Khi mới được qua Úc học, một trong những điều mà tôi hâm mộ nhất là thể cách và tinh thần của học trò Úc khi thảo luận hay tranh luận trong lớp học cũng như ngoài đời. Tôi cảm thấy ‘mắc cở’ khi nhớ lại một vài ‘tranh luận’ hay đúng hơn là cãi vã của nhóm bạn bè mình ở quê nhà khi xưa…
Trong một hội nghị quốc tế về challenges to global research ở Thailand, sau khi nghe xong bài thuyết trình keynote speech của tôi, điều mà tôi nhớ mãi là các giáo sư tham dự chất vấn tôi rất nhiều, nhưng không ai moi móc bêu xấu. Giáo sư Brady Deaton, Viện trưởng của Missouri University, nói nhỏ: “Có vài điều tôi không đồng ý trong bài diễn thuyết của anh, nhưng chúng mình sẽ chuyện trò sau, khi uống café. (There are a few issues I disagree with you in your keynote lecture and we should follow up later when we have coffee together.)
Trong một cuộc tranh luận thì phải có đề tài (topic, theme) và nhất là thể cách (discussion genre). Học trò Úc từ khi học tiểu học đã được chỉ vẽ kỹ càng trong vấn đề này để sau này được ‘văn minh’ mà tham dự những thảo luận và tranh luận ngoài đời và trên thế giới. Đây là văn hóa hay mình nên học. Salman Rushdie, một học giả Anh, đã từng bị chính quyền Iran kết án tử hình, mạnh dạn nói “Một xã hội trưởng thành nhận thức rằng nền tảng của dân chủ là tranh luận.” (A mature society understands that at the heart of democracy is argument.)
Một số người Việt ‘yêu quý’ của mình (may thay chỉ là thiểu số) thường ‘quờ quạng’ trong lãnh vực này, nhất là trên mạng xã hội (social media). Họ không biết được sự khác biệt giữa ‘thảo luận nhắm vào đề tài’ (topic-orientated discussion) và ‘thảo luận nhắm vào chê bai con người’ (person-humiliating discussion) được đề cập nhiều trong tâm lý ngữ học (psycholinguistics). Nói tóm lại, đây là ‘cuộc chửi bới’ (dirty talk) hơn là cuộc thảo luận chín chắn như học trò Úc đã được dạy dỗ.
Bài tranh luận mà tôi say sưa đọc khi đặt chân đến Monash University là thể cách và suy luận của các nhà tư tưởng lớn trên thế giới như Chomsky, Halliday, Skinner, và Piaget. Họ luôn luôn chú ý đến khuynh hướng ‘thảo luận nhắm vào đề tài’ (topic-orientated discussion) và không bao giờ có vết tích chi về ‘thảo luận nhắm vào chê bai con người’ hoặc ‘soi mói đời sống riêng’ (person-humiliating discussion), như bụng phệ, học dốt, bần cố nông, vú giả, cà lăm chỉ hát được điệp khúc, đít bơm hay độn đít,, đồ vô học, lùn xủn, miệng thúi, sún răng, xấu như quỷ dạ xoa, v.v… Đây là ‘chiến thuật chụp mũ’ thường thấy trong cãi vã trong làng, chợ búa hay đường phố, được gọi là ‘linguistic labling’ trong tâm lý học.
Mình hay coi thường con nít, nhưng cũng nên học từ mấy em về phương cách thảo luận.
“Điều mà tôi chống đối là dùng ngôn ngữ bừa bãi để ngăn cản thảo luận.” (The thing I hate about an argument is that it always interrupts a discussion. (Chesterton) )