Nới lỏng giới hạn trước khi mọi người được chính ngừa sẽ là một thảm họa cho NSW, Giáo sư Đại học NSW cảnh báo

Charis Chang

Phạm Hoài Nam phỏng dịch

Giáo sư Mary-Louise McLaws (Reuteurs)

Bộ trưởng Y tế NSW Brad Hazzard nói rằng NSW đang áp dụng luật phong tỏa “nghiêm khắc nhất ở Úc” nhưng vấn đề là người dân không chấp hành luật một cách nghiêm chỉnh.

Nếu chính quyền NSW không thay đổi chiến thuật sẽ không ngăn chận được vi khuẩn Covid và có nguy cơ tạo ra một sự lây lan rộng lớn trong cộng đồng.

Giáo sự Đại học NSW (University of NSW) bà Mary-Louise McLaws, đang là cố vấn cho WHO, nghĩ rằng NSW vẫn chưa làm đủ để kiểm soát sự bùng phát tại thành phố lớn Sydney.

Mặc dầu đã bị phong tỏa hơn 6 tuần, nhưng các ca nhiễm trong thành phố vẫn tiếp tục gia tăng và số tử vong đã lên đến 27.

Vào hôm thứ Bảy vừa qua, lần đầu tiên số ca nhiễm đã vọt lên 319, nâng tổng số lên 4926 kể từ khi ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận vào ngày 16 tháng 6.

“Trung bình mỗi ngày có một tử vong,” Giáo sư McLaws nói.

“Rõ ràng đây là lúc mà chính quyền phải áp dụng một phương phát mới bởi vì cách đang làm đã không lại kết quả.

Giáo sự McLaws nghĩ rằng chính quyền NSW nên áp dụng những phương pháp xét nghiệm mới cho biết kết quả nhanh hơn chẳng hạn như phương pháp “antigen testing”.

NSW đã bắt đầu áp dụng phương pháp này tại số nơi làm việc và trường học nhưng Thủ tướng Scott Morrison đề nghị nên áp dụng nó một cách rộng rãi hơn trong tương lai.

“Khi bạn đang ở giai đoạn ngăn chận vi khuẩn… điều quan trọng nhất là cần biết ai bị dương tính,” ông Morrison nói với các ký giả vào hôm thứ Sáu vừa qua.

“Phương pháp xét nghiệm Antigen testing không chính xác bằng phương pháp đang sử dụng – Polymerase chain reaction (PCR) – nhưng phương pháp mới này cho biết kết quả chỉ sau vài phút. Một giới hạn khác là tại Úc phương pháp Antigen testing phải được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế (a registered health practitioner).

Nhưng Giáo sư McLaws nghĩ rằng các nhân viên sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (occupational health and safety officers) nên được cho phép làm các xét nghiệm này tại nơi làm việc hoặc trường học, và báo cho bộ y tế biết trong trường hợp có người bị dương tính.

“Nếu như chúng ta xét nghiệm mỗi ngày, chúng ta có thể biết ai bị dương tính trong thời gian sớm nhất để họ không mang về nhà, không đi đến những nơi khác… như vậy chúng ta có nhiều cơ hội để ngăn chận họ lây lan cho người khác.”

Những nhân viên nghề nghiệp (Tradesmen) có thể tự xét nghiệm cho họ.

“Chúng ta phải tin tưởng họ,” Giáo sư McLaws nói.

“Chúng ta phải giúp họ hiểu rằng: sinh mạng của họ và sinh mạng người khác nằm trong tay của họ.

“Nếu họ không báo cáo trong trường hợp bị dương tính thì không những sinh mang của họ, của gia đình bị đe dọa mà thương vụ của họ còn có thể bị sập tiệm nữa.”

Hiện tại các tradesmen đang phải đi xét nghiệm mỗi ba ngày, tại sao chúng ta không khuyến khích họ tự xét nghiệm hai ngày còn lại.

Xét nghiệm bằng phương pháp antigen test được sử dụng tại một viện dưỡng lão ở Đức. Picture: Ina Fassbender/AFPSource:AFP

Prof McLaws cho biết là một số nơi trên thế giới chẳng hạn như tại Vương Quốc Anh đã phân phối những dụng cụ y tế để họ mang về nhà tự xét nghiệm lấy. Điều này giúp cho họ phát hiện rất sớm nếu bị dương tính đặc biệt đối các nghề nghiệp phải tiếp xúc nhiều trong ngày.

“Chính phủ nói là phương pháp “antigen testing” sẽ được dùng trong tương lai, nhưng trước tình hình khẩn cấp như hiện nay, phải chờ thêm đến bao giờ?” bà nói.

