Văn Long
Mới đây, Úc đã chấm dứt thỏa thuận hợp tác “một vành đai, một con đường” đã ký kết với Trung Quốc, phía Trung Quốc biểu thị sẽ tiến hành trả đũa. Nho Úc hiện đang gặp tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu của Trung Quốc trong khi chờ thông quan. Năm ngoái, Úc đã đưa ra đề xuất tiến hành điều tra nguồn gốc COVID-19, cũng đã bị chính quyền Bắc Kinh trả thù thương mại.
Úc đã trả thù do gần đây đã chấm dứt thỏa thuận hợp tác “một vành đai, một con đường” đã ký kết với Trung Quốc. (Ảnh: sirtravelalot/Shutterstock).
Quan chức cấp cao về nông nghiệp của Úc cho biết, hiện tại nho Úc đang bị chậm trễ thông quan tại các cảng khẩu của Trung Quốc, họ cho rằng đây là một dấu hiệu nữa của mối quan hệ thương mại hai nước xấu đi.
Ngày 24/4, theo Reuters đưa tin, Chủ tịch Hiệp hội Nho Úc Jeff Scott cho biết, “Nho Úc bị trì hoãn thông quan tại cảng khẩu của Trung Quốc thời gian dài. Có khoảng 400 hoặc 500 container có thời gian thông quan lên nhiều hơn 15 ngày so với thời gian thông quan thông thường.”
Ông Jeff Scott nói: “Những trái cây này là bảo quản lạnh, cho nên không bị hư hỏng, nhưng hàng hóa chuyển từ cảng khẩu này đến cảng khẩu khác để cố gắng thông quan và tránh trì hoãn thời gian, nông dân Úc phải chịu chi phí liên quan.”
Ông Scott chỉ ra, báo cáo tình trạng trì hoãn thông quan phần lớn xảy ra ở các cảng khẩu miền nam Trung Quốc, rõ ràng nhất là ở Thâm Quyến, trong khi phía nhà xuất khẩu không nhận được giải thích về trì hoãn thông quan, nhưng nhà xuất khẩu của các nước khác không bị trì hoãn như vậy.
Điều này trở thành trường hợp mới nhất về việc chính quyền Bắc Kinh lợi dụng thương mại để trả thù Úc.
Ngày 21/4, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne tuyên bố Chính phủ Liên bang Úc đã hủy bỏ 2 thỏa thuận liên quan đến sáng kiến “một vành đai, một con đường” mà bang Victoria đã ký kết với Trung Quốc.
Bà Marise Payne cho biết, bà đã quyết định hủy bỏ 4 thỏa thuận, ngoài 2 thỏa thuận trước đó bang Victoria đã ký kết, thỏa thuận khoa học mà Úc đã đạt được với Syria, thỏa thuận giáo dục với Iran đã bị hủy bỏ.
Trong tuyên bố, bà Marise Payne nói rằng: “Tôi cho rằng 4 thỏa thuận này mâu thuẫn với chính sách ngoại giao của Úc, không có lợi cho quan hệ ngoại giao của chúng ta.”
Tháng 12 năm ngoái, Nghị viện Liên bang Úc đã thông qua một dự luật, trao quyền cho Chính phủ Liên bang quyền phủ quyết về thỏa thuận đã ký kết giữa các chính quyền các bang và nước ngoài mà được cho là đe dọa đến lợi ích quốc gia. Lần này, việc Úc hủy bỏ thỏa thuận về “một vành đai, một con đường” với Trung Quốc là lần đầu tiên chấp hành hành luật này.
Mặc dù bà Marise Payne nói quyết định của Úc trọng điểm là chú ý tới lợi ích quốc gia của Úc, đảm bảo tính nhất trí với chính sách ngoại giao, đồng thời không nhắm vào bất cứ một quốc gia nào, nhưng vẫn khiến cho chính quyền Bắc Kinh bất mãn mạnh mẽ.
