San San
Tận mắt chứng kiến truyền thông đỏ bóp méo bôi nhọ hình ảnh Đặng Lệ Quân, tôi lấy làm tiếc nhưng cũng không cảm thấy kinh ngạc. Bởi vì, dù sao tôi cũng đã sống ở Trung Quốc Đại Lục 23 năm. Tiếng hát của Đặng Lệ Quân đã cùng tôi đi từ Núi Nga Mi đến sông Rhine, thoáng chốc đã hơn 30 năm trôi qua…
Đặng Lệ Quân – Teresa Teng (1953 – 1995) trở thành người Đài Loan nổi tiếng nhất Đại Lục từ cuối những năm 1970 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, mãi đến sau khi qua đời được hai ngày, bà mới được các kênh truyền thông chính thống của Đại Lục đưa tin lần đầu. Sau đó, các phương tiện truyền thông Đại Lục bắt đầu đưa tin một cách rầm rộ rằng nàng Đặng Lệ Quân không đánh mà thắng được Đặng Tiểu Bình. Sau này, có không ít thế hệ ca sĩ học theo phong cách của cô, nhưng tiếc là không ai trong số họ hát những ca khúc về Dân Quốc khiến tôi nghe nhiều nên thuộc lời như những ca khúc “Hoa mai”, “Nhà tôi ở bên sườn núi”, “Ngợi ca Trung Hoa Dân quốc”, “Đài Loan tốt đẹp”… mà Đặng Lệ Quân đã hát.
Tận mắt chứng kiến truyền thông đỏ bóp méo bôi nhọ hình ảnh Đặng Lệ Quân, tôi lấy làm tiếc nhưng cũng không cảm thấy kinh ngạc. Bởi vì, dù sao tôi cũng đã sống ở Trung Quốc Đại Lục 23 năm. Tiếng hát của Đặng Lệ Quân đã cùng tôi đi từ Núi Nga Mi đến sông Rhine, thoáng chốc đã hơn 30 năm trôi qua.
Người Đại Lục
Khi sức mạnh mềm mại của Đặng Lệ Quân đột phá được bức màn sắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tiến vào Đại Lục, tôi vẫn còn là một học sinh trung học.
Ngay từ đầu, các cấp lãnh đạo đã cố gắng cấm đoán Đặng Lệ Quân, người mà họ coi là đại diện cho những “ca khúc nhạc vàng”, thế nhưng phần lớn người dân trải qua gió tanh mưa máu của cuộc vận động đấu tranh giai cấp lại khao khát được vỗ về an ủi. Sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền, mặc dù người dân mất nhân quyền, nhưng cái chủ nghĩa “dị hợm” vốn được du nhập từ Tây phương mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi khó có thể chinh phục được lòng dân. Dân chúng Đại Lục bị nhốt trong “Ngôi nhà sắt” của ĐCSTQ đã được an ủi và thổ lộ hết nỗi lòng qua tiếng hát ngọt ngào của Đặng Lệ Quân. Mặc dù nhà độc tài đã ban hành một “tài liệu đỏ” và tung ra một loạt các ca sĩ hát mô phỏng thậm chí còn biến lời ca Đặng Lệ Quân ghép trên nền nhạc đỏ. Thế nhưng, người dân vẫn như xưa, vẫn ủng hộ đài phát thanh hải ngoại vốn đang bị cấm và can nhiễu, đồng thời dần dần phổ cập dùng máy ghi âm để đối phó với sự phê phán Đặng Lệ Quân của chính quyền. Tôi đã mua một chiếc máy ghi âm của Nhật để học tiếng Anh, ghi lại thông tin phát ra từ đài phát thanh của Hồng Kông, cũng từ đó tôi đã quen với bản tình ca của nàng ca sĩ họ Đặng.
