Quyền lực tai hại của ngôn ngữ ẩn dụ (metaphor) – Tamar Lê

Metaphor (phép ẩn dụ), một cách đơn giản, là dùng từ cũ để tạo nghĩa mới, như ‘cày sâu cuốc bẫm’  ‘mùa xuân cuộc đời’, ‘người mù tình yêu’, ‘lũy tre làng,’ v.v…

Quốc Hội Liên Bang Úc đã đưa ra một Chính Sách về Ngôn Ngữ của Quốc Gia (National Policy on Languages) dựa trên căn bản sau đây: “In society language is an instrument of power and sometimes of domination but can become a means of emancipation and freedom. Language is a source of national identity.” (1) (Tạm dịch: Trong xã hội, ngôn ngữ là một công cụ quyền lực và đôi khi thống trị nhưng có thể trở thành một phương tiện giải phóng và tự do. Ngôn ngữ là cội nguồn của dân tộc.)

Ngôn ngữ có quyền lực vì nó có thể ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng và hành vi cá nhân và tập quán xã hội (2). Thuyết xác định ngôn ngữ (Linguistic Determinism) đi xa hơn cho rằng ngôn ngữ và các cấu trúc của nó giới hạn và xác định kiến thức hoặc suy nghĩ của con người, cũng như các quá trình suy nghĩ như phân loại, trí nhớ và nhận thức. Các trường đại học, chương trình nghiên cứu khoa học, cơ quan ngôn luận và công sở, đã đưa ra chính sách rất rõ ràng về cách dùng ngôn ngữ để cổ võ một môi trường lành mạnh, trong đó ngôn ngữ là yếu tố tối quan trọng. Vì vậy, ngôn ngữ lạm dụng như bắt nạt, kỳ thị, miệt thị, không được chấp nhận trong công sở và nhà trường. Chúng ta đã thấy những ngôn từ kỳ thị và miệt thị ở Úc được thay đổi và phản ánh thời đại và ý thức hệ mới như ngôn từ flight attendant/air-hostess, domestic worker/maid, office staffs/the girls-in- the office, v.v.

Một trong những tệ nạn xã hội là cánh dùng ngôn từ để hạ thấp (downgrade) vai trò của phụ nữ trong xã hội. Phụ nữ là nạn nhân của bạo hành, kỳ thị, và nhất là hiếp dâm. Theo báo The Age của Melbourne ngày 22/6/2021, một review mới đây cho thấy khiếu nại về hiếp dâm trẻ em tăng 63% (3). Theo ABS (Australian Bureau of Statistics) thống kê, ở Úc năm 2016, trung bình có khoảng 2.2 triệu nạn nhân người lớn bị xâm phạm tình dục từ tuổi 15. (4)

Sở dĩ những con số thống kê hãi hùng trên được đưa ra đây chứng tỏ xâm phạm tình dục, nhất là hiếp dâm, là tệ nạn xã hội đang hoành hành trong nước Úc và cần phải đối đầu. Một rong những biện pháp đối đầu là kết án cách dùng ngôn ngữ để hạ bệ và xâm phạm phụ nữ. Ngôn ngữ có khả năng tái tạo bất bình đẳng và bạo lực tình dục (Language has the ability to reproduce inequalities and sexual violence). Những metaphors liên quan đến ‘hiếp dâm’, ‘thú hiếp dâm tập thể’, phải tránh dùng, vì nó có tác dụng miệt thị đàn bà, trong tư tửơng cũng như trong hành động.

Khi còn là một sinh viên Anh văn ở Saigon, tôi làm việc thông ngôn part-time cho một International Christian Service. Tôi thường cùng với Peter, một social worker người Canada, đến thăm những bệnh nhân tâm thần và cũng là nạn nhân của hiếp dâm. Vào một buổi sáng, ông Peter và tôi đến một căn nhà ‘kín cổng cao tường’. Hai ông bà cho phép chúng tôi lên lầu ba nói chuyện với một cô con gái bị gia đinh che dấu ở đó, chỉ vì danh dự gia đình. Tình cờ trong cuộc nói chuyện, cô gái hét lên, người run run sợ hãi khi ông Peter đề cập đến chữ ‘hiếp dâm’.

Trên đường vượt biển tìm tự do, nhiều phụ nữ và trẻ em Việt đã bị hải tặc hãm hiếp thê thảm. Sau đó có người tự tử, có người bị tâm thần, luôn luôn bị những hình ảnh bạo động dâm dục xáo trộn, chi phối cuộc sống của mình ở quê người. Trên đất Úc hiện tại, biết bao nhiêu nạn nhân bị hiếp dâm đang sống trong khắc khoải và vô vọng…

Trong năm vừa qua, báo Việt Luận với ý định khuyến khích, cổ võ, và ca tụng những nghệ sĩ vì họ mang đến niềm vui cho cá nhân và tập thể qua âm nhạc (5). Đó không những chỉ là trình diễn nghệ thuật mà còn là một đóng góp mua vui cho đời, nhất là cho đồng hương đang ‘cày sâu cuốc bẫm’  trên đất người. Đây không phải là research reports (tài liệu nghiên cứu) vì mục đích chính là ‘chia sẻ’ cảm xúc và sự ngưỡng mộ về sinh hoạt văn nghệ với lời văn nhẹ nhàng, đôi lúc thần tượng hóa nghệ sĩ cũng như sinh hoạt cộng đồng như ‘hoa mùa xuân’, ‘đóa hoa tươi’, ‘Melbourne như tiên cảnh’ v.v… Mỗi người viết, không cần phải là thi sĩ hay văn sĩ,  được dùng mỹ từ cho đối tượng của mình, kiểu “trong đôi mắt anh, em là tất cả”, trong văn học, không có ai cực đoan ra luật lệ bắt buộc phải dùng genre (thể loại) này, tránh genre kia, viết thế này, tránh thế kia, intertexuality đang được dùng thoải mái. Postmodernism (chủ nghĩa hậu hiện đại) có nói nhiều về đề tài này.