Ngày 22/4, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, “Trung Quốc biểu thị bất mãn và kiên quyết phản đối việc này, đã nói chuyện nghiêm khắc với phía Úc. Trung Quốc bảo lưu quyền lợi đưa ra phản ứng tiếp theo về việc này.”
Giáo sư Bryan Mercurio, thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông, người có thời gian dài nghiên cứu về tranh chấp thương mại Úc – Trung, đã trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự Do rằng quyết định của Chính phủ Liên bang Úc không nghi ngờ gì chính là kết quả của xung đột thương mại Úc – Trung leo thang, sẽ khiến cho quan hệ hai nước trở lên xấu đi hơn: “Quan hệ với Trung Quốc xấu đi đã thúc đẩy nhanh hơn việc lập pháp của liên bang. Mặc dù Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất hủy bỏ giao dịch, nhưng không nghi ngờ gì khi Trung Quốc là mục tiêu chủ yếu.”
Học giả Clive Hamilton, nghiên cứu về vấn đề Trung Quốc tại Đại học Charles Sturt, Úc, nói rằng: “Thỏa thuận ‘một vành đai, một con đường’ mà bang Victoria ký với Trung Quốc vẫn luôn là một con đường quan trọng để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại Úc. Bắc Kinh vẫn luôn cố gắng thông qua việc dẫn dụ các bang để đi vòng qua lập trường cứng rắn của chính quyền liên bang Úc về vấn đề Trung Quốc.”
Năm 2018, Úc là nước đầu tiên công khai tẩy chay Huawei Trung Quốc tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng 5G tại nước này, quan hệ Úc – Trung bắt đầu căng thẳng. Năm 2020, Chính phủ Úc kêu gọi điều tra độc lập nguồn gốc COVID-19, quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi. Trung Quốc sau đó đã triển khai trả thù kinh tế đối với Úc, ví dụ như áp dụng các biện pháp trả thù như áp thuế quan cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Úc hoặc dừng nhập khẩu hàng hóa Úc.
Tuy nhiên, số liệu chính thức của Úc cho thấy, năm 2020 xuất khẩu của Úc đối với Trung Quốc đã lập mức cao thứ 2 trong lịch sử.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 14/1 đã công bố số liệu cho thấy, mặc dù đã có biện pháp chế tài hàng hóa của Úc như than đá và tôm, nâng cao thuế quan đối với đại mạch và rượu nho, và cấm nhập khẩu nguyên liệu gỗ, nhưng năm 2020, Úc đã xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trị giá 148 tỷ đô la Úc.
Còn số liệu chính thức của Úc được công bố cho thấy, chính quyền Bắc Kinh đã tấn công thương mại đối với hàng hóa của Úc có thời là 9 tháng, tạo thành tổn thất 6 tỷ đô la Úc, mức giảm là 4%. Năm 2020, xuất khẩu của Úc đối với Trung Quốc lập mức cao thứ 2 trong lịch sử; năm 2019, đạt mức cao kỷ lục 154 tỷ USD; năm 2020 cao hơn năm 2018 là 10%.
Sự tổn hại gây ra bởi hành động thương mại của Trung Quốc, ở mức độ rất lớn đã trung hòa sự tăng giá của quặng sắt. Trong quặng sắt bán cho ngành sắt thép Trung Quốc, Úc chiếm trên 60%, chủ yếu là đến từ các công ty như BHP Billiton, Rio Tinto, và Fortescue.
Số liệu công bố ngày 14/1 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 1,17 tỷ tấn quặng sắt. Vượt kỷ lục năm 2019 là 1,069 tỷ tấn, và năm 2017 là 1,075 tỷ tấn.
Ngoài ra, Úc là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn thứ 2 sang Trung Quốc, giá trị mỗi năm vào khoảng 1,6 tỷ đô la Úc. Năm 2020, doanh số bán khí tự nhiên hóa lỏng cũng không bị ảnh hưởng.
Lý Văn Long, Vision Times