Phụng Minh
Bài viết này là một chút nhận định của ông Lý Mộc Dương, chuyên gia cac vấn đề thời sự, về hành động mới của chính quyền Trung Quốc tại vùng biển xa xôi ngoài Biển Đông, nhưng cũng nằm trong chính sách quân sự nhất quán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Như tin đã đưa, Reuters cho biết hôm 5/5 rằng ĐCSTQ đã lập kế hoạch nâng cấp các đường băng và cầu trên hòn đảo xa xôi Kiribati, một quốc đảo ở Thái Bình Dương, để khôi phục một căn cứ nơi các máy bay quân sự đóng trong Thế chiến thứ hai. Sân bay này chỉ cách Hawaii, Hoa Kỳ khoảng 3.000 km.
Nhà lập pháp đối lập của Cộng hòa Kiribati, bà Tessi Lamborn nói với Reuters rằng chính quyền Kiribati vẫn chưa tiết lộ đầy đủ kế hoạch của ĐCSTQ, chỉ tiết lộ một số nghiên cứu khả thi cho việc sửa chữa đường băng và cầu. Bà Lamborn rất quan tâm đến dự án này và muốn biết liệu nó có phải là một phần của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ hay không. Bà nói rằng “đảng đối lập sẽ tìm kiếm thêm thông tin từ chính phủ trong thời gian thích hợp.”
Liên quan đến tin tức chấn động này, văn phòng Tổng thống Ma Mao của Cộng hòa Kiribati đã không trả lời câu hỏi của Reuters. Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cũng không trả lời ngay lập tức các câu hỏi.
Theo thông tin công khai, Cộng hòa Kiribati là một quốc gia tương đối nhỏ với dân số chỉ 120.000 người, từng là một quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Tuy nhiên, vào năm 2019, đất nước nhỏ bé này hướng tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ.
Vậy chính xác thì phi đạo mà ĐCSTQ dự định khôi phục từ Thế chiến thứ hai là gì? Đầu tiên phải nói đến tầm quan trọng của đảo Canton.
Đảo Canton
Cộng hòa Kiribati là một quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương, nằm ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương, với tổng diện tích đất là 811 km vuông. Nhưng quốc gia nhỏ bé này lại kiểm soát một trong những vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm hơn 3,5 triệu km vuông Thái Bình Dương, từ đông sang tây, và cộng hòa Kiribati trải dài trên 3 múi giờ.
Đảo Canton nằm trong quần đảo Phoenix ở trung tâm Kiribati, là một đảo san hô có diện tích chỉ 900 ha, tức 9 km vuông, có từ 20 đến 30 người sinh sống trên đảo. Mặc dù diện tích của Đảo Canton nhỏ nhưng vị trí của nó rất quan trọng.
Đảo Canton nằm giữa Châu Á và Châu Mỹ, giống như một cái nêm, đóng đinh ở giữa Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc, là trung tâm quan trọng giữa Châu Mỹ với Philippines và Úc.
Vào những năm 1930, Đảo Canton là điểm dừng chân giữa chừng của các máy bay qua Thái Bình Dương. Trong Thế chiến thứ hai, nó đã trở thành một căn cứ không quân chiến lược. Quân đội Hoa Kỳ đã xây dựng một đường băng dài 1.899 mét trên Đảo Canton, đóng vai trò như một trạm chuyển tiếp cho các máy bay quân sự giữa Hawaii với Úc và New Zealand. Đảo Canton cũng bị người Nhật ném bom vào thời điểm đó.
Sau Thế chiến thứ hai, Đảo Canton trở thành nơi hạ cánh khẩn cấp của máy bay và trạm chuyển tiếp của máy bay hàng không dân dụng, và nó luôn là lãnh thổ chung của Hoa Kỳ và Anh. Đến năm 1968, trạm chuyển tiếp này bị đóng cửa và dần bị bỏ hoang. Năm 1979, theo Hiệp ước Tarawa, Hoa Kỳ và Anh đã trao lại quyền kiểm soát cho Cộng hòa Kiribati.
Vậy ĐCSTQ có ý định gì khi khôi phục phi đạo trên đảo Canton đã bị bỏ hoang nhiều năm?
