Thanh Hải
Sau sự trỗi dậy Trung Quốc và các hành động khiến quốc tệ lo ngại, cùng kiểu ngoại giao sói chiến xúc phạm các giá trị phổ quát của phương Tây của chính quyền Trung Quốc, hiện nay việc ông Tập Cận Bình có tiếp tục tại vị hay không đang trở thành tâm điểm của phương Tây. Vào ngày 21/4, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã công bố báo cáo dài 30 trang có tên “Sau Tập Cận Bình: Các kịch bản tương lai cho sự kế vị lãnh đạo thời hậu Tập Cận Bình”.
Báo cáo phân tích về các khả năng ông Tập ra đi hoặc ở lại sau năm 2022, bao gồm từ bỏ quyền lực, tại vị, chạm trán đối thủ chính trị hoặc đảo chính, đột tử hoặc mất khả năng lao động.
Theo báo cáo, rắc rối thực sự dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình là việc bàn giao quyền lực một cách hòa bình và dễ đoán như các lãnh đạo tiền nhiệm đã bị thách thức. Ông Tập đã củng cố quyền lực của mình, nhưng hy sinh việc thực hành chuyển giao quyền lực thường xuyên và hòa bình của ĐCSTQ trong 40 năm qua.
Bằng cách này, ông Tập đã đẩy chính quyền Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng kế vị, có tác động sâu sắc đến trật tự quốc tế và thương mại toàn cầu. Mặc dù các quan chức ĐCSTQ miễn cưỡng thảo luận về chủ đề kế vị một cách công khai, nhưng cách giải quyết vấn đề đang nổi lên này có tác động rất lớn đối với thế giới.
Quy ước về người kế nhiệm của đảng đã bị ông Tập phá vỡ
Báo cáo nói rằng ĐCSTQ luôn đấu tranh giành quyền lực, và việc kế vị lãnh đạo tối cao gần như là bộ phim chính trị cốt lõi kể từ khi được thành lập vào năm 1949. Cao Cương, Lâm Bưu, Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đều là vật hy sinh.
Đặng Tiểu Bình đã thông qua hiến pháp năm 1982, áp đặt một hệ thống nhiệm kỳ cho các vị trí lãnh đạo quốc gia. Sau đó, Giang Trạch Dân, để ngăn Kiều Thạch và Lý Thụy Hoàn tại vị, đã giới hạn độ tuổi của các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị không quá 70 và 68 tuổi lần lượt vào năm 1997 và 2002. Sau đó, hệ thống giới hạn độ tuổi của Ban Chấp hành Trung ương (lên đến 63 tuổi) và Bộ Chính trị (lên đến 68 tuổi) đã trở thành cái gọi là thông lệ của ĐCSTQ. Không ai trên 63 tuổi có thể trở thành bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng, quan chức cấp cao của Quốc vụ viện.
Cho đến đầu năm 2018, thêm một thông lệ này được chấp nhận rộng rãi trong đảng. Một số học giả cho rằng: “Tối đa hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm đã trở thành một đặc điểm chính của hệ thống lãnh đạo của ĐCSTQ”.
Sau khi Tập Cận Bình nhậm chức, sự đồng thuận này đã bị phá vỡ. Trước hết, vào năm 2017, hai người kế nhiệm tiềm năng Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài đã bị loại. Sau đó, tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng 3 năm 2018, giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước cũng đã được dỡ bỏ.
Đồng thời, ông Tập đã phát động một phong trào tư tưởng nhằm kiểm soát chặt chẽ lời nói và siết chặt không gian cho những người bất đồng chính kiến. Ông cũng đã làm suy yếu rất nhiều quyền lực của Quốc vụ viện, những ngày mà cựu tổng bí thư và thủ tướng là đồng đội đã vĩnh viễn ra đi. Sự phân công lao động giữa đảng và chính phủ đã biến mất. Về mặt hoạch định chính sách, Lý Khắc Cường về cơ bản đã bị giáng chức.