Trước khi Mao Trạch Đông chết, thế hệ Bức tường Dân chủ (hay còn gọi là thế hệ thanh niên trí thức) đã bắt đầu chống lại chế độ độc tài. Sau khi Mao chết, họ quyết tận sức đến Bắc Kinh để tranh giành. Sau khi Ngụy Kinh Sinh, người nổi bật nhất trong nhóm bị bắt vào nhà tù đỏ, thế hệ 1989, học sinh sinh viên mới trưởng thành đã khởi xướng phong trào Thiên An Môn. Khi ấy, những bài hát nhạc vàng hay tuyệt cũng vẫn chân thật hơn những bài hát nhạc đỏ mà “Trại súc vật” dùng để tẩy não người dân. Cho nên, dù không biết Orville, chúng tôi cũng chọn cách chống lại những kẻ cầm quyền đối nghịch bằng bản năng. Một trong những biểu hiện đó là nghe những bài hát bị cấm và đọc những cuốn sách bị cấm. Trong biển tình yêu được tạo ra bởi giọng ca Đặng Lệ Quân, chúng tôi giương buồm ra khơi, tạo nên những con thuyền nhỏ theo đuổi tự do.
Năm 1983, Đặng Lệ Quân trong trang phục cổ trang đã bình luận và hát 12 bài thi ca. Với dáng vẻ xinh đẹp mềm mại cùng âm nhạc hiện đại, cô đã cất lên lời ca ngọt ngào thể hiện “tình yêu nhẹ nhàng êm đềm” của văn hóa Trung Hoa. Năm đó, tôi hát bài “Ngọt ngào” của Đặng Lệ Quân và đỗ vào chuyên ngành tiếng Đức của Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tứ Xuyên. Lúc Tống Học Đạo đang theo học tại Học viện Quân sự Hoàng Phố, khi đó tôi còn trẻ, ông đã nghe được bài hát “Thiên ngôn vạn ngữ” của Đặng Lệ Quân từ đài phát thanh nước ngoài, “khổ nạn và sầu bi mà ông chịu đựng suốt bao năm đã dần tan biến theo tiếng ca đó”. Năm anh Tống vừa bước sang tuổi 21 thì Tứ Xuyên bị rơi vào tay giặc, trải qua đủ loại hãm hại, cuối cùng anh Tống cũng trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ, nhưng anh đã bị lỡ dở việc xây dựng gia đình. Thời khắc nghe được tiếng hát “Thiên ngôn vạn ngữ” của Đặng Lệ Quân, anh đã dành hết tâm huyết để sưu tầm những thứ liên quan đến nàng ca sĩ này.
Năm 1989, Đặng Lệ Quân đeo băng rôn “Nền dân chủ muôn năm” trên đầu và khẩu hiệu “Phản đối quân đội quản chế” trước ngực, tham gia một cuộc biểu tình ở Hồng Kông ủng hộ người dân Đại Lục theo đuổi dân chủ, thể hiện lương tâm và chính khí của siêu sao ca nhạc. Sau khi Tượng Nữ thần Tự do dựng ở Quảng trường Thiên An Môn bị xe tăng của “Quân Giải phóng Nhân dân” đè bẹp, Đặng Lệ Quân tự nhiên trở thành điểm tựa tinh thần của các tù nhân Đại Lục và là hiện thân của tự do dân chủ.
Năm 2005, Tống tiên sinh tặng cho Đặng Lệ Quân danh hiệu “người phụ nữ hoàn hảo nhất”, nói rằng: “Có nàng làm bạn, tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn”. Đây không phải chuyện “mai thê hạc tử” thời hiện đại. Bản thân là một người phụ nữ, tôi cũng coi Đặng Lệ Quân là hình mẫu của Chân Thiện Mỹ. Tính cách và sự chính trực của cô không thua chị kém em mà đủ để lấn át hàng loạt người đoạt giải Nobel. Nhưng thật tiếc, cô đã vì danh mà mệt mỏi, vì tình mà chịu tổn thương. Điều này khiến con người thế gian hiểu được rằng: nên coi nhẹ danh lợi và thoát ra khỏi lưới tình.
