Nhắm thẳng Trung Quốc, đạo luật Magnitsky của Đài Loan sắp ra mắt

Vũ Dương

Văn phòng Quốc hội Đài Loan (ảnh: Youtube/台視新聞 TTV NEWS).

Với tư cách là một thành viên của mặt trận dân chủ, Đài Loan có lý do và nghĩa vụ trong việc đốc  thúc ĐCSTQ tuân thủ các yêu cầu của cộng đồng quốc tế.

Đáp lại những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Hiệp hội Xúc tiến Nhân quyền của Chính phủ Lập pháp Đài Loan đã đưa ra một tuyên bố long trọng hôm thứ Ba (ngày 6/4), nhấn mạnh rằng thành viên của các đảng phái đang tích cực thúc đẩy một dự luật tương tự như “Đạo luật về trách nhiệm giải trình nhân quyền Magnitsky toàn cầu” của Mỹ để đưa Đài Loan trở thành một thành viên quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền của xã hội quốc tế, đồng thời kêu gọi các cơ quan hành chính cũng đề xuất các biện pháp trừng phạt cụ thể, Epochtimes cho hay. 

Hiệp hội Xúc tiến Nhân quyền của Chính phủ Lập pháp Đài Loan tuyên bố rằng trong vài năm qua, ĐCSTQ đã giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các “trại cải tạo” để tra tấn, cưỡng bức lao động và lạm dụng tình dục mà không bị truy tố hoặc xét xử. Theo báo cáo từ các cơ quan và tổ chức nhân quyền quốc tế, một lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ đã bị cưỡng chế đưa đến các xưởng may tham gia lao động chân tay.

Sau các cuộc điều tra, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Liên minh Châu Âu gần đây đã đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ. Ngoài ra, vào năm 2019, Sáng kiến Phát triển Bông tốt hơn (The Better Cotton Initiative – BCI) đã thông báo rằng họ sẽ đình chỉ việc mua bông ở Tân Cương do liên quan đến các trại cải tạo và trại lao động cưỡng bức ở khu vực này. Các thương hiệu nổi tiếng quốc tế như H&M, Nike và Adidas trong nhóm thành viên BCI cũng đã tuyên bố tuân theo chính sách này, kết quả làm dấy lên làn sóng tẩy chay của cư dân mạng Trung Quốc đối với các hãng này trong mấy ngày vừa qua.

Hiệp hội Xúc tiến Nhân quyền Đài Loan cho hay, ĐCSTQ tuyên bố rằng Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục các chính sách mở cửa, nhưng họ đã sử dụng sự tiện lợi của toàn cầu hóa để trục lợi cho riêng mình, lấy thị trường trong nước và chủ nghĩa dân tộc cực đoan làm công cụ trói buộc các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời phá hoại các chuẩn mực thị trường và các quyền cơ bản của con người. Nó đi ngược lại với lời hứa mới đầu khi gia nhập WTO.

Hiệp hội Xúc tiến Nhân quyền Đài Loan nhìn nhận rằng “Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu” được Hoa Kỳ thông qua năm 2017 là một chuẩn mực mới cho việc bảo vệ nhân quyền. Các thành viên liên đảng của Hội đồng Nhân quyền đang tích cực thúc đẩy dự luật tương tự. “Chúng tôi muốn Đài Loan trở thành một thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền”, Hiệp hội này cho biết.

Hiệp hội Xúc tiến Nhân quyền nhấn mạnh rằng Đài Loan, với tư cách là một thành viên của mặt trận dân chủ, có lý do và nghĩa vụ trong việc đốc  thúc ĐCSTQ tuân thủ các yêu cầu của cộng đồng quốc tế. Ngoài việc lên án các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương, Hiệp hội này còn kêu gọi các cơ quan hành pháp đề xuất các biện pháp trừng phạt cụ thể đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm nhân quyền, đồng thời kêu gọi người dân Đài Loan “Bớt mua một món hàng Trung Quốc chính là giúp giảm bớt một phần bức hại (đối với nhân quyền)” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của các thương hiệu nổi tiếng quốc tế đã dũng cảm từ chối sử dụng bông Tân Cương vốn được xem là mặt hàng nhuốm đầy máu và nước mắt của người Duy Ngô Nhĩ. Động thái này cũng giúp thể hiện thái độ trân trọng và duy hộ các giá trị phổ quát của dân chủ, tự do và nhân quyền của người dân Đài Loan.

Ngoài ra, đối với cuộc đảo chính của quân đội Myanmar khiến hơn 400 người dân vô tội bị chết oan, Hiệp hội Thúc đẩy Nhân quyền Đài Loan cũng long trọng tuyên bố rằng ngoài việc bày tỏ sự ủng hộ đối với việc theo đuổi dân chủ của người dân Myanmar, Hiệp hội này cũng sẽ nỗ lực hết mình thúc giục chính phủ thiết lập các kênh viện trợ cần thiết càng sớm càng tốt cho những người dân Myanmar đang bị bức hại.

Related posts