Tập Cận Bình cũng tích cực đề cao bản thân để củng cố quyền lực. Từ việc tự xưng là “nòng cốt” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2016, đến việc ban hành “hai biện pháp bảo vệ” liên quan vào đầu năm 2019, tất cả các đảng viên được yêu cầu phải “duy trì” vị trí cốt lõi của Tập Cận Bình và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Quyền lực của ông Tập đã được củng cố, nhưng không có người kế nhiệm nào được chỉ định. Ông đang dẫn dắt Trung Quốc và tương lai của nó trở thành một ẩn số lớn.
Liệu ông Tập Cận Bình có tại vị vào năm 2022 hay không?
Kịch bản 1 và 2: Ông Tập trao quyền hoặc tại vị vào năm 2022
Trong kịch bản 1, ông Tập Cận Bình sẽ chuyển giao quyền lực cho một trong những Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào mùa thu tới . Ít nhất hai trong ba chức danh cao nhất có thể được chuyển giao: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản của Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy. Lý do như sau:
Trước hết, Tập Cận Bình đã củng cố quyền lãnh đạo của ĐCSTQ thông qua việc tập trung hóa trong hai nhiệm kỳ của mình. Giờ đây, nhiều thay đổi của ông đã hoàn thành, ông có thể yên tâm từ bỏ quyền lực.
Thứ hai, ông Tập có thể cảm thấy buộc phải từ chức vì một lý do trực quan hơn: an toàn cá nhân. Một quy tắc kế vị được thể chế hóa có thể đảm bảo kỳ vọng của những người trong cuộc nắm quyền, ngăn ngừa khả năng xảy ra đảo chính và cuối cùng là giảm nguy cơ các nhà lãnh đạo đối mặt với một cuộc đảo chính.
Ông Tập có thể nhận ra rằng việc tập trung hóa hoàn toàn có thể gây ra sự phản kháng chung trong ĐCSTQ, vì vậy ông có thể chọn nghỉ hưu sớm.
Một số học giả đã phát hiện ra rằng 41% các nhà độc tài đã trải qua cuộc sống lưu vong, tù đày hoặc chết trong vòng một năm sau khi rời nhiệm sở, so với chỉ 7% các nhà lãnh đạo của các nước dân chủ. Một tờ báo của Nga đã nói về Gorbachev trong ngày sinh nhật lần thứ 90 của nhà lãnh đạo Liên Xô cũ hồi tháng 3 năm 2021 rằng: “Ông ấy là nhà lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử ngàn năm của Nga tự nguyện từ bỏ vị trí lãnh đạo, ông ấy hiện vẫn còn sống, hơn nữa thực sự tự do”. Ý nói chính vì ông nguyện rút lui mà mới được sống và tự do đến giờ.
Nếu Tập Cận Bình cảm thấy mình có thể nghỉ hưu, ông ấy cần một người kế nhiệm có thể đảm bảo an toàn cho mình. Khi chiến dịch chống tham nhũng của ông diễn ra, ông đã tạo ra hàng trăm kẻ thù hùng mạnh. Dù ông chọn ai làm người kế nhiệm, người này nhất định phải trung thành không lay động.
Điều đáng chú ý là ngay cả khi Tập Cận Bình chỉ định người kế nhiệm và từ bỏ cả ba vị trí lãnh đạo, thì gần như chắc chắn ông sẽ tiếp tục chỉ đạo hậu trường.
Kịch bản thứ hai là ông Tập sẽ không bàn giao quyền lực vào năm 2022, tức là vẫn tại vị.
Kịch bản thứ 3: Ông Tập gặp thử thách hoặc đảo chính
Âm mưu lật đổ ông Tập không phải là chuyện viển vông. Trong một bài phát biểu nội bộ vào năm 2016, ông đã nói về “các hoạt động âm mưu chính trị” nhằm “tiêu diệt và chia rẽ đảng.” Cùng năm đó, Lưu Sĩ Dư, khi đó là Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, cáo buộc các quan chức đương nhiệm bao gồm Tôn Chính Tài và Chu Vĩnh Khang là “âm mưu chiếm đoạt quyền lãnh đạo của đảng và nắm quyền nhà nước”.