Trong xã hội hiện tại, phụ nữ nào mà không thích làm đẹp cho mình. Nào là xách ví LV (Louise Vuitton), nước hoa Chanel, đi thẩm mỹ làm đẹp làn da, nâng mũi, cắt mắt, có người biến thái hoàn toàn từ cô gái lọ lem đến ‘thiên nga’, nhưng có sao đâu, miễn là họ vui và hạnh phúc là được rồi. Tương tự, nếu người viết dùng lời hoa mỹ thì có sao đâu, có người dùng nhiều, có người dùng ít, mục đích chính là mang đến hòa thuận trong đời sống và tâm hồn, nhất là khi xã hội đang trong cơn khủng hoảng vì nạn dịch Covid-19.

Gần đây trong ‘ngành chửi mướn’, hiện ra trên mạng xã hội, một điều chú ý là metaphor (ẩn dụ) ‘hiếp dâm ngôn ngữ’ được dùng một cách vô ý thức. Như đã nói trên về kết quả tai hại của loạn ngôn, chính phủ và các cơ quan phải đưa ra chính sách ngăn ngừa. ‘Hiếp dâm’ là bạo hành, là chà đạp danh dự, nhân cách, nhất là khi nạn nhân là phụ nữ hay trẻ em bị cô thế. Hiếp dâm không phải là chuyện đùa hay trò chơi tàn bạo của dâm tặc như đã xẩy ra trên một xe buýt ở New Delhi, Ấn Độ đã làm chấn động thế giới. 

Dùng metaphor ‘hiếp dâm’ trong chửi bới trên mạng xã hội là một hành động không chấp nhận được, dù có ngụy biện cách nào, vì dùng metaphor ‘hiếp dâm’ có khả năng ‘BÌNH THƯỜNG HÓA’ (normalise, theo lý thuyết Critical Discocurse Analysis) từ ngữ và thói tục mà xã hội đang kết án. Giáo sư Lakoff, một chuyên gia về tâm lý metaphor, tuyên bố “The metaphor is not just a matter of language, but of thought and reason.” (Tạm dịch: Phép ẩn dụ không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, còn phản ánh tư duy và lý trí.” Thật vậy, GS Lakoff chọn đề rất hay và thích hợp, ‘Metaphors We Live By’,  cho cuốn sách nổi tiếng với ảnh hưởng lớn của ông. Theo ông, “a metaphor can create new meaning” (Tạm dịch: phép ẩn dụ tạo nên nghĩa mới), đây là điều đáng vui và đáng sợ, nhất là trong ngôn ngữ chụp mũ và chửi bới. (6)

Có đồng nghiệp Úc của tôi nhận định: “The human mind is said to be a gold mine and a rubbish heap” (Tạm dịch: Đầu óc con người là một mỏ vàng và cũng là một bãi rác). Bài viết này hy vọng các cơ quan chức năng đang nỗ lực diệt trừ tệ nạn xã hội chống hiếp dâm, bạo động với phụ nữ, như National Centre for the Prevention of Child Sexual Abuse, The Ministerial Council on Women’s Equality, advisers on women’s affairs, v.v… biết thêm về tình trạng lạm dụng quyền tự do để bôi nhọ phụ nữ trong quốc gia Úc, nơi mà người Việt mình đang chọn làm quê hương với đất lành cho chim đậu. Như đã trình bày trong bài này, ‘abusing metaphors, nói chung và  ‘hiếp dâm metaphor’ nói riêng, có khả năng tái tạo bất bình đẳng và bạo lực tình dục (Metaphor has the ability to reproduce inequalities and sexual violence).    

———

Tài Liu Nguồn

  1. Lo Bianco, J. National Policy on Languages. 1987. Canberra: Australian Government Publishing Service, pp 1-10, 14-15, 18, 189-203.  
  2. Le T, Le Q, ‘Learning How to Conform: Freedom or Fear?’, The State of Education: Quantity, Quality and Outcomes, 9-11 September 2003, Oxford UK.

3. Tuohy W. (2021, June 22). Recorded rapes double in 10 years but no more perpetrators are being sentenced [Internet]. The Age: Crime; 2021, June 22 [cited 2021 June 23]. Available from: https://www.theage.com.au/national/victoria/recorded-rapes-double-in-10-years-but-no-more-perpetrators-are-being-sentenced-20210621-p582x5.html

4. ABS (Australia Bureau of Statistics). Personal Safety, Australia [Internet]. 2016 [cited 2021 June 23]. Available from: https://www.abs.gov.au/statistics/people/crime-and-justice/personal-safety-australia/latest-release  

5. Hoang ML, Lê T, Lê Q. Melbourne với Vườn Hoa Văn Nghệ. 2020. Sydney: Việt Luận Publisher

6. Lakoff G, Johnson M. Metaphors We Live By. 2003. Chicago: The University of Chicago Press.

Related posts