Các nhà báo Myanmar đang sống trong sợ hãi

Thanh Hải

Người biểu tình hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Mandalay, Myanmar, vào ngày 11/3/2021 (ảnh chụp màn hình straitstimes dẫn EPA-EFE).

Các nhà báo Myanmar cho biết, họ hầu như không thể tác nghiệp trong bối cảnh bị lực lượng an ninh chặn thông tin, đe dọa, bắt giữ và bạo lực, theo RFA.

Trong các cuộc phỏng vấn với RFA, nhiều phóng viên, biên tập viên và nhiếp ảnh gia nói rằng việc quân đội phế truất bà Aung San Suu Kyi và chính phủ dân bầu vào ngày 1/2 đã khiến việc thu thập tin thức của họ trở nên nguy hiểm.

Các chuyên gia đã trích dẫn nhiều ví dụ cho thấy các nhà báo đã bị ngăn cản tác nghiệp, họ phải đối mặt với những hình thức quấy nhiễu và gây sức ép từ chính quyền quân sự, bao gồm cắt internet, tịch thu điện thoại di động, đóng cửa các cơ sở truyền thông độc lập, đánh đập, bắt giữ, ngăn cản và xua đuổi các nguồn tin tiếp xúc với truyền thông.

“Các nhà báo đang sống trong sợ hãi vì không có sự an toàn cho chúng tôi”, một biên tập viên cấp cao của một hãng thông tấn Myanmar nói với đài RFA trong tuần này.

“Nhiều phóng viên đã bị bắt. Một số người trong chúng tôi đã bị cấm đưa tin”, biên tập viên này nói thêm: “Dòng tin tức ở đất nước này gần như đã ngừng lại”.

Một nhà báo từ Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, nói với RFA rằng không ai an toàn trước những nỗ lực của quân đội nhằm kiểm soát việc đưa tin về các cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Một phóng viên ảnh ở Yangon cho biết lực lượng an ninh của quân đội đã tích cực ngăn cản anh ta đưa tin về các sự kiện.

Phóng viên này nói: “Khi tôi đi vào cánh đồng để chụp ảnh, cơ quan chức năng đã mở túi xách của tôi để kiểm tra. Họ yêu cầu tôi giao nộp thẻ nhớ ”.

Các phóng viên tự do không đủ tiền thuê ô tô vì vậy họ phải đi xe buýt công cộng” và “vì vậy hiện nay chính quyền đang dừng… xe buýt để kiểm tra”.

Người dân cũng ngại nói chuyện với giới truyền thông hoặc né tránh chụp ảnh vì sợ rằng họ có thể bị chính quyền quân đội nhận dạng và trừng phạt.

Một biên tập viên cao cấp nói: “Khi tôi cố gắng đưa tin tức từ các vùng khác nhau của đất nước, hiếm khi mọi người mở lòng và tâm sự với tôi với tất cả thông tin họ có. Họ đã mất lòng tin vào giới truyền thông vì quân đội đang dùng đủ mọi thủ đoạn để đàn áp quyền tự do ngôn luận và báo chí.”

Theo một cuộc kiểm đếm của RFA, 73 nhà báo và nhân viên truyền thông đã bị bắt kể từ cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2, và 44 người vẫn đang bị giam giữ.

Related posts