Cuộc sống xa hoa của ‘công chúa Huawei’ khi bị giam lỏng gây phẫn nộ dư luận

An Liên

Bà Mạnh Vãn Châu rời nhà để tham dự phiên điều trần dẫn độ tại B.C. Tòa án tối cao tại Vancouver, British Columbia, Canada ngày 21/1/2020 (Ảnh: Jennifer Gauthier/ Reuters)

Cựu giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, người đã bị chính quyền Canada giam lỏng hơn hai năm qua đang sống một cách thoải mái trong một biệt thự ở Vancouver. Trong thời kỳ đại dịch, những hành động như mua sắm, ăn uống quy mô lớn của bà đã khiến nhiều người dân Canada phẫn nộ, theo Vision Times.

Sau khi bị cảnh sát Canada bắt giữ tại sân bay quốc tế Vancouver vào tháng 12/2018 vì vi phạm luật pháp Hoa Kỳ về các giao dịch ngân hàng gian lận nhằm trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran, bà Mạnh Vãn Châu nhanh chóng được tại ngoại. Sau khi bị tạm giam, bà Mạnh Vãn Châu đã được áp dụng các biện pháp tư pháp để tránh bị dẫn độ sang Mỹ xét xử. Trong một phiên điều trần vào tháng 5 năm ngoái, bà Mạnh Vãn Châu được cho là đáp ứng các tiêu chuẩn “tội phạm kép” của Hoa Kỳ và Canada, và tiếp tục bị giam lỏng tại Canada để chờ một phiên điều trần dẫn độ.

Trong điều kiện tại ngoại của bà Mạnh Vãn Châu, bà được yêu cầu mang thiết bị theo dõi định vị GPS, được đội an ninh giám sát 24 giờ một ngày và bà phải chịu mọi chi phí. Người ta nói rằng phí an ninh hàng năm của Mạnh Vãn Châu là 1 triệu đô la Canada (780.000 USD). Ngoài giờ giới nghiêm ở nhà từ 11h trưa đến 6h sáng, bà có thể đi chơi trong ngày nhưng không được tới gần sân bay.

Bà Mạnh Vãn Châu, 48 tuổi, sở hữu một khối tài sản kếch xù. Sau khi bị bắt, bà lập tức thuê và thành lập đội luật sư của riêng mình với giá cao ngất ngưởng. Sau khi đạt được một số tự do nhất định với số tiền bảo lãnh 10 triệu đô-la Canada (7,8 triệu USD), bà sống trong một ngôi nhà sang trọng trị giá khoảng 14 triệu đô-la Canada (khoảng 11 triệu đô-la Mỹ) ở Shaughnessy, một cộng đồng cao cấp tại Vancouver. Trong ngôi nhà tiện nghi với bảy phòng ngủ này, các nhân viên phục vụ thường xuyên đến dạy bà các bài học vẽ tranh và giúp bà thư giãn với các liệu pháp mát-xa.

Trong đợt đại dịch COVID-19, bà Mạnh đã đặt trước một trung tâm mua sắm và đưa đoàn tùy tùng cùng nhân viên an ninh đến mua sắm. Vào dịp Giáng sinh năm ngoái, 14 người bao gồm cả gia đình bà Mạnh và bạn bè của họ đã đặt một nhà hàng ở Vancouver để ăn mừng. Hành động ngông cuồng này của bà đã nhận phải sự chỉ trích từ mọi tầng lớp xã hội ở Canada. Mọi người nói rằng bà đã tối đa hóa cuộc sống và sự tự do ở Canada trong thời kỳ chuyển giao tư pháp, nhưng hai người Canada đã bị chính quyền Trung Quốc kết án và bỏ tù bất hợp pháp để trả đũa việc bắt giam bà.

Sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, rõ ràng là chính phủ Trung Quốc đã giam giữ hai người Canada là Michael Spavor và Michael Kovrig để trả đũa và gây áp lực, những người bị chính phủ Trung Quốc buộc tội gián điệp. Trong nhiều năm, họ đã phải sống một cuộc sống bị giam cầm khắc nghiệt trong các nhà tù ở Trung Quốc, bị cô lập với thế giới, không thể gặp gia đình và không có luật sư để đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình. Trong hai năm qua, các nhà hoạt động nhân quyền Canada đã tổ chức một số cuộc biểu tình, kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho những người bị giam giữ (Michael và Kovrig), đồng thời hy vọng chính phủ Canada có thể giúp đỡ họ nhưng vẫn không có kết quả khả quan.

Ông David Mulroney, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng việc giam giữ hai người Canada như một mối đe dọa. Các thủ tục pháp lý của Canada và mọi bước trong vụ Mạnh Vãn Châu đều phản ánh hệ thống pháp luật và xã hội văn minh, trong khi, hai người Canada bị chính phủ Trung Quốc giam giữ đã bị tước bỏ mọi quyền lợi một cách bất hợp pháp và bị đối xử vô nhân đạo. Cái gọi là thủ tục pháp lý ở Trung Quốc là không tồn tại. Ông David Mulroney nói: “Mạnh Vãn Châu được hưởng những quyền lợi của hệ thống tư pháp Canada. Bà ấy giống như một công chúa trong hệ thống”.

Tại phiên điều trần về việc thay đổi đơn xin bảo lãnh tại ngoại vào ngày 12/1 vừa qua, luật sư truy tố John Gibb-Carsley cho biết trước khi công bố phán quyết vào tháng 5 năm ngoái, Huawei đã ký hợp đồng với một máy bay Boeing 777 của China Southern Airlines để đưa bà Mạnh Vãn Châu trở về Trung Quốc, nhưng phán quyết của tòa đối với bà Mạnh Vãn Châu là trường hợp của bà phù hợp với tiêu chuẩn “tội phạm kép”, do đó bà không thể rời đi. Kế hoạch thuê máy bay của Huawei để đưa bà trở về Trung Quốc đã thất bại.

Luật sư Carlsley nói rằng chiếc máy bay đặt cho bà Mạnh Vãn Châu là máy bay chở khách Boeing 777 với sức chứa hơn 360 người. Máy bay này được thuê với sự hỗ trợ của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Canada.

Phiên điều trần dẫn độ tiếp theo đối với bà Mạnh Vãn Châu sẽ tiếp tục vào ngày 1/3. Theo lịch trình hiện tại, các cuộc điều trần về việc liệu có bất kỳ sự lạm dụng nào về thủ tục và điều khoản dẫn độ trong vụ án của bà Mạnh Vãn Châu hay không sẽ diễn ra trong 3 khoảng thời gian là từ ngày 1/3 đến 5/3, ngày 15/3 đến ngày 1/4 và từ ngày 26/4 đến ngày 14/5.

Related posts