Trung Quốc đón tiếp Taliban, bị nói ‘cá mè một lứa’

Phụng Minh

Nhân vật cấp cao số 2 của Taliban, Mullah Abdul Ghani Baradar và các thành viên khác của phái đoàn đã được ĐCSTQ tiếp đón trọng thể (ảnh: Youtube/CGTN).

Theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 28/7, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã tiếp phái đoàn Taliban ở Thiên Tân và gọi họ là “Một lực lượng chính trị và quân sự nòng cốt của Afghanistan” . Động thái này đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng, theo Epoch Times.

Taliban là một tổ chức Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan. Taliban đã sử dụng chủ nghĩa ly khai có vũ trang để thiết lập một chế độ tôn giáo nhà nước ở Afghanistan vào năm 1996. Trong thời kỳ nắm quyền, các chính sách phân biệt đối xử như cấm phụ nữ đi làm và đi học đã được thực hiện. Năm 2001, Taliban đánh bom tượng Phật Bamiyan nổi tiếng ở Afghanistan.

Sau vụ tấn công khủng bố “ngày 11/9”, Taliban bị Hoa Kỳ và các đồng minh xác định là tổ chức khủng bố vì đã che chở cho tổ chức Al-Qaeda do Bin Laden đứng đầu và ủng hộ tổ chức “thánh chiến” Hồi giáo.

Năm 2001, chế độ Taliban sụp đổ dưới các cuộc tấn công của quân đội Mỹ. Nhưng Taliban đã không biến mất vì điều này, và các thành viên của nó tiếp tục thu hút sự chú ý của toàn thế giới bằng cách bắt cóc con tin hoặc phát động các cuộc tấn công khủng bố. Ví dụ, vào tháng 7/2007, Taliban đã bắt cóc 23 con tin Hàn Quốc và giết hại dã man hai người trong số họ, vụ việc này đã khiến thế giới chấn động.

Ngày 8/7/2021, chính quyền Biden của Hoa Kỳ tuyên bố sẽ kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan vào ngày 31/8. Taliban đã trở lại và một lần nữa vũ trang chiếm đóng lãnh thổ ở Afghanistan.

Phái đoàn Taliban đột nhiên trở thành khách mời của chính quyền Trung Quốc, gây lo ngại rộng rãi. Theo thông cáo báo chí của Trung Quốc ngày 28, nhân vật cấp cao số 2 của Taliban, Mullah Abdul Ghani Baradar và các thành viên khác của phái đoàn đã được ĐCSTQ tiếp đón trọng thể. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã chụp ảnh chung, các bức ảnh đã lan truyền trên Internet, làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi.

Ông Vương nói: Sự rút lui vội vàng của Mỹ và NATO “cho thấy sự thất bại trong các chính sách của Mỹ và mang đến cho người dân Afghanistan một cơ hội quan trọng để ổn định và phát triển đất nước của họ”.

Mặc dù không có chương trình nghị sự nào được công bố cho cuộc gặp, nhưng Trung Quốc có lợi ích trong việc thúc đẩy Taliban tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình hoặc ít nhất là giảm mức độ bạo lực khi họ cướp đoạt lãnh thổ từ các lực lượng chính phủ Afghanistan.

Trung Quốc và Afghanistan có chung một đường biên giới hẹp ở thung lũng Wakhan xa xôi, và Trung Quốc từ lâu đã lo ngại về khả năng tràn lan của lực lượng dân quân Hồi giáo vào khu vực Tân Cương vốn đầy biến động của họ.

Ông Vương nói: “Taliban là lực lượng chính trị và quân sự nòng cốt ở Afghanistan, và được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình, hòa giải và tái thiết.

Trung Quốc hy vọng rằng Taliban sẽ đặt lợi ích của quốc gia và người dân lên hàng đầu, tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình, đặt ra các mục tiêu hòa bình, thiết lập một “hình ảnh tích cực” và hoạt động vì sự thống nhất giữa tất cả các phe phái và sắc tộc”.

