Bí mật sau thảm kịch ở Cam Túc, vì sao ĐCSTQ độc quyền ngành ‘công nghiệp marathon’?

Phụng Minh

Tác giả Trần Tư Mẫn (Chen Simin) có bài bình luận đáng chú ý về ngành công nghiệp trị giá hàng chục tỷ đô phía sau thảm kịch khiến 21 người tham gia cuộc thi chạy marathon ở Trung Quốc thiệt mạng sau khi gặp phải điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Dưới đây là nội dung bài viết của ông:

Cuộc đua vượt núi dài khoảng 100 km được tổ chức vào ngày 22 tháng 5 tại khu du lịch Rừng Đá Hoàng Hà của thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc. Cuộc đua đã bị ảnh hưởng bởi mưa đá và gió giật mạnh khiến 21 người trong tổng 172 người tham gia tử vong. Lương Tinh, một vận động viên nổi tiếng đã giành chiến thắng trong cuộc đua 100 km ở Ninh Ba, và Hoàng Quan Quân, nhà vô địch marathon dành cho vận động viên khiếm thính tại Thế vận hội Paralympic Quốc gia Trung Quốc năm 2019, cũng nằm trong số những người thiệt mạng.

Không phải lần đầu

Trên thực tế, chỉ trong tuần đầu tiên của tháng này, hai trường hợp tử vong trong cuộc đua marathon khác đã được đưa tin. Theo mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, vào ngày 5/5, một giám đốc điều hành cấp cao của một tập đoàn có trụ sở tại Thượng Hải đã bị ngừng tim đột ngột và qua đời khi đang chạy marathon trên sa mạc được tổ chức ở huyện Qua Châu, tỉnh Cam Túc. Theo trang Sohu, vào ngày 6/5, một vận động viên điền kinh tên là Yang Lijie đã chết trong một cuộc thi chạy marathon trên núi khác ở thành phố Chiêu Đông, tỉnh Vân Nam.

Theo trang NetEase của Trung Quốc, ít nhất 15 cuộc thi marathon đã được tổ chức ở Trung Quốc trong kỳ nghỉ tháng 5 năm nay, từ ngày 1/5 đến 5/5. Nhiều cuộc thi marathon ở Bắc Kinh được tổ chức vào ngày 24/4 với khoảng 10.000 người tham gia, ở các cuộc thi chạy cũng diễn ra ở Hoài An, tỉnh Giang Tô vào ngày 19/4.

Ngoài ra, Tân Hoa Xã, kênh truyền thông của ĐCSTQ cho biết, “Run China”, chuỗi cuộc thi marathon quốc gia thường niên do Hiệp hội Vận động viên Trung Quốc (CAA) và kênh truyền thông nhà nước CCTV đồng tổ chức, thông báo rằng tổng cộng 24 sự kiện trải dài khắp các thành phố ở Trung Quốc trong năm nay.

Chạy Marathon đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc kể từ năm 2010, vào năm trước, sự kiện này bị hạn chế do dịch bệnh. Trang Sina đưa tin, Một tài liệu chính thức do Hiệp hội Vận động viên Trung Quốc công bố có tên “Sách Xanh về Marathon Trung Quốc 2019” cho thấy số lượng người tham gia các cuộc đua marathon đạt hơn 7 triệu người vào năm 2019, trong khi số lượng các cuộc đua liên quan đến marathon tăng từ 13 trong năm 2010 lên 1.828 vào năm 2019.

Trên thực tế, các cuộc đua marathon đã nở rộ trên khắp Trung Quốc trong những năm gần đây, tạo ra cả một ngành công nghiệp marathon trong nước trị giá hàng chục tỷ đô-la. Mặc dù hầu hết các cuộc đua marathon trong nước có thể dựa vào kinh phí của nhà tài trợ để tổ chức cuộc đua, nhưng các nhà tổ chức có thể tạo ra doanh thu cao hơn nữa bằng cách thu phí đăng ký từ những người chạy bình thường. Theo một báo cáo của Hiệp hội Vận động viên Trung Quốc, tùy thuộc vào độ dài cụ thể của một cuộc đua, các khoản phí thay đổi từ 12 đến 37 đô-la trong năm 2018. Trong năm 2019, chỉ riêng phí đăng ký có thể tạo ra hàng trăm triệu đô-la. Tổng sản lượng hàng năm của ngành marathon trong nước đạt 11,4 tỷ đô-la vào năm 2018 và tiếp tục tăng sau đó.

Một sự kiện marathon mang lại lợi nhuận cho nhà tổ chức sự kiện và doanh thu lớn cho thành phố đăng cai để thúc đẩy nền kinh tế địa phương, bao gồm các lĩnh vực nhà hàng, du lịch và bán lẻ. Lấy ví dụ như thành phố Hạ Môn, thuộc tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc, trang Sina trích dẫn thống kê cho thấy cuộc thi Marathon Hạ Môn đã thúc đẩy doanh thu kinh doanh của thành phố lên hơn 92 triệu đô-la Mỹ trong năm 2017.

Vì vậy, dễ hiểu tại sao chính quyền các thành phố trên khắp Trung Quốc rất muốn tổ chức các sự kiện marathon.