Tất nhiên, sợ hãi trước các âm mưu chính trị và các cuộc đảo chính là tâm thái bình thường của hầu hết các nhà lãnh đạo độc tài. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quyền lực của hầu hết các nhà độc tài bị tước đoạt từ bên trong giới chóp bu chứ không phải từ công chúng.
Ngay cả khi Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất, ông ấy cũng phải dựa vào sự hỗ trợ của nhiều nhóm khác nhau. Mặc dù thỏa thuận giữa ông và giới tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc không rõ ràng, nhưng sự suy thoái kinh tế nhanh chóng hoặc việc xử lý khủng hoảng quốc tế lặp đi lặp lại không đúng cách có thể khiến đội ngũ của Tập Cận Bình càng thêm yếu ớt.
Tuy nhiên, tổ chức thành công một cuộc đảo chính chống lại nhà lãnh đạo hiện tại, là một thách thức khó khăn. Trở ngại đầu tiên là giành được sự ủng hộ của các thành viên chủ chốt của quân đội và lực lượng an ninh mà không kinh động tới các nhà lãnh đạo hiện tại và các tổ chức an ninh của họ.
Trong trường hợp không xảy ra một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, rất khó xảy ra một cuộc đảo chính chống lại Tập Cận Bình. Dan Mattingly, một học giả chính trị tại Đại học Yale, đã nghiên cứu hơn 10.000 dữ liệu về các cuộc bổ nhiệm trong quân đội của ĐCSTQ và nhận thấy rằng ông Tập đã giám sát việc luân chuyển nhân sự của quân đội ĐCSTQ và nắm vững nền tảng dân tộc, giai cấp và ý thức hệ của họ.
Sự kiểm soát của Tập Cận Bình đối với lĩnh vực an ninh trong nước ngày càng mạnh mẽ. Mặc dù các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và quân đội có quyền lực rất to lớn, nhưng họ lại thiếu năng lực hành động cơ bản, không thể ở trước ông Tập vốn không gì là không biết mà qua mặt được.
Việc thách thức Tập Cận Bình tại cuộc họp chính thức của Bộ Chính trị hoặc toàn thể Ban Chấp hành Trung ương có thể xảy ra một cách tự phát, nhưng nó đòi hỏi sự hợp tác của nhiều quan chức muốn lật đổ ông, mà thực chất là khó có thể biết bao nhiêu người nguyện ý muốn tham gia nỗ lực loại bỏ ông.
Tình huống thứ 4: Ông Tập chết bất đắc kỳ tử hoặc mất năng lực hành động
Mọi trường hợp ốm đau, bệnh nan y của lãnh đạo cao nhất sẽ được coi là bí mật nhà nước. Ông Tập Cận Bình năm nay 67 tuổi, từng hút thuốc, thừa cân và gặp nhiều áp lực trong công việc, theo báo chí chính thức, ông “tìm kiếm niềm vui trong sự mệt mỏi của công việc”.
Không có nhiều thông tin chi tiết về sức khỏe của Tập Cận Bình. ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ các báo cáo về tình hình sức khỏe của ông ở Trung Quốc và đe dọa sẽ hủy thị thực đối với các nhà báo nước ngoài đưa các loại thông tin đó.
Vì vậy để đơn giản, báo cáo chúng ta đang đề cập tới lập giả định về tình huống chết đột ngột và bất ngờ của ông Tập Cận Bình.