“Chúng ta đã có gần 5000 ca nhiễm chỉ trong 52 ngày, gần 100 ca mỗi ngày.

“Không nên chờ đợi thêm nữa, phải sử dụng ngay từ bây giờ.”

Sự phong tỏa tại Sydney vẫn chưa cứng rắn đủ như chính quyền nói

Giáo sư McLaws ủng hộ biện pháp “ring of steel” (vòng đai thép – giống như nhà tù) chung quanh Greater Sydney để ngăn chân người ta có thể rời khỏi đây để đi đến những vùng khác – và bà ngạc nhiên là cho đến nay vẫn chưa được chính quyền áp dụng.

Bà nói thêm là sự giới nghiêm đã được sử dụng thành công tại Victoria.

“Điều này sẽ ngăn chận người dân lợi dụng việc đi tập thể dục để đi thăm viếng người khác,” bà nói.

“Nó hạn chế người ta tiếp xúc với nhau và đồng thời cũng gởi một thông điệp cho mọi người biết là tình hình rất nghiêm trọng.

“Đó là lý do tại sao những nơi áp dụng luật nghiêm khắc trong lúc phong tỏa đã thành công – điều mà chúng ta vẫn chưa thấy tại Sydney.”

Giáo sư cũng nghĩ rằng sự giới hạn đi lại trong phạm vi 5 cây số không chỉ áp dụng trong 8 khu vực LGA và nên áp dụng cho tất cả các vùng trong thành phố Greater Sydney.

“Chúng ta vẫn có thể sẽ bị một sự bùng phát của vi khuẩn biến dang”

Theo Giáo sự McLaws mặc dầu có áp dụng thêm những giới hạn nữa, thì vi khuẩn biến dạng vẫn có thể tiếp tụ lây lan.

“Rất khó để chúng ta chạy theo kịp sự lây lan của vi khuẩn biến dạng, cho nên bên cạnh sự giới hạn nghiêm khắc chúng ta còn phải đẩy mạnh việc chích ngừa.

Bà cho rằng chính quyền NSW dự tính sẽ nới lỏng sự giới hạn một khi tỉ lệ chính ngừa của người trưởng thành (adult) lên đến 50% là một điều “vô đạo đức” (unethical) và nó có thể tạo cơ hội cho dịch bệnh bùng phát.

“Theo sự tính toán của tôi, 50% chưa đủ để tránh được sự lây lan – bạn sẽ thấy sự lây lan sẽ tiếp tục trên khắp nước Úc,” bà nói.

“Cho đến nay điều đó có thành công chưa? Chưa thành công với Delta và đó chỉ là một loại vi khuẩn biến dang,” bà nói.

“Nếu chúng ta không kiểm soát được thì tình hình có thể còn tệ hơn nữa với vi khuẩn biến dang mới (super mutant) còn nguy hiểm hơn cả Delta.”

Giáo sư McLaws cho biết tình hình của Úc đang rất nguy hiểm đối với loại vi khuẩn mới bởi vì vẫn còn quá nhiều người Úc chưa được chích ngừa hay chỉ mới tiêm liều đầu.

“Chúng ta vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn tìm những người nào chưa được chủng ngừa hoặc người nào có đề khán yếu để tấn công – điều này sẽ tạo áp lực lên vi khuẩn.

“Vi khuẩn sẽ thay đổi một cách tự nhiên nhưng ngay khi bạn tạo áp lực lên nó thì nó sẽ thay đổi rất nhanh”.

“Vi khuẩn không phân biệt tuổi”

Giáo sư McLaws cho biết chính phủ NSW đang nhắm đến mục tiêu 50% chích ngừa đối với những người trên 16 tuổi – tương đương với 40% dân số của toàn tiểu bang.

“Chưa đến một người trong hai người sẽ được bảo vệ, điều đó sẽ không kiểm soát một sự lây lan rộng lớn, và một sự bùng phát lần thứ tư có thể xảy ra,” bà nói.

Theo Giáo sự McLaws, sự hạn chế không nên được nới lỏng cho đến khi nào mọi người đã được tiêm hai liều vaccine.

“Những ai chưa được tiêm chủng hoàn toàn vẫn phải tiếp tục bị phong tỏa, nếu không chúng ta sẽ có một tử vong mỗi hai ngày,” bà nói.

Giáo sư McLaws nói người trẻ cũng cần phải được chính ngừa trước khi sự giới hạn được nới lỏng.

Bà cho biết gần đây tại UK đã chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm trong giới người trẻ và trẻ em – là những người đã chưa được chủng ngừa trước đây. Bà nói chính phủ NSW nên học kinh nghiệm này trước khi nới lỏng sự giới hạn.

charis.chang@news.com.au | @charischang2

Related posts