Gần đây, khi lái xe quanh thị trấn, tôi thấy nhiều thông tin về chích ngừa bệnh cúm ở khắp các nhà thuốc. Tôi tự hỏi, từ khi nào việc tiêm phòng cúm lại trở nên cần thiết đến vậy? Nếu đi vòng quanh Đài Loan hay Trung Quốc, tôi sẽ bắt gặp nhiều biển báo như: “Ở đây bán thảo dược Đông y phòng cúm”. Liệu tôi có bỏ sót điều gì không? Hay là tiêm phòng cúm chỉ được tuyên truyền chứ không giúp ích nhiều sức khỏe? Vì vậy, tôi quyết định tìm hiểu thực hư.
Tôi tìm thấy một trích dẫn từ Tiến sĩ Tom Jefferson – nhà dịch tễ học người Anh, đồng thời là người đứng đầu hoạt động nghiên cứu vắc-xin cho tổ chức uy tín Cochrane Collaboration. Tiến sĩ Jefferson cho biết, ông “không thấy bất kỳ lý do nào” để tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm cho mọi người. Theo ông, tiêm phòng không có ý nghĩa trong việc cứu mạng sống, và hầu hết các cuộc nghiên cứu về vaccine cúm là “đồ bỏ đi”.
Thảo mộc Đông y đã được sử dụng trong nhiều thế hệ. Qua nhiều thế kỷ, chỉ bằng thảo dược mà hàng trăm ngàn người đã được cứu sống từ dịch cúm ở Trung Quốc. Nhưng tôi vẫn muốn tìm kiếm dữ liệu chích ngừa cúm một cách khách quan. Nói cách khác, đó phải là dữ liệu từ các cuộc nghiên cứu độc lập với những công ty kiếm lợi nhuận từ các vắc-xin cúm.
Tổ chức quốc tế Cochrane Foundation là một trong những nơi tôi tin tưởng nhất để có số liệu đáng tin cậy. Họ xem xét hàng ngàn nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới và đối chiếu kết quả. Tiến sĩ Tom Jefferson , đồng thời là nhà dịch tễ học, chính là nhà nghiên cứu hàng đầu về vắc-xin cúm ở Cochrane Foundation. Kết luận của ông đã được công bố trên tạp chí y học Lancet vào ngày 26/2/2005.
“Chúng tôi ghi nhận không có bằng chứng thuyết phục rằng vắc-xin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm các ca nhập viện, các biến chứng nghiêm trọng, và giảm sự lan truyền cúm trong cộng đồng.”
Tiến sĩ Tom Jefferson, nhà nghiên cứu hàng đầu về vắc-xin cúm ở Cochrane Foundation.
“Chúng tôi ghi nhận không có bằng chứng thuyết phục rằng vắc-xin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm các ca nhập viện, các biến chứng nghiêm trọng, và giảm sự lan truyền cúm trong cộng đồng”. Trái với nhận thức thông thường, “vắc-xin dường như không làm giảm số ca tử vong liên quan đến cúm ở người cao tuổi”.
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên chích ngừa vắc-xin cúm cho trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi, bởi trẻ có xu hướng chịu nhiều biến chứng hơn khi bị cúm, nhưng lại không có bằng chứng ủng hộ cho khuyến nghị này. Cochrane phát hiện rằng: nếu so sánh với trẻ bị tiêm nhầm vắc-xin giả , thì vắc-xin ít ảnh hưởng đến viêm phế quản, nhiễm trùng tai, và số ca nhập viện. Một cách ngắn gọn, các khuyến nghị CDC là vô trách nhiệm khi trên thực tế chỉ có hai nghiên cứu về việc tiêm vắc-xin không có lợi ích cho trẻ nhỏ và rất ít hiểu biết về tác dụng phụ của các loại vắc-xin cho trẻ em.
Trong suốt 3 thập kỷ nghiên cứu, chưa đến 10% trường hợp tử vong vào mùa đông hàng năm là do bệnh cúm; vì vậy, các tác giả kết luận rằng lợi ích của tiêm chủng cho người lớn đã được đánh giá quá cao so với thực tế.
Với cá nhân tôi, tôi sẽ lựa chọn thảo dược Đông y. Dù sao, tôi cũng chưa bao giờ muốn phải tiêm phòng.
Tác giả: Cathy Margolin, Dipl Oriental Medicine, L.Ac.
Bài viết được công bố lần đầu trên Pacherbs.com.