Một khi ông Tập qua đời, ít nhất theo nghĩa đen thì thủ tục đã khá rõ ràng. Theo Hiến pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổng bí thư chỉ có thể được lựa chọn từ các ủy viên hiện có của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và được “bầu” tại hội nghị toàn thể của Ủy ban Trung ương. Hiến pháp quy định rằng các thành viên của Ủy ban Quân sự Trung ương của Đảng được xác định bởi Ủy ban Trung ương, và chủ tịch và các phó chủ tịch của đất nước được “bầu bởi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.”
Vì vậy, giả sử các thủ tục được tuân thủ, trong trường hợp Tập Cận Bình qua đời, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được triệu tập để quyết định ai là tổng bí thư và chủ tịch Quân ủy trung ương trong số các ủy viên còn lại của Thường vụ Bộ Chính trị. Hiện vẫn chưa rõ liệu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc có cần họp theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc để chính thức xác định vị trí của chủ tịch nước hay không.
Nhưng trên thực tế, sự lựa chọn của nhà lãnh đạo mới sẽ được xác định thông qua các cuộc đàm phán và giao dịch không chính thức, và sau đó được sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương.
Nhưng trong bối cảnh khoảng trống quyền lực, Bộ Chính trị có thể rơi vào tình trạng đấu đá nội bộ, và các đồng minh của Tập Cận Bình có thể chia thành các phe phái khác nhau và ủng hộ những người kế nhiệm khác nhau. Những người từng bị Tập Cận Bình trừng phạt hoặc cho ra rìa có thể coi đây là cơ hội hiếm có để giành lại quyền lực nên cũng có thể tranh giành quyền kiểm soát.
Không thể đoán trước được quá trình này sẽ phát triển như thế nào, một cách tiếp cận thực tế hơn là đặt câu hỏi: Những dấu hiệu nào có thể cho thấy quá trình kế nhiệm diễn ra suôn sẻ hay bộ máy lãnh đạo đang bị chia rẽ? Những dấu hiệu này bao gồm:
1. Thủ tướng hoặc phó chủ tịch nước không tham dự các cuộc họp định kỳ.
2. Thời gian phát sóng hoặc xuất bản của đài truyền hình quốc gia, đài phát thanh và các tờ báo lớn của quốc gia và các tờ báo đô thị đã thay đổi.
3. Internet đột ngột bị gián đoạn và mạng xã hội cũng bị gián đoạn; do sự phổ biến của WeChat, nó có thể gặp cái gọi là “trục trặc về kỹ thuật”, hoặc ngược lại, nếu một cuộc tranh giành quyền lực nổ ra, nó sẽ trở thành một kênh quan trọng cho phe đối lập.
4. Lịch trình chuyến bay và đường sắt tại các sân bay và nhà ga lớn ở Trung Quốc đã bị gián đoạn một cách khó hiểu.
5. Các từ cạnh tranh hoặc trái ngược xuất hiện trong các cơ quan chính phủ trung ương, phương tiện truyền thông chính thức hoặc Internet sẽ không bị xóa.
Có một tình huống quan trọng khác cần xem xét: việc ông Tập mất khả năng vận động do các vấn đề sức khỏe (như đột quỵ, bệnh tim) khác với cái chết đột ngột. Tình trạng mất khả năng hoạt động sẽ buộc hệ thống rơi vào giai đoạn bất ổn chính trị với thời gian không chắc chắn. Trong quá trình này, những người ủng hộ và phản đối ông Tập sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng giữa sự hồi phục và cái chết của ông Tập cùng một lúc.
Ví dụ như sau khi Stalin bị đột quỵ vào ngày 1 tháng 3 năm 1953, các quan chức cấp cao của Liên Xô đã lên kế hoạch cho một kỷ nguyên hậu Stalin có thể xảy ra. Khi tình trạng của Stalin trở nên tồi tệ hơn, Beria, người đứng đầu cơ quan mật vụ, đã hét vào mặt Stalin, nhưng khi các dấu hiệu hồi phục xuất hiện, “Beria quỳ trên mặt đất, nắm lấy tay Stalin và bắt đầu hôn.”