Đặng Lệ Quân không chỉ sử dụng những nhân vật và tác phẩm kế thừa văn hóa truyền thống Trung Hoa để nuôi dưỡng thế hệ người Trung Quốc mới lớn lên dưới chế độ chuyên chế đỏ, an ủi những người Trung Hoa Dân Quốc di dân, mà còn kết nối người hoa ở Trung Quốc Đại Lục vốn đã bị chia rẽ bởi Đảng Cộng sản và người Hoa lưu vong trên toàn thế giới do thảm họa đỏ. Thậm chí, có người còn nói: “Ở châu Á vốn đầy rẫy những mâu thuẫn và đối đầu, Đặng Lệ Quân gần như là ‘Di sản văn hóa chung của châu Á’ duy nhất có thể khiến người Hoa khắp nơi trên thế giới tĩnh tâm lại và gửi gắm niềm thương nhớ. Chỉ có điều, người ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lại không có cùng cảm thụ và nhận thức về Đặng Lệ Quân”.
Các tác phẩm liên quan đến Đặng Lệ Quân trên thị trường cũng bị trộn lẫn với những thứ giả mạo. Điều đáng nói là, người cùng thời với Đặng Lệ Quân ở Đài Loan, Khương Kiệt đã xuất bản cuốn “Soundless: Forever Teresa Teng” (Tuyệt âm: Đặng Lệ Quân vĩnh hằng). Khi độc giả tìm hiểu về Đặng Lệ Quân, đặc biệt là những việc thiện mà cô không muốn cho mọi người biết, ví dụ như chăm sóc con cháu đơn độc ở miền bắc Thái Lan, giúp 200 vạn binh lính và dân thường ở các tỉnh khác nhau chạy sang Đài Loan theo Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc gây dựng sự nghiệp lịch sử. Đáng tiếc, các chương liên quan đến Phong trào ngày 4 tháng 6 (sự kiện Lục Tứ) và úy lạo quân đội của cô đã bị xóa khỏi phiên bản Đại Lục, khiến độc giả khó biết rằng Đặng Lệ Quân đã thực hiện theo lời giáo huấn của cổ nhân “Không đội trời chung với Hán tặc”.
Quê gốc của Đặng Lệ Quân
Mẹ của Đặng Lệ Quân vốn xuất thân trong gia đình giàu có, tên là Triệu Tố Quế (1926 -2004). Trong cuộc chiến tranh xâm lược giữa Nhật Bản và Trung Quốc, lúc đó bà 14 tuổi và được cha mẹ hứa hôn với Trung úy Đặng Khu, người tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng Phố, sau đó kết hôn khi bà 16 tuổi. Khi Đại Lục rơi vào tay giặc, bà dẫn hai con theo chồng di cư đến sinh sống tại khu phía Nam Đài Loan và trở thành ‘thân quyến của quân bại trận’, nơi họ sinh sống gọi là ‘làng tạm thời của gia đình quân bại trận’.
Khi mẹ của Đặng Lệ Quân mang thai lần thứ 4, bà đã hứa sau khi sinh sẽ tặng con cho một người bạn, bởi vì sinh được 3 cậu con trai khiến bà không đủ sức nuôi. Tuy nhiên, khi người con thứ 4 chào đời lại là con gái khiến cha của Đặng Lệ Quân vô cùng vui mừng, còn mẹ của cô lại khóc lóc thảm thiết vì thất hứa. Bạn của bà mang lễ vật đến tặng rồi thất vọng quay về. Điều này cho thấy cuộc sống sinh hoạt của gia đình ‘quân bại trận’ khó khăn như thế nào sau khi rút về Đài Loan. Tuy nhiên, người dân trong các ngôi làng thân quyến này vẫn đối đãi với nhau một cách nồng hậu thấm đẫm tình người.
