nhà tiên tri người Pháp Nostradamus sống vào thế kỷ 16, lời tiên tri cho biết nhân loại sẽ đối mặt với mối nguy cơ lớn hơn vào năm 2021. Nostradamus cũng có dự ngôn về trận đại dịch hoành hành vào năm 2020, nhưng ông ấy cũng viết vào năm 2021 tiếp sau đó sẽ xuất hiện tai họa mang tính hủy diệt hơn nữa, có lẽ trên thế giới sẽ xuất hiện nạn đói, dẫn đến một lượng lớn người tử vong.
Rất nhiều biến hóa đã bắt đầu triển hiện ra kể từ sau ngày 21 tháng 12, ngày này cũng giống như một đường ranh giới. Rốt cuộc vào ngày 21 tháng 12 đã xảy ra chuyện gì? Vào ngày này, Bộ trưởng Y tế nước Anh cho biết chủng virus đột biến “mất kiểm soát”. Chỉ trong thời gian mấy ngày, virus corona chủng mới đột biến đã lây lan đến Nam Phi, Đan Mạch, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, và ngay cả Đài Loan là nơi phòng hộ dịch bệnh tốt nhất cũng đã xuất hiện chủng virus đột biến. Thế thì tình huống sắp tới sẽ như thế nào? Sự việc vẫn đang trong biến hóa, hãy để chúng ta quay đầu nhìn lại tình cảnh dịch bệnh “đợt này chưa qua, đợt khác đã đến” trong lịch sử.
“Làn sóng dịch bệnh lần thứ hai” của dịch cúm Tây Ban Nha
Dịch cúm Tây Ban Nha xuất hiện vào mùa xuân năm 1918, lúc vừa bắt đầu nó không khác quá nhiều so với bệnh cúm thông thường. Giống với dịch bệnh virus corona chủng mới mà con người nói đến hiện nay, cúm Tây Ban Nha cũng không được người ta coi trọng đầy đủ. Thế nhưng, khi vừa bước vào mùa thu năm 1918, tình huống đã hoàn toàn khác hẳn.
Trong kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến quốc gia của Hoa Kỳ đã có lưu lại ghi chép chân thật về năm 1918. Tháng 9 năm 1918, dấy lên làn sóng dịch cúm Tây Ban Nha lần thứ hai, virus phát sinh đột biến, nhanh chóng lấy đi rất nhiều mạng người. Thời đó, có bốn người phụ nữ tụ tập cùng nhau chơi bài, vừa nói vừa cười chơi đến tận khuya mà không ai muốn rời đi, họ hẹn nhau sáng sớm hôm sau sẽ chơi tiếp. Nhưng vào ngày hôm sau, cuộc vui không thể diễn ra như mong đợi vì có ba người trong số họ đã bị dịch cúm lấy đi sinh mạng trong lúc đang say ngủ. Âm thanh tang tóc vang lên không ngớt vào ban ngày, tiếng còi xe cấp cứu không ngớt vào ban đêm, cảnh tượng ngày tận thế bày ra trước mắt mọi người.
Spinney, tác giả của cuốn sách “Pale Rider: The Spanish Flu of 1918 and How It Changed the World” (Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 thay đổi thế giới như thế nào) đã miêu tả cảnh tượng thời đó thế này: Tháng 10 năm 1918, Egon Schiele là một họa sĩ theo trường phái hiện đại người Áo đã qua đời do dịch bệnh, năm đó anh ta mới chỉ 28 tuổi. Trước đó ba ngày, vợ anh ta đang mang thai sáu tháng cũng qua đời vì dịch cúm. Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, người họa sĩ này cảm thấy hết sức bi thương, nhưng anh ta vẫn cố gắng vật lộn với dịch bệnh để hoàn thành tác phẩm miêu tả gia đình nhỏ ba người của mình sắp sửa bị dịch cúm cuốn đi.
Tỷ lệ thanh niên trai tráng từ 20 tuổi đến 40 tuổi tử vong rất cao trong đại dịch lần đó. Một lượng lớn những người trẻ tuổi là trụ cột kiếm tiền nuôi sống gia đình đã bị dịch bệnh lấy mạng, để lại vô số người già và trẻ nhỏ mồ côi không nơi nương tựa.
Dịch cúm năm đó cũng giống với dịch bệnh virus corona chủng mới lần này, nó cũng gây ra ảnh hưởng đối với rất nhiều người. Tổng thống tiền nhiệm của Hoa Kỳ Woodrow Wilson và Thủ tướng tiền nhiệm của nước Anh Lloyd George cũng là những bệnh nhân vào năm đó. Rodrigues Alves, tổng thống tiền nhiệm của Brazil đã mất mạng trong trận đại dịch đó.
Dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát từ tháng 3 năm 1918, xem ra đó chỉ mới là một đòn cảnh báo, bởi vì cho đến mùa thu năm đó thì tất cả đều đã biến đổi. Virus đột biến xuất hiện chủng mang độc tính cực mạnh, bệnh nhân thường chỉ chết trong vòng vài giờ cho đến vài ngày. Trong vòng bốn tháng sau đó, cúm Tây Ban Nha đã lây lan ra khắp nơi trên toàn thế giới, bao gồm các khu vực cộng đồng ở nơi xa xôi nhất. Khi dịch bệnh lắng xuống vào mùa xuân năm tiếp theo, tổng cộng đã có 50 triệu đến 100 triệu người tử vong, chiếm 5% dân số thế giới thời đó.
Dịch bệnh virus corona chủng mới bùng phát từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020, mãi cho đến nay vẫn chưa dừng lại, bắt đầu kể từ ngày 3 tháng 11 năm 2020, số ca nhiễm bệnh mới và số ca tử vong đều tăng lên từng ngày, nhưng dường như con người dần dần “không biết kinh sợ khi thấy chuyện quái dị”. Thực ra, tuy mối đe dọa của virus đột biến vẫn đang ở thời kỳ sơ khai, so với tình hình dịch bệnh vào nửa đầu năm 2020 có phần êm dịu hơn, nhưng chủng virus đột biến lần này đã khiến cho những người trai tráng khỏe mạnh và thậm chí là trẻ nhỏ mới có bốn tuổi cũng tử vong. Theo số liệu thống kê từ WHO, số người nhiễm bệnh vẫn leo thang theo đường dốc đứng, không hề có dấu hiệu giảm xuống. Kiểu tấn công của dịch bệnh virus corona chủng mới khá giống với làn sóng thứ hai của dịch cúm Tây Ban Nha.
Đổi sang một góc độ khác để nhìn nhận về tốc độ lây lan của virus: Số người nhiễm bệnh trên toàn cầu đạt mốc 10 triệu người trong hơn 5 tháng đầu tiên, nhưng chỉ cần đến thời gian nửa tháng cho mốc 10 triệu người trong tháng thứ 6 và tháng thứ 7 tiếp sau đó.
Những kỳ tích trong lịch sử
Tuy dịch bệnh hung hãn nhưng trong lịch sử không thiếu những kỳ tích và thần tích thoát khỏi dịch bệnh nhờ vào chính niệm và thành tín trong lúc hoạn nạn.
Vào thế kỷ thứ 17, dịch bệnh Cái Chết Đen càn quét châu Âu đã khiến cho hàng chục triệu người mất mạng trong trận ôn dịch. Ôn dịch cũng xâm chiếm ngôi làng Oberammergau ở Đức, cứ hai gia đình lại có ít nhất một người chết. Trong cơn hoảng loạn, người dân trong làng đã cầu nguyện và phát lời thề với Thượng Đế, nếu Thượng Đế có thể giúp họ tránh khỏi tai họa diệt vong thì cứ mỗi mười năm, làng họ sẽ biểu diễn vở kịch “Chúa Jesus cứu khổ cứu nạn” một lần để biểu đạt lòng cảm ân đối với sự che chở của Thượng Đế mãi cho tới ngày tận cùng của thế giới mới thôi.
Kể từ lúc họ phát ra lời thề đó, bệnh dịch Cái Chết Đen không hề đến lấy mạng bất cứ một người nào trong thôn làng đó nữa. Để thực hiện lời thề của mình, vào năm tiếp theo, người dân ở làng Oberammergau đã biểu diễn vở “Chúa Jesu cứu khổ cứu nạn”. Kể từ lần đó, họ vẫn luôn bảo trì truyền thống này cho đến tận hôm nay đã gần 400 năm trôi qua.
Ở các quốc gia trên toàn thế giới đều đã từng có ghi chép về sức mạnh của sự cầu nguyện.
Trương Thiên Sư, tên là Trương Đạo Lăng, ông là người sáng lập của môn phái Thiên Sư Đạo (Chính Nhất Đạo) vào thời Đông Hán. Chỗ ông ở vào những năm cuối thời Đông Hán, đúng vào lúc ôn dịch hoành hành, Trương Đạo Lăng đã giúp đỡ người dân chữa trị, và phương pháp của ông rất có hiệu quả.
Trương Đạo Lăng để cho người nhiễm bệnh nhớ lại mỗi từng sai lầm mà họ đã phạm phải trong đời rồi ghi chép lại, tự họ viết ra rồi đem quăng xuống nước, đồng thời phát lời thề với Thần linh rằng sẽ không làm những chuyện xấu và tái phạm sai lầm kia nữa, nếu như tái phạm thì mạng sống của mình sẽ kết thúc. Người dân lần lượt chiểu theo cách này mà làm, quả nhiên không thấy ôn dịch đâu nữa. Người dân cứ thế truyền miệng nhau, một người truyền mười người, mười người truyền cho trăm người, dịch bệnh qua khỏi rất nhanh, không còn thấy bóng dáng ôn dịch đâu nữa.