Bí mật đằng sau sự độc quyền của ĐCSTQ

Không giống như các cuộc thi marathon được tổ chức ở các quốc gia khác, những cuộc thi diễn ra ở Trung Quốc đều nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh và chính quyền địa phương của ĐCSTQ, điều đó có nghĩa là không dễ dàng cho các doanh nghiệp tư nhân có được một phần lợi nhuận.

Theo như các nhà chức trách trung ương có liên quan,  do nhà nước điều hành vẫn kiểm soát hầu hết các sự kiện với tư cách là đơn vị tổ chức chính thức. Ví dụ, như một phần của liên doanh với Hiệp hội Vận động viên Trung Quốc, Ban quản lý thể thao đường đua Olympic Trung Quốc không chỉ chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi Marathon Bắc Kinh hàng năm mà còn có được quyền tổ chức các sự kiện marathon quy mô lớn ở địa phương, chẳng hạn như cuộc thi ở Hoài An một cuộc thi Marathon được tổ chức vào tháng 4 năm nay, đã thắng thầu 1,22 triệu đô-la.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng có thể trở thành ban tổ chức các cuộc đua, được điều hành bởi các công ty hoặc tổ chức được kiểm soát hoặc có quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương.

Ví dụ, cuộc thi chạy marathon ở Cam Túc gần đây được tổ chức bởi chính quyền thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc và do quận Cảnh Thái đăng cai. Sự kiện được điều hành bởi Gansu Shengjing, một công ty đảm nhận nhiều dự án của chính quyền địa phương.

Vào ngày 23/5, tại một cuộc họp báo, Trương Húc Thần, Phó Bí thư Thành ủy Bạch Ngân kiêm thị trưởng Bạch Ngân, đã nhận định vụ việc liên quan đến vấn đề an toàn công cộng – do thời tiết địa phương thay đổi đột ngột.

Mặc dù, các phương tiện truyền thông Trung Quốc thường cho rằng không thể tránh được thời tiết khắc nghiệt, nhưng điều đó cũng không thể không quy trách nhiệm cho nhà tổ chức vì đã họ thiếu các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho các vận động viên. Với con số thương vong cao như vậy, cuộc đua có thể coi như một thảm họa tự nhiên do thời tiết khắc nghiệt gây ra, nhưng thực tế, đó là một thảm họa nhân tạo do sự thiếu trách nhiệm của ban tổ chức.

Nhiều người đã thiệt mạng trong cuộc chạy đua marathon hơn so với trận động đất gần đây xảy ra trong khu vực. Giới quan sát cáo buộc chính quyền Bạch Ngân đã rất cẩu thả vì lẽ ra họ phải coi trọng mạng sống con người bằng cách chi nhiều tiền hơn để tăng cường các biện pháp an toàn, hoặc đơn giản là họ nên hủy cuộc đua dựa trên dự báo thời tiết. Một người bạn thân của vận động viên Huang cho biết, “Anh ấy thậm chí không thể kêu cứu”.

Nói đến việc các nhà tổ chức đã coi thường sự an toàn và sức khỏe của những người tham gia, các quan chức Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ gần đây nhất, vào ngày 23/5, Cục Khí tượng Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo về thời tiết sương mù và nhiều bụi ở hầu hết các khu vực với tầm nhìn xa chỉ 2 đến 3 mét. Tuy nhiên, giải Marathon Bắc Kinh vẫn diễn ra cùng ngày, với hàng chục nghìn vận động viên tham gia trong điều kiện nguy hiểm.

Vào năm 2014, tại một cuộc thi marathon quốc tế ở Bắc Kinh, dù khói bụi ngột ngạt bao trùm thủ đô, cuộc đua vẫn diễn ra, và Hàng chục nghìn người tham gia đã đeo mặt nạ phòng độc. Cư dân mạng Trung Quốc đã chỉ trích nhà tổ chức vì  nhất quyết không hoãn lại  sự kiện dù đã nắm được dự báo thời tiết và hoàn toàn phớt lờ những mối nguy hiểm đối với sức khỏe của người tham gia. Một số người tham gia thất vọng gọi đây là một “cuộc đua khói lửa”.

ĐCSTQ đã đứng sau các cuộc chạy đua marathon quốc gia ở Trung Quốc, và cái gọi là nền kinh tế marathon là một ngành kinh doanh độc quyền — từ Hiệp hội Vận động viên Trung Quốc do nhà nước kiểm soát đến tất cả các chính quyền địa phương. Tuy nhiên, như một số phương tiện truyền thông trong nước đã nói, hành vi chạy theo lợi nhuận và tiền bạc đi kèm với nó đã đi chệch mục đích ban đầu của cuộc thi marathon vốn nhằm tăng cường sức khỏe. Các tiêu chuẩn an toàn thấp kém và những cái chết đột ngột chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong sự hỗn loạn của các cuộc đua marathon trên toàn TQ.

Một lần nữa chính quyền Trung Quốc cho thấy, trong kinh doanh, họ chỉ nhắm tới lợi ích kinh tế mà không đi kèm với trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Danh tiếng “made in china” một lần nữa lại thêm thành kiến một cách có lý do chứ không phải vô duyên vô cớ. Đến ngành công nghiệp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền còn như vậy, thì không thể trách các thứ “made in china” hoặc các công ty Trung Quốc đa phần đều mang tiếng xấu trên trường quốc tế.

Related posts