Vì là con gái của người chạy loạn đến Đài Loan, từ nhỏ Đặng Lệ Quân đã nuôi dưỡng cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”. Lúc tiếp nhận cuộc phỏng vấn của Khương Tiệp, mẹ Đặng Lệ Quân nói: “Không hiểu tại sao, từ nhỏ con gái đã rất quan tâm đến sự việc ở Đại Lục, rồi hỏi chúng tôi rằng tại sao lại rời khỏi Đại Lục mà đến Đài Loan? Theo lẽ tự nhiên! Nàng muốn quay lại và xem. Đó không phải là đi biểu diễn buổi hòa nhạc và kiếm nhiều tiền. Nàng không có suy nghĩ đó, mà chỉ muốn quay lại và xem. Quay lại và xem, tôi nghĩ, đây có lẽ là một sự hối tiếc suốt đời bởi giấc mộng chưa tròn… “. Tôi nghĩ điều này có liên quan mật thiết với sự giáo dục của bậc cha mẹ. Cha mẹ Đặng Lệ Quân đã tuân thủ nghiêm ngặt các giá trị truyền thống, gia giáo nghiêm khắc và yêu thích hí kịch, vì vậy mà con cái cũng tự nhiên bị ấn tượng. Trời sinh Đặng Lệ Quân đã yêu thích biểu diễn và ca hát. Cô được một người chơi Hồ cầm của ban nhạc Không quân dạy từ khi còn rất nhỏ. Đồng thời cô cũng theo người thầy dạy nhạc đi khắp nơi biểu diễn.
Khi Đặng Lệ Quân 14 tuổi, cô lựa chọn nghỉ học để đi ca hát, dưới sự chăm sóc của gia đình và dìu dắt của bậc tiền bối, cô bước đi trên con đường minh tinh đầy gập ghềnh, trước sau không có một ai. Những người sống ở Đại Lục mà cùng thời với cô đều bị ép thôi học, vì Mao Trạch Đông mà lao động, dưới hình thức biến tướng của cải tạo lao động của ĐCSTQ, hầu hết họ đều mất đi sự phát triển lành mạnh và cơ hội tự do phát triển.
Năm 1981, Đặng Lệ Quân dù đã nổi tiếng ở Đại Lục nhưng cô vẫn liều mình đứng mũi chịu sào chèo thuyền ra tuyến đầu chống lại ĐCSTQ và hát tặng cán bộ, chiến sĩ đồn trú trên đảo nhỏ suốt hai tiếng đồng hồ. Đặng Lệ Quân đã vui mừng khi tham gia bảo vệ Đài Loan khỏi bị ĐCSTQ xâm lược bằng các buổi biểu diễn từ thiện trong các doanh trại quân đội Quốc gia. Vì vậy cô được biết đến như là “người tình mãi mãi trong trong lòng quân” và “nghệ sĩ yêu nước”.
Giấc mơ Trung Hoa
Khi ĐCSTQ không thể ngăn cấm được dân chúng truyền bá tiếng hát của Đặng Lệ Quân, họ liền muốn lợi dụng tình cảm đối với quê hương để thực hiện “Mặt trận Thống nhất”. Họ mời cô tham dự “Dạ tiệc Lễ hội mùa xuân” để tẩy não khán giả. Chi nhánh Tân Hoa Xã tại Hồng Kông là một trong những cơ quan gián điệp của ĐCSTQ cũng đã thiết lập mối liên hệ với Đặng Lệ Quân.
May mắn thay, cuộc thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 đã đánh thức Đặng Lệ Quân. Cô chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn như thế này: “Từ nay về sau sẽ chủ yếu dùng hình thức ghi âm… Sau khi sự kiện Thiên An Môn qua đi, tôi không muốn tổ chức sự kiện hòa nhạc nữa”.
Sự kiện Lục Tứ tàn sát hàng loạt dân chúng trong thành Bắc Kinh khiến nhiều người chọn cách lưu vong sang nước ngoài, kể cả Đài Loan. Tại Paris cũng có khu dân cư người Trung Quốc lưu vong. Đặng Lệ Quân cũng sống ở Paris sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn và tiếp xúc với không ít người lưu vong, mời họ ăn cơm và tụ họp cùng họ.
Khi những người dân lưu vong tại Paris tổ chức lễ kỷ niệm tròn 1 năm sự kiện Lục Tứ, Đặng Lệ Quân đã hát “Vết thương của lịch sử” và hy vọng rằng mọi người “đừng thỏa hiệp với chế độ chuyên chế, đừng khuất phục trước chính sách tàn bạo”.
