Ngọc Mai
Epoch Times – Thái Lan trở thành quốc gia mới nhất tỏ ra e ngại trước hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc trong việc chống lại biến thể dễ lây lan Delta. Hôm thứ Hai, Bộ Y tế Thái Lan cho biết, các nhân viên y tế đã được tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc sẽ được tiêm nhắc lại mũi thứ hai hoặc ba bằng một loại vắc-xin do phương Tây sản xuất như Pfizer, BioNTech hoặc AstraZeneca.
Tuần trước, Indonesia cũng tuyên bố sẽ tiêm nhắc lại vắc-xin Moderna cho các nhân viên y tế. Khoảng 90% nhân viên y tế ở quốc gia này đã được tiêm hai liều vắc-xin Sinovac nhưng hàng trăm người vẫn bị nhiễm COVID-19, dẫn đến việc phải cắt giảm nhân viên bệnh viện trong thời điểm các ca bệnh tăng đột biến.
Vào tháng 6, Bahrain, quốc đảo thuộc Vịnh Ba Tư, cho biết họ đã bắt đầu tiêm các mũi vắc-xin Pfizer tăng cường cho các cư dân dễ tổn thương, những người đã được tiêm hai liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất.
Sinovac và Sinopharm đang nghiên cứu tác dụng bảo vệ của vắc-xin trước biến thể Delta nhưng chưa công bố bất kỳ dữ liệu nào.
Hiện tại, biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ đã lây lan đến ít nhất 98 quốc gia. Biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều so với các biến thể trước đó của virus.
Báo cáo đưa tin, 2 nghiên cứu gần đây ở Anh đã kết luận rằng vắc-xin do Pfizer và AstraZeneca sản xuất có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nặng do biến thể Đeo-tờ gây ra. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ tổng thể chống lây nhiễm của hai loại vắc-xin này có thể bị giảm. Một nghiên cứu riêng biệt về vắc-xin Pfizer được thực hiện ở Israel cho kết quả tương tự.
Việc Thái Lan muốn tiêm nhắc lại vắc-xin phương Tây cho những nhân viên y tế đã được tiêm vắc-xin Trung Quốc nhấn mạnh rằng, ngày càng có nhiều nghi ngờ về hiệu quả của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Quyết định của Thái Lan được đưa ra sau cái chết của một y tá vào tuần trước. Sau đó, cơ quan y tế Thái Lan tiết lộ rằng, hàng trăm nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh từ tháng 4 đến tháng 7 khiến dư luận bất bình.
Các quan chức Thái Lan nhấn mạnh, số lượng 618 người mắc COVID-19 trong tổng số 677.000 nhân viên y tế đã được tiêm vắc-xin Trung Quốc chỉ chiếm 0,1%. Trong số này chỉ có hai người bị bệnh nặng, một y tá đã chết, và người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.
Và mặc dù chính phủ Thái Lan vẫn đang điều tra nguyên nhân cái chết của nữ y tá. Nhưng người dân Thái Lan đã kêu gọi các loại vắc-xin có khả năng bảo vệ nhiều hơn. Một số người bày tỏ sự tức giận trên mạng và tham gia các chiến dịch kêu gọi Thái Lan nhập khẩu các loại vắc-xin do Pfizer và Moderna sản xuất.
Theo Our World in Data, khoảng 4,7% trong số 69 triệu người Thái Lan đã được tiêm chủng đầy đủ.
Thái Lan đang trải qua đợt bùng phát thứ ba và là đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất. Cho đến nay, Thái Lan đã ghi nhận hơn 350.000 ca nhiễm và trên 2.800 trường`-