Trương Đạo Lăng cùng với con cháu và đệ tử của mình đã cùng nhau chữa khỏi bệnh cho hàng trăm nghìn người.
“Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri” (tâm con người sinh ra một niệm, thì cả Trời và đất đều biết hết), “cử đầu tam xích hữu Thần linh” (trên đầu ba thước có Thần linh). Khi con người thành tâm sám hối, Thần linh có thể nhìn thấy được và giúp đỡ người đó xua đuổi tà khí cũng như ma quỷ ở phía đằng sau, khi con người nhìn lại biểu hiện ở không gian này thì chính là dịch bệnh đột nhiên biến mất, bệnh cũng đã khỏi.
Cho dù là lời cầu nguyện với Thượng Đế của dân làng Oberammergau ở Đức, hay là lời thề sám hối mà Trương Đạo Lăng cho người dân viết ra ở Trung Quốc, vào lúc trừ bỏ ôn dịch thì người dân sẽ càng biết kính trọng Thần linh hơn nữa, trọng đức hướng Thiện, biến tai họa trở thành cơ duyên tịnh hóa xã hội, đây có lẽ là sức mạnh của tín ngưỡng vậy. Làm thế nào để được cứu?
Nhân loại bước vào thế kỷ 21, trong lĩnh vực khoa học đã có rất nhiều đột phá chưa từng có trước đây. Vào năm 2017, giáo sư Thi Nhất Công, giữ chức Phó hiệu trưởng trường đại học Thanh Hoa kiêm viện sĩ hàn lâm Viện khoa học Trung Quốc, đã có bài phát biểu trong cuộc họp thường niên “Luận đàm tương lai” như sau: Khoa học phát triển cho đến hôm nay, nhân loại nhìn thế giới hoàn toàn giống như một người mù sờ voi. Nhân loại cho rằng nó là thế giới khách quan, nhưng thực ra chất lượng vật chất mà con người đã biết chỉ chiếm có 4% trong vũ trụ này, về căn bản con người không biết chút gì đối với hình thức tồn tại của 96% vật chất còn lại.
Robert Jastrow là cha đẻ của chương trình không gian Hoa Kỳ đã từng có một câu nói nổi tiếng như này: “Sau khi nhà khoa học leo lên một ngọn núi cao thì mới phát hiện những nhà Thần học đã ngồi tọa trên núi từ lâu rồi!”
Đối với nghiên cứu khoa học nhân thể, những người dám đột phá quan niệm cố hữu đã đang mở ra một cánh cửa mới cho nhân loại nhận thức về vũ trụ. Đây có lẽ chính là lời phúc âm vào lúc nhân loại đối mặt với nguy nan chăng?
Đầu năm 2005, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Bayler tại Mỹ đã đăng tải bài luận văn trên một tạp chí danh tiếng trong lĩnh vực y học, bài viết đưa ra kết quả chứng thực thông qua thí nghiệm với tế bào bạch cầu trong máu của một nhóm những người tu luyện Pháp Luân Công: So với một người thường khỏe mạnh, khả năng bao vây và phá hủy vi khuẩn của tế bào bạch cầu trung tính của người tu luyện Pháp Luân Công được tăng cường đáng kể, tăng cường đáng kể các nhân tố điều tiết có liên quan đến khả năng kháng virus (ví dụ là Interferon gamma …), có sức đề kháng (miễn dịch) mạnh mẽ đối với các loại virus và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.
Có chuyên gia y học đã phát hiện: “Lúc con người thành tâm niệm chín chữ chân ngôn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ thì sẽ phát sinh cộng hưởng với trường năng lượng cao của vũ trụ, cho nên có thể tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ bản thân tránh khỏi sự lây nhiễm của virus.”
Trên thực tế, giữa trận đại dịch viêm phổi Vũ Hán năm 2020, ở Trung Quốc Đại Lục đã có một số người nhiễm bệnh, do thành tâm kính niệm chín chữ chân ngôn nên đã thoát khỏi ôn dịch.
Năm 2021 vừa mới bắt đầu, dịch bệnh virus corona chủng mới đột biến mất kiểm soát đã đang nhanh chóng lây lan khắp nơi. Vậy làm thế nào để được cứu đây? Nếu bạn là người có duyên xem được bài viết này thì có lẽ đó là quả ngọt tích đức biết bao nhiêu đời của bạn. Bắt đầu từ bây giờ, bạn hãy tĩnh tâm xuống và thành tâm kính niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, nó sẽ mang lại điều kỳ tích cho bạn và người thân trong nhà giữa kiếp nạn hiện nay của nhân loại.
Theo Văn Tư Duệ / Minh Huệ Net