Ý tứ khiêu khích của ĐCSTQ trong hành động này khá rõ ràng.
Đánh giá từ vị trí của Kiribati và Đảo Canton, ý nghĩa chiến lược của nó là không thể nghi ngờ. Việc ĐCSTQ sử dụng sân bay bị bỏ hoang này tương đương với một phần giữa Châu Á, Hoa Kỳ và Úc, và các quốc gia ở các khu vực xung quanh sẽ bị đe dọa.
Đặc biệt, đảo Canton rất gần Hawaii của Hoa Kỳ, chỉ cách nhau khoảng 3.000 km, gần như sống cạnh nhau. Đây là một mối đe dọa lớn đối với quân đội Mỹ, tương đương với việc đặt bom hạt nhân bên cạnh căn cứ quân sự của Mỹ.
Như chúng ta đã biết, 3.000 km, một chiếc máy bay dân dụng bình thường có thể đến nơi trong khoảng ba giờ. Nếu là máy bay quân sự thì thời gian có thể rút ngắn hơn, không quá một giờ, tùy theo hiệu quả và yêu cầu tác chiến khác nhau. Nếu máy bay quân sự đang bay với tốc độ siêu thanh ở độ cao thấp, thời gian sẽ ngắn hơn.
Các nhà chiến lược quân sự cho rằng “binh quý thần tốc” (nghĩa là trong việc binh đao, yếu tốt thần tốc là rất quan trọng). Thời gian bay ngắn như vậy gần như là kỹ năng cất, hạ cánh của máy bay và có thể đã định đoạt trận chiến rồi.
Theo thông tin công khai, quần đảo Hawaii hiện tại vẫn là căn cứ quân sự của hải quân và không quân Mỹ, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ cũng đóng quân tại đây với ước chừng 250.000 lính Mỹ, hơn 200 chiến hạm, và hơn 1600 chiến đấu cơ ở quân khu này, bao quát một vùng rộng lớn hơn 94 triệu dặm vuông.
Nếu ĐCSTQ tấn công các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, rất có thể sẽ lặp lại sự cố Trân Châu Cảng trong Thế chiến thứ hai. Trân Châu Cảng là một cảng thuộc quần đảo Hawaii. Ngày 7 tháng 12 năm 1941 quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng, đánh chìm và làm hư hại nặng 8 tàu chiến, 3 tuần dương hạm và 3 khu trục hạm của Mỹ, phá hủy 188 máy bay chiến đấu, làm 2.402 người chết và 1.282 người bị thương.
Cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản đã giáng một đòn mạnh vào Hoa Kỳ. Và bây giờ ĐCSTQ đang tiếp tục sử dụng sân bay bỏ hoang cạnh Trân Châu Cảng. ĐCSTQ đã sắp xếp trước cho cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đây là một hành động khiêu khích rất rõ ràng.
Một nhà tư vấn chính phủ từ một quốc gia Thái Bình Dương giấu tên cho biết: “Việc này biến hòn đảo nhỏ trở thành một hàng không mẫu hạm trên biển”.
Tuy nhiên, cũng cần phải chỉ ra rằng mặc dù Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng năm đó và đã đạt được thắng lợi tạm thời. Tuy nhiên, nó hoàn toàn khiến Mỹ nổi giận và thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, trực tiếp khiến Nhật Bản phải giương cờ trắng.
Có thể thấy trước rằng Hoa Kỳ không nên bỏ qua việc ĐCSTQ thực hành trồng bom hạt nhân xung quanh mình. Động thái này của ĐCSTQ nhất định sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nếu không có gì xảy ra, Hoa Kỳ có thể có biện pháp đối phó tương ứng.
Về việc liệu có xảy ra một cuộc chiến thực sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hay không, chúng ta tĩnh tĩnh quan sát. Một khi chiến tranh bắt đầu, ngày chết của ĐCSTQ đã đến. Bởi vì trong cuộc chiến Mỹ-Trung, ĐCSTQ rất có thể sẽ không phải chỉ đối mặt với Hoa Kỳ, mà còn phải đối mặt với nhiều quốc gia khác nữa.