Hương Thảo
Vào tháng 12/2020, Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, đưa ra báo cáo cảnh báo rằng Bắc Kinh đang sử dụng các chiến thuật của Nga như một phần của chiến dịch thông tin sai lệch chống lại phương Tây. Trong bối cảnh thế giới gia tăng giám sát đối với các vụ vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang chống đối lại bằng cách đổ lỗi cho Mỹ và cố gắng xoáy vào vấn đề chủng tộc và thu nhập ở phương Tây, theo Vision Times.
Theo báo cáo, “Tình trạng bất ổn dân sự ở Hoa Kỳ sau vụ bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi cũng đã được [Bắc Kinh] sử dụng để chống lại những chỉ trích về hành vi lạm dụng của cảnh sát đối với người biểu tình ở Hồng Kông”. Các động lực chính của chiến lược phát tán thông tin sai lệch là các kịch sỹ chính phủ như “Quân đội Trung Quốc, Quốc vụ viện và Văn phòng Các vấn đề Đài Loan, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc và Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) của ĐCSTQ”.
Dexter Roberts, thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn và là tác giả của báo cáo, cảnh báo rằng các nỗ lực thông tin sai lệch của ĐCSTQ đang ngày càng “tinh vi hơn”, khi quân đội của chế độ cộng sản công khai nói về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để “may đo căn chỉnh thông điệp của nó nhằm gây ảnh hưởng đến người dùng mạng xã hội ở Hồng Kông, Đài Loan và Hoa Kỳ.”
Sarah Cook, giám đốc nghiên cứu tại Freedom House, đồng ý với những quan điểm này, nói rằng “nguồn nhân lực và tài chính đáng kể đang được dành cho nỗ lực thông tin sai lệch”. Mối liên hệ giữa nhiều tài khoản mạng xã hội thân đảng và chính phủ Trung Quốc đang trở nên ngày càng rõ ràng, làm giảm khả năng người dân đưa ra tiếng nói phủ nhận chính đáng đối với chế độ.
“Khi các ứng dụng trí tuệ nhân tạo của các mạng xã hội liên hệ với Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh thông tin sai lệch toàn cầu vào năm 2019, hầu hết các nhà phân tích kết luận rằng tác động và phạm vi tiếp cận của chúng khá hạn chế. Nhưng khi nhiều người theo dõi Trung Quốc tham gia, đánh giá đó giờ đây dường như đang thay đổi”, ông Cook nói.
Tuyên truyền phi lý của ĐCSTQ về Tân Cương
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, Úc, gần đây đã tổ chức họp báo giới thiệu 5 video tuyên truyền của Bắc Kinh về tình hình ở Tân Cương, nơi giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác. Các video có tiêu đề “Tân Cương là vùng đất tuyệt vời”, bao gồm các câu chuyện nhằm bác bỏ những chỉ trích về nhân quyền, các trại tập trung cưỡng bức triệt sản và cưỡng bức lao động. Trong một video, một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ nói rằng sau khi được “đào tạo” trong trại cải tạo, cô ấy đã trở nên hài lòng hơn với cuộc sống của mình.
Trong một video khác, một phụ nữ nói rằng cô ấy tình nguyện đặt dụng cụ tử cung để tránh thai. Video cũng trích dẫn chính sách của ĐCSTQ cho phép các gia đình Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương có nhiều hơn một con như một bằng chứng khẳng định rằng họ không phạm tội diệt chủng.
Tại một cuộc họp báo, Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp cáo buộc truyền thông phương Tây phổ biến tin tức giả mạo, và tuyên bố rằng sự kiện này nhằm “giúp các nhà báo Úc hiểu được tình hình thực tế ở Tân Cương”. Erkin Tuniyaz, Phó Thống đốc Tân Cương, tuyên bố rằng chính phủ duy trì “hòa hợp sắc tộc” trong khu vực và ngăn chặn khủng bố.
Tuy nhiên, theo Vision Times, các video về người Duy Ngô Nhĩ rõ ràng được dàn dựng khi nhiều “nhân chứng” xuất hiện trong video tỏ ra bồn chồn và lo lắng.
Mamutjan Abdurrahim, một người Duy Ngô Nhĩ bị chế độ cộng sản cưỡng bức tách khỏi gia đình ở Trung Quốc và hiện đang sống ở Úc, nói với ABC rằng loạt video đó của ĐCSTQ gây hiểu lầm một cách nguy hiểm.
“Điều đó thật phi lý. Nó khiến tôi tức giận và thậm chí rùng mình vì tôi không thể tìm thấy từ nào để mô tả những tuyên bố tàn nhẫn đó. Thật là tàn nhẫn khi nói rằng mọi người đang hạnh phúc. Làm thế nào mọi người có thể trải qua cuộc đàn áp hàng loạt như vậy mà vẫn hạnh phúc?”, anh Abdurrahim nói.
Các chiến dịch tuyên truyền quốc tế của ĐCSTQ tiếp tục bị phanh phui vào tháng 3/2021, khi cơ quan ngôn luận của tổ chức này, tờ Nhân dân Nhật báo, công khai khoe khoang về hơn 750 bài tuyên truyền chống đói nghèo của Trung Quốc được đăng tải trên gần 200 phương tiện truyền thông ở hơn 40 quốc gia. Tờ báo được ĐCSTQ hậu thuẫn cho rằng “đã hợp tác” với 15 công ty khác để xuất bản 25 ấn bản đặc biệt, thường để tránh bị dán nhãn nội dung là thông cáo báo chí hoặc là hình thức quảng cáo trả tiền.