Năm 1991, Đặng Lệ Quân đã thực hiện chuyến đi cuối cùng của mình đến Kim Môn, mảnh đất tự do nơi tuyến đầu để thăm hỏi quân đội và thực hiện chương trình phát thanh trên bờ biển hướng về Đại Lục: “Tôi hy vọng rằng đồng bào ở Đại Lục cũng có thể được hưởng nền dân chủ và tự do như chúng tôi. Chỉ trong môi trường sống tự do, dân chủ và thịnh vượng thì mới có thể có cơ hội thực hiện được lý tưởng cá nhân. Chỉ khi tất cả thanh niên đều được tự do thể hiện tài trí của mình, thì tương lai của đất nước mới tràn đầy ánh sáng và hy vọng”.
Đặng Lệ Quân không chỉ tham gia các hoạt động kỷ niệm sự kiện Lục Tứ được tổ chức 3 lần tại Paris, mà còn tự mình bỏ tiền tổ chức sự kiện ở đây để gây quỹ cứu giúp người dân Đại Lục. Cùng thời điểm đó, cô tiếp tục trở lại Đài Loan, hát và biểu diễn cho sự kiện diễn tập của các binh lính quân đội quốc gia. Trên sân khấu, cô tỏ vẻ từ chối đặt chân lên mảnh đất đau thương nơi xảy ra vụ thảm sát ngày 4 tháng 6. Đặng Lệ Quân cúi đầu trước các sĩ quan và binh sĩ của quân đội Quốc gia rồi hát bài “Ca dao Trường Thành”, nói rằng: “Tôi ngày đêm thầm nghĩ muốn trở về cố hương” và hy vọng “giải phóng đồng bào Đại Lục khỏi khổ đau”!
Những người đồng hương Đại Lục mà Đặng Lệ Quân quan tâm đã không làm cô thất vọng. Họ tận dụng mọi cơ hội để bày tỏ tình yêu với cô. Chính vào lúc mừng kỷ niệm 60 năm thành lập ĐCSTQ, trong chương trình bình chọn “Nhân vật văn hóa có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc”, Đặng Lệ Quân đã dẫn đầu với hơn 8,54 triệu phiếu ủng hộ, chiếm 35,7% tổng số phiếu của cư dân mạng. Suốt đời, Đặng Lệ Quân chống lại ĐCSTQ và hết mình yêu Trung Hoa Dân Quốc, cô chưa bao giờ thừa nhận mảnh đất rơi vào tay giặc gọi là “Trung Quốc Mới”. Cô cũng nói rõ trong một cuộc phỏng vấn với RFI rằng: “Nếu Trung Quốc Đại Lục duy trì ‘chế độ một đảng chuyên chính’… thì không có gì để hy vọng nữa, càng không có tương lai, hơn nữa đối với thế giới mà nói, đó còn là một thảm họa”. Điều này cho thấy, bài hát và nhân phẩm của Đặng Lệ Quân đều đặt ở mức rất cao.
Vì lý do này, một số cơ quan ngôn luận đã từng muốn đưa cô vào “Mặt trận Thống nhất” đã tuyên bố rằng Đặng Lệ Quân không trở lại Đại Lục để biểu diễn. Bởi vì “Năm 1993 … cô đã trở nên mập mạp già nua đến không thể nhận ra”. Thế nhưng một năm sau đó người dân Đại Lục đã đột phá phong tỏa Internet xem Đặng Lệ Quân biểu diễn từ thiện kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố ở Đài Bắc, không ai có thể phủ nhận rằng cô vẫn duyên dáng và giữ nguyên phong độ.
“Ngày tôi trở lại Đại Lục hát chính là ngày Chủ nghĩa Tam dân thống nhất Trung Quốc” là Giấc mộng Trung Hoa chưa tròn của Đặng Lệ Quân. Đây là cô đã để lại cho thế hệ sau một lý tưởng đáng để cho cộng đồng người Hoa trong và ngoài Trung Quốc tiếp bước.
Theo Vision TimesSan San biên dịch