Nhà bình luận các vấn đề thời sự người Mỹ gốc Hoa, Cao Trường Thanh đã tweet rằng ĐCSTQ là nhóm khủng bố lớn nhất. Bọn họ là “cá mè một lứa”.

Người dùng mạng khác nói rằng ĐCSTQ hiện nay không hề che đậy, và thẳng thắn thừa nhận rằng mình là đại ca của khủng bố.

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự của Hồng Kông, Chung Kiếm Hoa đã thẳng thừng nói rằng ĐCSTQ và Taliban đang đùa với lửa. 

Ông nói: “Làm bạn với Taliban là làm bạn với kẻ thù của toàn bộ thế giới phương Tây. Taliban thể hiện rõ rằng chúng đang lợi dụng ĐCSTQ. Nó hiện đang ở khu vườn sau nhà Trung Quốc ở Tân Cương. Nó nói rằng nó sẽ không hỗ trợ Phong trào phục hưng Duy Ngô Nhĩ, nhưng làm sao cac vị biết nó sẽ không làm thế. Đặc điểm lớn nhất của các giáo phái tôn giáo đặc biệt ở các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông là sự thất thường và dĩ nhiên là rất căm ghét Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ sẽ thẳng tay trừng trị hành vi của họ. Cũng đừng quên rằng Taliban là kẻ thù của nhiều quốc gia ở Trung Đông trong đó có quốc gia giàu có nhất ở Trung Đông, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê-út và thậm chí cả Ai Cập. Các nước Trung Đông tương đối giàu có đều là kẻ thù truyền kiếp với Taliban”.

Ông Chung Kiếm Hoa tin rằng không loại trừ khả năng rằng ĐCSTQ sẽ bị cắn ngược lại bởi Taliban trong tương lai. Ông nói: “Làm bạn với Taliban, nghĩa là các vị sẽ khiến các chế độ hiện có ở Trung Đông và các nước Ả Rập phải dè chừng các vị hơn. Đừng nói Ả Rập Xê út và và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ dè bỉu các vị. Các vị xem những người quan tâm nhiều nhất tới Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là các nước Trung Đông và Đông Á. Gần đây, có số các nước tham dự Diễn đàn Thượng Hải đã giải thích vấn đề. Mọi người đều lạnh lùng trong mối quan hệm cùng Trung Quốc”.

Ông Chung Kiếm Hoa nhấn mạnh rằng khi chiến lược mới do Hoa Kỳ dẫn đầu đối với Trung Quốc đã dần trở thành một sự đồng thuận quốc tế, thì cái gọi là chủ nghĩa đa phương của Trung Quốc, mà mọi người đều biết là một chủ nghĩa đa phương sai lầm, rất khó để vượt qua trong tình hình quốc tế hiện nay. Trước đây, Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xâm nhập vào các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới và Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc. Tuy nhiên, khi Hoa Kỳ quay trở lại với các tổ chức này, tình hình chung đã bắt đầu điều chỉnh từ chỗ có lợi hơn cho Bắc Kinh hay dung túng cho những điều chỉnh thái độ của Bắc Kinh. 

Ông Chung cũng tin rằng mặc dù một số công ty lớn của Mỹ vẫn coi trọng thị trường Trung Quốc, nhưng rất nhiều quỹ đã rút khỏi Trung Quốc, đặc biệt là Hồng Kông. Ngoài ra, ông Chung chỉ ra rằng các vấn đề kinh tế nội bộ của Trung Quốc là rất nghiêm trọng, ngoài nợ quốc gia và nợ địa phương, tình hình việc làm sẽ là một quả bom lớn. Ông nói: “Theo số liệu trong quá khứ, tỷ lệ nợ trung bình của các hộ gia đình Trung Quốc ngày càng cao và đã đến mức tương đối nguy hiểm. Sở dĩ có thể chịu được tỷ lệ nợ cao như vậy trong quá khứ là do đã có mức tăng trưởng cao, nhưng một khi tốc độ chậm lại thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn hơn”.

Related posts