Giờ dạy học đầu tiên – Tamar Lê

Trong tình cảm con người, cái gì ‘đầu tiên’ cũng có một ý nghĩa đặc biệt, gây nên những luyến lưu tràn đầy, như cảm xúc đầu tiên  trong bài ‘Tôi Đi Học’, rồi mối tình lần đầu khi học ‘từ ngữ nào anh đã dạy em yêu’, hay những giọt nước mắt đầu tiên khi xa lìa quê nhà… 

Đối với tôi, mỗi lần nghĩ đến giờ dạy học (lecture) đầu tiên ở Úc, tôi không ngăn được một cảm xúc xao xuyến, ngọt ngào dễ thương. Lúc đó tôi khoảng 24 tuổi vào năm 1974, còn non nớt trong nhiều lãnh vực tình cảm và trường đời. Thật ra, Đại Học Tasmania cho tôi cái job lectureship là một cuộc mạo hiểm lớn của trường vì tôi là người Á Châu duy nhất dạy trong Phân Khoa Giáo Dục và tất cả sinh viên là ‘Úc chay’, chưa bao giờ học với một giáo sư Việt Nam trong đời mình.

Nếu tôi dạy môn toán hay khoa học, thì cũng không đến nỗi nào vì ngành này ngôn ngữ chuyên khoa rất rõ ràng, buồn là lúc đó tôi chỉ biết cộng trừ nhân chia, hehehe, nhưng dạy về nhân văn như triết lý giáo dục, tâm ngữ học, và phát triển tâm lý của người trẻ thì tôi giống như con thuyền không bến trên sông nước bao la.

Lecture đầu tiên của tôi bắt đầu lúc 2 giờ chiều, đề tài là ‘The meaning of meaning in child language development’ trong giảng đường cho khoảng 250 sinh viên. Họ ngồi sẵn đợi tôi, rất tò mò muốn biết ‘Thao Lê là ai, sao lại trôi dạt ̣đến chốn này???” Lúc tôi mới đến nhận chức, một vài người trong campus tò mò hỏi thẳng: “Do you work here as a cook?” tôi chỉ biết nhã nhặn lắc đầu mỉm cười.

Tôi biết rằng ‘Lecture đầu tiên’ là make or break, nên tôi soạn bài rất kỹ: không xuôi buồm lắm để sinh viên không tưởng mình là con vẹt, không sơ sài vì sẽ bị khinh thường, không lạt lẽo vì sợ ‘chúng nó’ ngáp ngáp, không run sợ vì sẽ bị ăn hiếp suốt mùa.

Trong giảng đường, ngồi bàn đầu có hai giáo sư bạn: Michael và Pam. Họ rất thương tôi và cầu nguyện cho tôi ‘được mùa’.

Michael và Pam vui mừng đến tặng tôi ‘warmest hugs’ trong lúc sinh viên còn vỗ tay nồng nhiệt. Tôi bước ra khỏi giảng đường thở phào như trút được gánh nặng, mắt cay cay vì thấy ‘thương mình’ đang cô đơn vượt sóng nơi chốn xa xôi này khi tuổi mới nửa chừng xuân..

– – – – –

Note: Những năm sau, tôi may mắn được tuyển chọn là giáo sư xuất sắc của trường, Vice-Chancellor Teaching Excellence Award và  Vice-Chancellor Research Excellence Award. Thật sự ra, cái ‘award’ mà tôi trân quý nhất là tình thương của ‘học trò’ dành cho tôi trong gần nửa thế kỷ dạy học ở University of Tasmania

Related posts